Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ý nghĩa thiết thực trong công tác bảo tồn ngôn ngữ Khmer

Hạnh Nguyên - 16:40, 01/05/2021

Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, với số dân trên 1,3 triệu người. Với đặc thù đời sống sinh hoạt của đồng bào Khmer gắn bó với bản sắc văn hoá, nghi lễ Phật giáo Nam tông và chùa, do đó việc bảo tồn, giữ gìn và sử dụng tiếng Khmer có ý nghĩa đặc biệt quan trọng…


Dự án dạy nghề và tiếng Khmer của Ban Dân tộc TP. Cần Thơ đã hỗ trợ hàng trăm hộ gia đình tham gia dự án có việc làm thường xuyên.
Dự án dạy nghề và tiếng Khmer của Ban Dân tộc TP. Cần Thơ đã hỗ trợ hàng trăm hộ gia đình tham gia dự án có việc làm thường xuyên.

Triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước các tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống đã xây dựng các chương trình, dự án để đồng bào Khmer có điều kiện bảo tồn, sử dụng tiếng mẹ đẻ. Minh chứng như, các dự án đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo; xây dựng các bộ từ điển, chữ viết; các bộ giáo trình đưa vào dạy học trong nhà trường; tổ chức nhiều lớp học tiếng Khmer cho cán bộ, công chức, viên chức...

Hòa thượng Tăng Nô, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Phó trưởng Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng, Phó Hiệu trưởng Trường Bổ túc văn hóa trung cấp Pali Nam Bộ chia sẻ, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước là cơ sở quan trọng, để các cấp chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn, sử dụng tiếng Khmer.

Hoà Thượng nêu ví dụ, tại hai tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer, như Trà Vinh và Sóc Trăng, đã có Trường Bổ túc Văn hóa Pali. Đặc biệt, từ năm 2016, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của sư sãi và đồng bào Khmer, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer được thành lập tại quận Ô Môn, TP. Cần Thơ. “Rất phấn khởi là, hiện nay đồng bào, các phật tử, các cháu học sinh rất quan tâm tham gia học tập tiếng nói, chữ viết của mình”, Hòa thượng Tăng Nô nói.

Tại tỉnh Kiên Giang, từ năm 2014 đến nay, các chùa trong tỉnh đã mở 34 lớp sơ cấp Pali cho 638 học viên, 29 lớp kinh luật giới cho 353 học viên, 1.220 lớp ngữ văn Khmer hè (từ lớp 1 đến lớp 7), thu hút 30.481 lượt học viên tham gia học tập. Địa phương cũng đã tổ chức được 5 kỳ thi tốt nghiệp Pali, kinh luật giới và chữ Khmer,với 892 thí sinh tham gia dự thi.

Ở Sóc Trăng, Đề án đào tạo tiếng Khmer được Tỉnh ủy phê duyệt đã và đang thực hiện hiệu quả. Mục tiêu Dự án đến năm 2025 đào tạo cho hơn 2.300 cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn, ở 3 mức độ khác nhau, gồm: Lớp căn bản dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; lớp nâng cao áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức công tác ở các xã có đông đồng bào Khmer và các ngành, lĩnh vực trực tiếp tiếp xúc với đồng bào Khmer; lớp nâng cao về kỹ năng biên dịch, phiên dịch để phục vụ công tác chuyên môn ở một số ngành, lĩnh vực đặc thù.

Một lớp dạy tiếng Khmer cho các vị sư tại chùa Pothi Somrôn.
Một lớp dạy tiếng Khmer cho các vị sư tại chùa Pothi Somrôn.


Ông Thạch Đy, Bí thư Chi bộ ấp Phônôcambôth, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) chia sẻ: Mỗi lần có cán bộ về phum sóc biết nói tiếng dân tộc, bà con vui lắm. Đi đến đâu cũng nghe tiếng chào, hỏi bằng tiếng Khmer. Cán bộ vận động bà con làm kinh tế, vươn lên thoát nghèo, hay tuyên truyền hướng dẫn phòng, chống Covid, bà con hiểu ngay và thực hiện rất nghiêm túc.

