Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lan tỏa Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững

Như Tâm - 15:59, 18/04/2025

Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 dự kiến diễn ra từ ngày 06 đến 08/5/2025, ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh. Hướng tới Đại lễ Phật đản, cùng với cộng đồng Phật giáo nói chung, đồng bào dân tộc Khmer tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, lan tỏa Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn Hòa thượng Danh Lung, Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự - Phó Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam phụ trách Phân ban Hoằng pháp Phật giáo Nam tông Khmer, xung quanh nội dung này.

Hòa thượng Danh Lung (bên trái), Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự - Phó Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam phụ trách Phân ban Hoằng pháp Phật giáo Nam tông Khmer.
Hòa thượng Danh Lung (bên trái), Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự - Phó Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam phụ trách Phân ban Hoằng pháp Phật giáo Nam tông Khmer

Phóng viên: Thưa Hòa thượng, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPG Việt Nam vừa ban hành Thông bạch Phật đản Phật lịch 2569 - Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2025. Hòa thượng có thể cho biết những nội dung chính của Thông bạch?

Hòa thượng Danh Lung: Ngày 28/02/2025, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ấn ký, ban hành Thông bạch Phật đản Phật lịch 2569, gửi đến Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành phố trong cả nước.

Theo đó, Thông bạch nêu Đại lễ Phật đản, hay còn được biết đến là Vesak, là sự kiện trọng đại, thiêng liêng được tổ chức hằng năm của Tăng Ni, Phật tử trên toàn thế giới. Đại lễ Vesak kỷ niệm ba sự kiện trọng đại trong cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là: Đức Phật đản sinh, Thành đạo và nhập Niết-bàn. Đại lễ Vesak đã được Liên Hiệp Quốc có nghị quyết xác lập là lễ hội văn hóa tôn giáo thế giới vì hòa bình từ năm 1999. Kể từ đó, Đại lễ Vesak đều được tổ chức tại trụ sở Liên Hiệp Quốc và tại các quốc gia thành viên hằng năm.

Được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc (ICDV), Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 với chủ đề: “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững” từ ngày 06 đến 08/5/2025, ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh.

Đây là lần thứ 4, Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc được tổ chức tại Việt Nam mang ý nghĩa và tầm vóc vô cùng trọng đại. Đại lễ Phật đản năm nay diễn ra trong không khí tràn đầy hân hoan kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước: Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/42025); Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025). 

Phóng viên: Với đồng bào Khmer, Lễ Phật đản được tổ chức với những nghi thức nào và thông điệp từ những nghi thức đó là gì, thưa Hòa thượng?

Hòa thượng Danh Lung: Lưu truyền qua nhiều thế hệ, Phật giáo Nam tông Khmer trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống tinh thần, tâm linh của người Khmer, gắn chặt với đời sống người dân Khmer Nam Bộ với những quan điểm về nhân sinh quan, thế giới quan đã trở thành nguồn gốc tư tưởng, tác động hình thành nên đặc trưng văn hóa của cộng đồng người Khmer Nam Bộ.

Đại lễ Phật đản - kỷ niệm 3 sự kiện trọng đại là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời; là ngày Lễ kỷ niệm lớn nhất trong năm của Phật giáo, ngày Phật đản hay còn gọi là đại lễ ngày Đản sinh, thành đạo và nhập Niết bàn. Vào ngày này, phật tử thường tới chùa cúng trai tăng, nghe pháp, xin thọ trì bát quan trai giới và có các hoạt động như tụng kinh, thọ hạnh đầu đà một đêm hoặc tổ chức nghi thức tắm Phật và rước xe hoa Phật.

Các nghi lễ tổ chức tại chùa Khmer diễn ra đúng nghi thức quy định của Phật đạo và truyền thống của dân tộc, thể hiện tốt ý nghĩa và giá trị Phật đản, đoàn kết hòa hợp, trường dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội, phục vụ chúng sinh, thiết thực cúng dường chư Phật. Lễ Phật đản diễn ra với các nghi thức chính: Đốt đèn hoa đăng; Lễ bái Tam bảo; Thọ trì tam quy ngũ giới và bát quan trai giới; Chư tăng thuyết giảng về ý nghĩa Lễ Phật đản; Dâng vêr lễ vật cúng dường Phật đản, tụng kệ kinh tưởng nhớ đến sự kiện trọng đại và tụng kinh cầu an chúc phúc; Nghi thức tắm Phật; Đặt bát hội và cuối cùng dâng vêr trai tăng; Hoàn mãn chương trình.

Tại buổi lễ, các tăng và Phật tử thực hiện các nghi lễ theo sự hướng dẫn của vị chủ trì cuộc lễ, được nghe thuyết giảng về Phật pháp, về cuộc sống, qua đó các tăng và phật tử tự chiêm nghiệm về những hành động của bản thân để làm cho tâm hồn được thanh tịnh, hành vi ngày càng tốt hơn.

