Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lan tỏa tinh thần Phật giáo Việt Nam từ Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc: Tôn trọng, phát huy giá trị tốt đẹp của các tôn giáo (Bài 2)

Sỹ Hào - 16:20, 11/04/2025

Năm 2014, Việt Nam lần thứ hai đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc (LHQ). Điều này một lần nữa khẳng định Nhà nước Việt Nam tôn trọng và ủng hộ quyết định đúng đắn của LHQ, đồng thời khẳng định Việt Nam rất quan tâm và tôn trọng những giá trị tốt đẹp của các tôn giáo, trong đó có Phật giáo đã góp phần tích cực cho ổn định xã hội, phát triển đời sống tốt đẹp của Nhân dân.

Đại lễ Vesak LHQ năm 2014 khai mạc ngày 08/4 tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình. (Ảnh tư liệu)
Đại lễ Vesak LHQ năm 2014 khai mạc ngày 08/4 tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình. (Ảnh tư liệu)

Khẳng định thành tựu trong thực hiện MDGs

Từ 07 - 10/5/2014, Đại lễ Vesak LHQ 2014 đã được tổ chức tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình. Đây là lần thứ 11 diễn ra Đại lễ Vesak LHQ và là lần thứ hai Việt Nam làm nước chủ nhà của một lễ hội văn hóa tôn giáo tầm cỡ quốc tế.

Trong lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam (năm 2008), Chính phủ đã đứng ra đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak LHQ. Lần thứ hai làm chủ nhà của Đại lễ Vesak LHQ năm 2014, được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Quốc tế Tổ chức Đại lễ Vesak LHQ (IOC), GHPGVN đứng ra đăng cai tổ chức; Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực GHPGVN được cử làm Chủ tịch Ủy ban Tổ chức IOC 2014. Đồng thời, Chính phủ đã thành lập Tổ công tác liên ngành để hỗ trợ GHPGVN tổ chức Đại lễ.

Đại lễ Vesak LHQ năm 2014 được tổ chức trong bối cảnh khá đặc biệt; là thời điểm tiến hành đánh giá kết quả thực hiện 8 Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) đến năm 2015 trong Tuyên bố Thiên niên kỷ của Đại hội đồng LHQ, được 189 quốc gia thành viên LHQ nhất trí thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh về Phát triển bền vững diễn ra vào tháng 9/2000.

Chính vì vậy, với chủ đề: “Phật giáo góp phần thực hiện thành tựu các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc”, Đại lễ Vesak LHQ năm 2014 trở thành một diễn đàn quan trọng để Việt Nam nêu bật những thành tựu đạt được trong thực hiện MDGs trước bạn bè quốc tế; đồng thời là sự kiện để khẳng định những đóng góp của GHPGVN trên hành trình 15 năm Việt Nam cùng các quốc gia trên thế giới thực hiện MDGs.

Theo báo cáo của Chương trình Phát triển LHQ (UNDP), tại thời điểm năm 2014, Việt Nam đã hoàn thành trước thời hạn 5/8 MDGs và đang tiếp tục phấn đấu cơ bản hoàn thành hết các mục tiêu vào năm 2015.

Trong số MDGs thì mục tiêu giảm nghèo được Việt Nam đặc biệt chú ý phân bổ lồng ghép các nguồn lực. Báo cáo của UNDP cho thấy, Việt Nam đã lồng ghép các mục tiêu cụ thể vào hệ thống kế hoạch, chương trình, chính sách kinh tế - xã hội quốc gia, phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước; xây dựng mô hình tăng trưởng toàn diện, kết hợp phát triển kinh tế với xã hội, bảo vệ môi trường, vì người nghèo. Nhờ đó, tỷ lệ nghèo của Việt Nam giảm rất ấn tượng; theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ nghèo của Việt Nam đã giảm xuống từ 14,2% năm 2010 xuống còn 9,8% năm 2013 và 5,8% cuối năm 2014.