Tại An Giang, ông Chau Anne, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh An Giang cho biết, Ban Dân tộc cũng đã phối hợp với Trường Đại học Trà Vinh mở lớp đào tạo tiếng Khmer cho cán bộ tỉnh An Giang. Theo đó, năm 2020, tỉnh An Giang cử 40 học viên là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác về lĩnh vực văn hóa, công tác dân tộc tham gia lớp học này.

Đại úy Nguyễn Minh Tân, trợ lý trinh sát quân báo, Ban CHQS huyện Tri Tôn, Bộ CHQS tỉnh An Giang bộc bạch: Địa bàn của đơn vị tiếp giáp với biên giới. Từ việc học nói và viết tiếng dân tộc, chúng tôi hiểu hơn con người, văn hóa, phong tục tập quán đồng bào Khmer; giúp chúng tôi tự tin hơn trong giao tiếp, thuận lợi trong tuyên truyền, vận động bà con.

Nhấn mạnh thêm về những thuận lợi khi cán bộ biết nói tiếng dân tộc, Đại úy Hoàng Văn Nhân, Trưởng chốt phòng, chống Covid-19 (số 12) tỉnh Sóc Trăng, cho biết: “Giao tiếp tiếng đồng bào tốt, không chỉ gắn kết thêm tình quân - dân, mà còn thực hiện nhiệm vụ phiên dịch, hướng dẫn, vận động đồng bào thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch; hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, những quy định về an ninh, trật tự khu vực biên giới, giúp đồng bào các dân tộc thực hiện tốt hơn các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước”.

Ông Sơn Phước Hoan, nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT, thành viên Ban Chỉ đạo Đề án đào tạo tiếng Khmer tỉnh Sóc Trăng nhìn nhận, với sự chăm lo toàn diện của Đảng và Nhà nước, trong đó có các đề án bảo tồn văn hoá, tiếng nói, chữ viết đồng bào DTTS đang góp phần khắc phục được những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc từ cơ sở. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay chúng ta đang triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030…, thì việc đầu tư bảo tồn và sử dụng tiếng đồng bào DTTS càng có ý nghĩa quan trọng và thiết thực.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Việt Nam - Thái Lan chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện"

Việt Nam - Thái Lan chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện"

Ngày 16/5, sau Lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã tiến hành hội đàm và họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ 4.
Việt Nam - Thái Lan trao nhiều văn kiện hợp tác quan trọng

Việt Nam - Thái Lan trao nhiều văn kiện hợp tác quan trọng

Thời sự - PV - 4 phút trước
Sáng 16/5, sau khi đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 nội các chung Việt Nam – Thái Lan, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác giữa hai nước.
Bình Định: Dâng hoa kỷ niệm Cảng Quy Nhơn - Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc

Bình Định: Dâng hoa kỷ niệm Cảng Quy Nhơn - Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc

Tin tức - T.Nhân-N.Triều - 4 phút trước
Nhân kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam tại Quy Nhơn (16/5/1955 - 16/5/2025), chiều 16/5, đã diễn ra Lễ dâng hoa tại Di tích quốc gia Cảng Quy Nhơn - Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc.
Việt Nam - Thái Lan nâng cấp quan hệ: Cam kết chiến lược, bước tiến đột phá mới

Việt Nam - Thái Lan nâng cấp quan hệ: Cam kết chiến lược, bước tiến đột phá mới

Thời sự - PV - 13 phút trước
Trưa 16/5, sau khi đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 nội các chung Việt Nam - Thái Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã có cuộc họp báo thông báo chung, cho biết hai nước vừa chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện".
Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại”

Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại”

Thời sự - Minh Anh - 22 phút trước
Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh - Phủ Chủ tịch đã diễn ra Lễ khai mạc triển lãm Quốc gia với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại".
Quê Bác hôm nay!