Lễ Phật đản tổ chức tại chùa Khmer nhằm gửi thông điệp từ bi, trí tuệ của đạo Phật đến với mọi người. Qua đó, góp phần bảo tồn, tôn vinh di sản văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đồng thời, lan tỏa giá trị văn hóa, tâm linh của ngôi chùa Khmer ở Nam Bộ cũng như ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer giữa lòng Thủ đô Hà Nội, góp phần quảng bá tới du khách trong nước và quốc tế về văn hóa tôn giáo, tinh thần đoàn kết của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Phóng viên: Trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, vai trò quan trọng của Phật giáo trong đời sống xã hội tiếp tục được khẳng định, đặc biệt là các giá trị về giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa. Hòa thượng có thể chia sẻ thêm về vấn đề này, nhất là vai trò của Phật giáo trong việc giáo dục thế hệ trẻ gắn với bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer?

Hòa thượng Danh Lung: Để tồn tại và phát triển bền vững thì “đạo và đời phải luôn song hành”; Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó thì Giáo dục Phật giáo luôn là một bộ phận quan trọng của giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa cho con người Việt Nam nói chung, cho thế hệ trẻ nói riêng. 

Giáo dục Phật giáo sẽ vẫn còn giữ nguyên vai trò và giá trị quan trọng trong thời đại hiện nay, cũng như trước những biến đổi về tình hình kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ có phát triển trong tương lai.

Theo Hòa thượng Danh Lung, Đại lễ Phật đản, hay còn được biết đến là Vesak, là sự kiện trọng đại, thiêng liêng được tổ chức hàng năm của Tăng Ni, Phật tử trên toàn thế giới.
Theo Hòa thượng Danh Lung, Đại lễ Phật đản, hay còn được biết đến là Vesak, là sự kiện trọng đại, thiêng liêng được tổ chức hằng năm của Tăng Ni, Phật tử trên toàn thế giới

Trong bối cảnh hiện nay, khi đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, vai trò quan trọng của Phật giáo trong đời sống xã hội tiếp tục được khẳng định, đặc biệt là các giá trị về giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa. 

Trong đó, với đồng bào dân tộc Khmer, Phật giáo Nam tông đã trở thành đặc trưng văn hóa truyền thống với nền tảng giáo lý vững chắc, với những luân lý đạo đức Phật giáo luôn hướng con người đến những giá trị cao cả: “chân - thiện - mỹ”. 

Những bài học về “vô thường”, “vô ngã, vị tha”, “từ bi hỷ xả”, “an lạc”, “niết bàn”, … đã thấm nhuần trong tâm thức mỗi người dân Khmer Nam bộ. Chính sự ngưỡng vọng này đã làm cho Phật giáo càng gần gũi và có mối quan hệ khăng khít với đời sống cộng đồng, mà trong quan hệ ấy, ngôi chùa Khmer được coi là điểm hội tụ và lan tỏa.

Các ngôi chùa Khmer từ lâu đã trở thành thiết chế văn hóa đặc biệt trong lòng đồng bào dân tộc. Bởi, đây chính là nơi góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát triển truyền thống văn hóa cho cả một cộng đồng. 

Chùa Khmer giữ một vai trò đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc, vì ở đó bà con có thể tìm thấy chính mình qua những lời giáo huấn của Đức Phật. Đó còn là môi trường để thế hệ trẻ vào tu báo hiếu cha mẹ, học tiếng nói chữ viết, trau dồi kiến thức, phẩm hạnh để trở thành những con người hữu dụng.

Trân trọng cảm ơn Hòa thượng!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa giữ nguyên 18 xã biên giới, vùng cao

Thanh Hóa giữ nguyên 18 xã biên giới, vùng cao

Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa tổ chức hội nghị triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo phương án, sẽ tiến hành sắp xếp 529 đơn vị (gồm 435 xã, 63 phường, 31 thị trấn) thành 166 đơn vị hành chính cấp xã mới, bao gồm: 18 phường và 148 xã (73 xã đồng bằng, 75 xã miền núi). Trong đó, có 16 xã, thị trấn giáp biên giới với nước bạn Lào.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung dự lễ khánh thành Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung dự lễ khánh thành Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Đồng Nai

Ngày 19/4, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp hoàn chỉnh Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Đồng Nai tại xã Trung Hòa (huyện Trảng Bom). Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung đã đến dự và phát biểu tại buổi lễ.
Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh

Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh

Media - BDT - 7 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 19/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh. Nhà thờ Chính tòa Hải Phòng. Lễ cúng vào nhà mới của người Hrê. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thông xe kỹ thuật cao tốc Bắc - Nam đoạn Bùng - Vạn Ninh

