Sóc Trăng là tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng Sông cửu Long có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước. Trong nhiều năm qua, các chương trình, chính sách dân tộc được triển khai hiệu quả, đang góp phần làm cho diện mạo vùng DTTS của tỉnh Sóc Trăng đang đổi thay từng ngày. Đặc biệt, cơ sở hạ tầng phum sóc được đầu tư khang trang sạch đẹp; nhu cầu thụ hưởng về văn hóa, giáo dục, y tế,... của đồng bào được đáp ứng đầy đủ. Theo đó mà mỗi năm, đồng bào Khmer ở Sóc Trăng được đón những mùa Lễ Sen Dolta ấm áp, đủ đầy.
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2024, ngày 5/4 Hội Khuyến học tỉnh Bạc Liêu phối hợp với Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh tổ chức chương trình “Kết nối yêu thương”, trao 170 suất học bổng cho học sinh và 140 suất quà cho hội viên Hội Khuyến học có hoàn cảnh khó khăn là đồng bào dân tộc thiểu số.
Tịnh Biên là huyện miền núi, biên giới có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhiều nhất tỉnh An Giang. Qua việc thực hiện các chính sách đặc thù dành cho vùng đồng bào DTTS, đời sống của đồng bào dân tộc Khmer đã khấm khá hơn; diện mạo phum, sóc ngày càng được khởi sắc, nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào được duy trì và phát huy giá trị.
Tin tức -
Như Tâm -
21:05, 25/07/2023 Ngày 25/7, Đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do ông Đỗ Văn Phới - Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm Trưởng đoàn đã đến làm việc với Huyện ủy Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ về khảo sát kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Dân tộc (UBDT) Nông Quốc Tuấn cùng tham gia Đoàn công tác.
Xã hội -
N.Tâm - H.Diễm -
08:09, 14/04/2023 Tối 12/4, tại huyện Thới Lai (TP. Cần Thơ), Chương trình Tết Quân - Dân mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2023 do Bộ Chỉ huy Quân sự TP. Cần Thơ tổ chức được diễn ra trong không khí vui tươi phấn khởi của cán bộ chiến sĩ và đồng bào dân tộc Khmer sinh sống trên địa bàn. Nhiều chương trình, phần việc được thực hiện trong vùng đồng bào dân tộc Khmer với tổng kinh phí tổ chức các hoạt động trên 4 tỷ đồng từ nguồn vận động xã hội hóa.
Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long - phía Tây Nam của Tổ quốc, nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống. Nhiều năm qua tỉnh đã luôn chú trọng phát huy giá trị văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số; các lễ hội truyền thống được gìn giữ lưu truyền.
Với đồng bào Khmer, ngôi chùa luôn hiện hữu trong suốt cuộc đời của họ. Từ khi còn bé đã theo cha mẹ đến chùa, lớn lên nam giới vào chùa tu học và đến giai đoạn trưởng thành, dù bận lo cho cuộc mưu sinh, họ vẫn thường đến chùa tạ lễ đức Phật, cầu an cho gia đình. Về già, họ càng gắn bó với ngôi chùa hơn; cho đến khi qua đời, thì được hoả táng và đưa vào tháp chứa tro cốt được các sư xây dựng tại chùa.
Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh Tây Nam bộ, ngày 4/4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội và Ủy ban Dân tộc do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch HĐDT của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm làm Trưởng đoàn, đã đến thăm và chúc tết Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu và chùa Đìa Muồng thuộc huyện Phước Long (Bạc Liêu). Tại tỉnh Bạc Liêu, Đoàn công tác đã tặng 3 phần quà tập thể và 50 phần quà đến hộ gia đình chính sách và Người có uy tín.
Ngày 2/4, ông Sok Dareth Tổng Lãnh sự Vương quốc Campuchia tại TP. Hồ Chí Minh cùng phu nhân và Đoàn cán bộ, nhân viên Lãnh sự quán đã có chuyến thăm Thượng tọa Lý Hùng - Phó Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước TP. Cần Thơ, Trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây và toàn thể các sư sãi đang tu học tại chùa.
Lễ Sen Dolta (lễ cúng ông bà) là một trong những lễ quan trọng trong năm của đồng bào dân tộc Khmer, được truyền giữ qua nhiều thế hệ. Hằng năm, Lễ được tổ chức để tưởng nhớ ông bà tổ tiên và bày tỏ lòng biết ơn với những người đã có công với đất nước, phum, sóc. Lễ Sen Dolta năm 2021 diễn ra từ ngày 5 - 7/10 (nhằm ngày 29/8 - 2/9 âm lịch). Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều hoạt động bị hạn chế, nhưng đồng bào Khmer vẫn đón mùa Sen Dolta hiếu hạnh, vẹn tròn nghĩa tình.