Quê Bác hôm nay!

Phóng sự - Thanh Hải - 33 phút trước
Để thấy sự thay đổi của một vùng đất, đôi khi phải làm khách lãng du. Qua nhiều miền quê ở xứ Nghệ, rồi dừng chân nơi Kim Liên, Hoàng Trù, mới hay, sự đổi thay ấy thật nhẹ nhàng. Nhẹ nhàng như cái cách mà người dân nơi đây nỗ lực vượt khó mỗi ngày để xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao, như cái tư duy của lớp lớp hậu thế mang khát vọng phát triển du lịch từ nguồn lực văn hóa...
Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhà thờ Trà Cổ - Điểm đến hấp dẫn nơi địa đầu Tổ quốc. Vẻ đẹp bình yên ở Hợp tác xã Sinh Dược. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân

Thời sự - Hoàng Quý - 41 phút trước
Sáng 16/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV tiến hành họp phiên toàn thể tại hội trường để thảo luận về dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Thách thức mới trên tinh thần ham học của người Dao (Bài cuối)

Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Thách thức mới trên tinh thần ham học của người Dao (Bài cuối)

Phóng sự - Vàng Ni - Vân Long - 42 phút trước
Dù đã trải qua bao thế hệ, dòng suối hiếu học của người Dao vẫn không ngừng tuôn chảy, từ mái nhà tranh vang tiếng ê a kinh Nôm, đến giảng đường đại học rộn ràng bước chân người trẻ. Nhưng ở thế kỷ XXI, tinh thần ham học ấy đang đối diện với những thử thách chưa từng có. Trước những giá trị cũ dần mai một, môi trường sống thay đổi, thế hệ trẻ người Dao - đặc biệt là Gen Z - đứng giữa ngã ba thời đại: tiếp nối hay đứt đoạn? hội nhập hay tan loãng? Và để truyền thống ham học tập của dân tộc không sụp đổ, điều gì là then chốt?
Ché Lầu không còn là

Ché Lầu không còn là "miền xa" lặng lẽ

Phóng sự - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Từ ngã ba Bo Hiềng, con đường nhựa bon bon băng qua Sa Ná, rồi vít dần lên con dốc cao chót vót, đưa chúng tôi lên bản Ché Lầu - nơi cư trú của 66 hộ đồng bào Mông nằm trên dãy Pù Mằn cao hơn 1.200m, xã Na Mèo, huyện biên giới Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Chuyến đi hôm nay không còn gập ghềnh, gió bụi như trước. Ché Lầu của năm 2025 không còn là “miền xa” lặng lẽ trong sương mù và đói nghèo như thập kỷ trước.
Tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ Chương trình MTQG 1719

Tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã đi đến gần cuối chặng. Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, qua thực tiễn triển khai, Chương trình MTQG 1719 đã bộc lộ một số tồn tại, khó khăn, cần sớm được tháo gỡ để đạt hiệu quả cao nhất, tạo tiền đề, sức bật để tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình trong những năm tiếp theo.
Canh lưỡi rồng - Món ngon vùng cát Phú Yên

Canh lưỡi rồng - Món ngon vùng cát Phú Yên

Ẩm thực - Hoàng Hà Thế - 1 giờ trước
Cây lưỡi rồng thuộc họ xương rồng còn gọi là cây lưỡi long. Loài cây này chẳng hề xa lạ bởi nó mọc hoặc trồng khá nhiều trên những vùng đất cát ở các tỉnh miền Trung. Thoạt nghe chắc có nhiều người ngạc nhiên vì hiếm có nơi nào lại chọn cây lưỡi rồng làm món ăn. Ấy thế mà nhiều người dân ở các tỉnh Nam Trung bộ nói chung và người dân ở vùng cát của tỉnh Phú Yên nói riêng thì canh lưỡi rồng lại là món khoái khẩu của nhiều gia đình.