Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hậu Giang: Sử dụng song ngữ để tuyên truyền về bầu cử

Hồng Diễm - 11:03, 19/04/2021

Hướng về ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, các ngành, địa phương của tỉnh Hậu Giang đã và đang tập trung tuyên truyền sâu rộng tới người dân về cuộc bầu cử dưới nhiều hình thức. Trong đó, việc tăng cường tuyên truyền bằng tiếng Khmer trong các chùa và tới những xã có đông đồng bào Khmer sinh sống, đã giúp đồng bào hiểu hơn về quyền lợi cũng như trách nhiệm của cử tri.


Các địa phương tại tỉnh Hậu Giang đã và đang tăng cường tuyên truyền bầu cử bằng tiếng Khmer
Đồng bào Khmer đang tham dự một buổi tuyên tryền về bầu cử

Tại TP. Vị Thanh, công tác tuyên truyền cũng được Mặt trận các cấp gấp rút thực hiện. Ông Phan Hoàng Liệt, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Vị Thanh, cho biết: “Để góp phần vào thành công chung của cuộc bầu cử, chúng tôi chỉ đạo Mặt trận các xã, phường tích cực phối hợp với các tổ chức thành viên, tập trung tuyên truyền về ý nghĩa của cuộc bầu cử, cũng như quyền và nghĩa vụ của cử tri. Việc tuyên truyền được lồng ghép vào các buổi sinh hoạt chi, tổ hội, băng rôn, khẩu hiệu trực quan và trên các phương tiện thông tin đại chúng”.

Điển hình như, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường IV còn phối hợp tuyên truyền về bầu cử bằng tiếng Việt và tiếng Khmer, tại chùa Pô Thy Răng Sây, ở khu vực 1, nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống. Tại đây, cán bộ phường đã tuyên truyền những nội dung cơ bản về cuộc bầu cử. Sau đó, Đại đức Danh Vũ Linh, Trụ trì chùa Pô Thy Răng Sây sẽ tiếp tục tuyên truyền lại các nội dung này bằng tiếng Khmer.

Nghe tuyên truyền bằng tiếng Khmer giúp tôi hiểu hơn về cuộc bầu cử. Tôi và người thân sẽ thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của cử tri, tranh thủ đi bỏ phiếu sớm.

Ông Danh XemNgười dân Khu vực 1, phường IV, TP. Vị Thanh

Việc tuyên truyền bằng tiếng Việt và tiếng Khmer nhằm giúp cho đồng bào  Khmer dễ dàng tiếp thu được các nội dung tuyên truyền. Bởi trong thực tế, vẫn còn nhiều người dân tộc Khmer biết ít tiếng Việt. Do đó, việc tuyên truyền bằng cả tiếng Việt và tiếng Khmer sẽ nâng cao hiệu quả tuyên truyền trong vùng đồng bào.

Tương tự, tại huyện Vị Thủy, địa phương có trên 800 hộ dân Khmer sinh sống tập trung tại các xã: Vị Thủy, Vĩnh Trung, Vị Bình và Vị Trung. Ngoài tập trung tuyên truyền trên hệ thống phát thanh huyện, xã; tuyên truyền trực quan sinh động...; chính quyền địa phương còn cung cấp tài liệu và kết hợp với  Ban quản trị các điểm chùa Khmer họp dân, tuyên truyền bằng tiếng Khmer cho người dân về nội dung cuộc bầu cử. Bên cạnh đó, huyện cũng đã đề xuất, và được tỉnh chấp thuận cho làm băng rôn tuyên truyền song ngữ Việt - Khmer để tuyên truyền đến từng xóm, ấp có đông bà con Khmer sinh sống.

Tại huyện Châu Thành A, cũng đang diễn ra nhiều hoạt động tuyên truyền thiết thực. Điển hình, nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, Phòng Dân tộc huyện đã tổ chức họp mặt đồng bào và lồng ghép tuyên truyền về cuộc bầu cử để bà con hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong ngày bầu cử.

Ông Nguyễn Kim Phong, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Châu Thành A cho biết: “Chúng tôi phối hợp tuyên truyền hàng ngày trên Đài truyền thanh huyện và hệ thống truyền thanh các xã, thị trấn. Huyện còn treo nhiều cờ đuôi cá, cờ phướn trên các tuyến ở địa bàn, góp phần tuyên truyền sâu rộng cho cuộc bầu cử”.

Qua thống kê của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang, tính đến cuối tháng 3/2021, Mặt trận các cấp đã phối hợp tuyên truyền được 1.040 cuộc, có hơn 33.400 lượt người dự. Trong đó, Mặt trận cấp huyện tổ chức được 91 cuộc tuyên truyền, có hơn 4.500 lượt người dự; Mặt trận cấp xã và ban công tác Mặt trận ấp, khu vực tổ chức 949 cuộc, với gần 29.000 lượt người dự.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Chung tay hành động vì bình đẳng giới cho phụ nữ, trẻ em DTTS: Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, xã hội (Bài cuối)

Chung tay hành động vì bình đẳng giới cho phụ nữ, trẻ em DTTS: Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng, xã hội (Bài cuối)

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 07:11, 26/07/2024
Với nhiều hoạt động hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp xây dựng mô hình tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” đã từng bước xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng; nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ DTTS... Tuy nhiên, để công tác bình đẳng giới ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt hiệu quả thực chất, bền vững là nhiệm vụ, trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội, trong đó chú trọng tăng cường các hoạt động truyền thông.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Sắc màu 54 - Hoài Lê - 06:46, 26/07/2024
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.