Xã hội -
Hồng Diễm - PVCĐ -
12:39, 20/08/2021 Là xã thuộc vùng sâu của huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng), xã Lâm Tân có trên 34% là người dân tộc Khmer, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, do đó việc duy trì và khai thác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) luôn là một thách thức đối với địa phương
Lễ dâng y Kathina (Lễ dâng y cà sa) là nghi lễ quan trọng gắn liền với tính ngưỡng Phật giáo Nam tông, mang thông điệp văn hóa độc đáo của sự “cho” và “nhận” trong đời sống đồng bào dân tộc Khmer. Hằng năm, Lễ được diễn ra sau 3 tháng nhập hạ của các vị chư tăng, từ khoảng 15/9 - 15/10 âm lịch.
Ngày 9/8, đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 9 do Thiếu tướng Trương Minh Khải, Phó Tư lệnh, Tham Mưu trưởng Quân khu 9 làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà, hỗ trợ gia đình chính sách, hộ nghèo đồng bào dân tộc Khmer có hoàn cảnh khó khăn tại hai xã Vĩnh Hải và Vĩnh Hiệp thuộc Thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Giáo dục -
Hạnh Nguyên -
16:40, 01/05/2021 Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, với số dân trên 1,3 triệu người. Với đặc thù đời sống sinh hoạt của đồng bào Khmer gắn bó với bản sắc văn hoá, nghi lễ Phật giáo Nam tông và chùa, do đó việc bảo tồn, giữ gìn và sử dụng tiếng Khmer có ý nghĩa đặc biệt quan trọng…
Những ngày này, trên khắp các phum sóc, đồng bào Khmer đang đón mừng Tết Chôl Chnăm Thmây với không khí vui tươi, háo hức. Tại TP. Cần Thơ, không khí lại càng phấn khởi hơn khi lần đầu tiên TP. Cần Thơ tổ chức Tết quân- dân mừng Chôl Chnăm Thmây với nhiều việc làm ý nghĩa. Hoạt động này, không chỉ mang ý nghĩa sâu sắc, thể hiện sự quan tâm, chăm lo của Đảng bộ, chính quyền và lực lượng vũ trang đối với đồng bào dân tộc Khmer mà còn củng cố, thắt chặt tình cảm gắn kết quân dân.
Đồng bào dân tộc Khmer thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) có hơn 88 nghìn người, chiếm gần 53% dân số; toàn thị xã có 21 chùa Khmer. Trước tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đồng bào Khmer đã thực hiện tốt việc cách ly xã hội, góp phần vào công tác phòng, chống dịch tại địa phương.
Kinh tế -
Phương Nghi -
11:19, 07/09/2020 U Minh là huyện có 4/6 xã, 38 ấp thuộc bãi ngang, ven biển và các ấp đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Những năm qua, U Minh đã triển khai thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với đồng bào DTTS. Qua đó, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện và đổi thay thấy rõ.
Ngày 6/9, Đồn Biên phòng Vĩnh Châu, Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng tổ chức tặng quà cho các hộ gia đình dân tộc Khmer có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng dịch Covid-19 trên địa bàn khu vực biên giới biển.
Cứ vào dịp hè về là con em đồng bào dân tộc Khmer ở thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) lại nô nức đến các chùa Khmer học tiếng mẹ đẻ, do chính các vị sư tại chùa trên địa bàn giảng dạy. Mùa hè 2021, dịch bệnh Covid - 19 bùng phát và diễn biến phức tạp, các nhà sư đã tìm ra nhiều cách giúp phật tử và trẻ em học tiếng mẹ đẻ, hạn chế đến chùa tập trung đông người.
Xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) là xã vùng sâu, có đông đồng bào Khmer sinh sống (92,78%). Sau 10 năm triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM) và lồng ghép các chính sách trong việc chăm lo đời sống đồng bào dân tộc Khmer nên đời sống người dân ngày càng được nâng cao về mọi mặt. Nhiều tuyến đường nông thôn được mở rộng, hệ thống chợ, trạm y tế, trường học, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng được đầu tư xây dựng khang trang.