Thông xe kỹ thuật cao tốc Bắc - Nam đoạn Bùng - Vạn Ninh

Tin tức - Khánh Ngân - 11 phút trước
Ngày 19/4, Bộ Xây dựng phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức lễ thông xe kỹ thuật dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam phía Đông đoạn Bùng-Vạn Ninh.
Xây dựng lòng yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc từ lớp học

Xây dựng lòng yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc từ lớp học

Giáo dục - Mỹ Dung - 18 phút trước
Quảng Ninh là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước đưa nội dung giáo dục địa phương vào giảng dạy tại các trường học trên địa bàn. Không chỉ đơn thuần là việc bổ sung thông tin, kiến thức, đây còn là bước đi mang tính chiến lược nhằm khơi dậy lòng yêu quê hương, gắn bó với quê hương, hun đúc niềm tự hào dân tộc của thế hệ trẻ.
Hồ Thầu yên ả ...

Hồ Thầu yên ả ...

Phóng sự - Vũ Mừng - 22 phút trước
Mới đây về công tác tại Hoàng Su Phì, huyện biên giới phía tây của tỉnh Hà Giang, tìm lên thăm mảnh đất Hồ Thầu nằm cách huyện lỵ hơn 30 cây số. Suốt chặng đường, sau mỗi khúc cua, núi xanh lơ xếp nếp lớp lớp sương giăng sớm càng tô thêm cho sự hùng vĩ và huyền ảo nơi đây. Lần đầu tiên được về vùng đất còn nhiều gian khó dưới lưng chừng đỉnh Chiêu Lầu Thi sương giăng ấy, thấy lòng dâng lên thật nhiều cảm xúc...
Giải quyết tồn đọng ở các dự án thủy điện tại Nghệ An: Lên mốc thời gian cụ thể

Giải quyết tồn đọng ở các dự án thủy điện tại Nghệ An: Lên mốc thời gian cụ thể

Xã hội - An Yên - 25 phút trước
Tháng 7 tới đây, cấp huyện sẽ xóa bỏ theo phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Thời gian đếm ngược ngày một rút ngắn nhưng bao vấn đề nổi cộm, tồn đọng tại các dự án thủy điện ở Nghệ An vẫn đang hiện hữu. Vì vậy, xử lý những tồn đọng này, cần phải rốt ráo thực hiện, không thể chần chừ thêm.
Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 18/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025. Nhà thờ xóm đạo Tha La. Soọng cô - Niềm tự hào của người Sán Dìu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Nam còn 88 xã, phường sau sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã

Quảng Nam còn 88 xã, phường sau sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 26 phút trước
Theo phương án được thông qua, tỉnh Quảng Nam sắp xếp từ 233 xã, phường, thị trấn thuộc 17 huyện, thị xã, thành phố thành 88 xã, phường.
Mang yêu thương đến với học sinh vùng đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn

Mang yêu thương đến với học sinh vùng đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn

Xã hội - Ngọc Chí - 32 phút trước
Bằng tình yêu thương với học sinh vùng đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn, đội ngũ thầy, cô giáo và học sinh trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã tự nguyện đóng góp kinh phí để chung tay, giúp sức cho phụ huynh và học sinh ở làng Long Năng, xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei (Kon Tum) viết tiếp ước mơ cho tương lai.
Cao Bằng khô hạn kéo dài khiến sản xuất vụ xuân gặp nhiều khó khăn

Cao Bằng khô hạn kéo dài khiến sản xuất vụ xuân gặp nhiều khó khăn

Trang địa phương - Minh Nhật - 2 giờ trước
Thời tiết khô hạn kéo dài trên địa bàn tỉnh Cao Bằng khiến cho tiến độ sản xuất vụ xuân của nông dân gặp nhiều khó khăn nên Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cao Bằng đang chỉ đạo nhân dân khẩn trương thực hiện các giải pháp phòng chống hạn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để thích ứng với thời tiết.
Bình Định: Khánh thành tuyến đường kết nối trung tâm thị xã An Nhơn đến ven đầm Thị Nại

Bình Định: Khánh thành tuyến đường kết nối trung tâm thị xã An Nhơn đến ven đầm Thị Nại

Kinh tế - T.Nhân-N.Triều - 4 giờ trước
Ngày 19/4, UBND tỉnh Bình Định tổ chức lễ khánh thành tuyến đường kết nối từ trung tâm thị xã An Nhơn đến đường ven biển phía Tây đầm Thị Nại. Đây là công trình trọng điểm chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Bình Định: Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch

Bình Định: Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch

Du lịch - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành kế hoạch số 73/KH-UBND ngày 15/4/2025 về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số trên địa bàn tỉnh Bình Định.