Các đại biểu dự lễ khai mạc Đại lễ Vesak LHQ năm 2014 tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình. (Ảnh tư liệu)
Các đại biểu dự Lễ khai mạc Đại lễ Vesak LHQ năm 2014 tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình. (Ảnh tư liệu)

Những thành tựu của đất nước trong thực hiện MDGs có đóng góp tích cực của GHPGVN. Điều này đã được các đại biểu trong nước và quốc tế khẳng định tại Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Phật giáo góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc” diễn ra ngày 07/5, trong khuôn khổ Đại lễ Vesak LHQ năm 2014.

Tại Hội thảo này, Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự GHPGVN đã khẳng định, tư tưởng đạo lý của Phật giáo thời gian qua đã chung tay cùng xã hội để hoàn thành nhiều mục tiêu MDGs. Theo Hòa thượng, tinh thần từ bi của Phật giáo hòa hợp cùng truyền thống người Việt đã góp phần giảm đáng kể tỷ lệ nghèo đói; đồng thời, phương châm “Duy tuệ thị nghiệp” của Phật giáo đã góp phần vào công tác phổ cập giáo dục phổ thông và vào công tác chuyển hóa nội tâm giúp giảm thiểu tệ nạn xã hội, tôn vinh tinh thần hiếu đạo để tạo nên nếp sống tôn trọng bình quyền nam nữ…

Đặc biệt quan tâm đến phát triển bền vững

Thông tin lưu trữ của Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Dân tộc và Tôn giáo) cho thấy, trong Lễ khai mạc Đại lễ Vesak LHQ năm 2014 (sáng ngày 08/5) có sự tham dự của Chủ tịch Quốc hội khóa XIII (giai đoạn 2011 - 2016) Nguyễn Sinh Hùng; Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam khóa VIII (giai đoạn 2013 – 2017) Nguyễn Thiện Nhân; nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An và nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện các bộ, ban, ngành, địa phương.

Cùng dự có Thủ tướng Sri Lanka Jayaratne; các vị Đại sứ, đoàn ngoại giao cùng gần 1.150 vị khách quốc tế là lãnh đạo các Giáo hội, hệ phái Phật giáo, các học giả, nhà nghiên cứu Phật học đến từ 97 quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp thế giới và trên 10.000 đại biểu người Việt là Tăng, Ni, Phật tử Đại diện các Hội Phật tử Việt Nam ở nước ngoài, Phật tử Việt kiều tiêu biểu; lãnh đạo các tôn giáo bạn; đồng bào Phật tử, Nhân dân tham gia các hoạt động của Đại lễ Vesak LHQ năm 2014.

Để hỗ trợ GHPGVN tổ chức thành công Đại lễ Vesak LHQ năm 2014, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, một tổ công tác liên ngành được thành lập, Thường trực là Ban Tôn giáo Chính phủ. (Trong ảnh: Hội nghị lần thứ hai Ủy ban tổ chức Quốc tế đại lễ Vesak LHQ 2014 tổ chức ngày 20/3/2014)
Để hỗ trợ GHPGVN tổ chức thành công Đại lễ Vesak LHQ năm 2014, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, một tổ công tác liên ngành được thành lập, Thường trực là Ban Tôn giáo Chính phủ. (Trong ảnh: Hội nghị lần thứ hai Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak LHQ 2014 tổ chức ngày 20/3/2014)

Tại Lễ khai mạc, Chủ tịch Quốc hội khóa XIII Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, trong suốt chiều dài lịch sử, Phật giáo luôn gắn bó, đồng hành cùng dân tộc Việt Nam; luôn tỏ rõ phương châm nhập thế, gắn bó giữa Đạo và Đời, phấn đấu vì mục tiêu độc lập dân tộc, tự do, hạnh phúc, an vui cho con người. Đồng thời khẳng định, Việt Nam luôn tôn trọng các giá trị cao đẹp được xây dựng, hun đúc qua hàng ngàn năm của các tôn giáo, trong đó có đạo Phật, nhất là đạo đức tôn giáo hướng con người tới chân, thiện, mỹ, đề cao con người, đề cao đạo đức, nhân cách con người.

Trong diễn văn khai mạc chào mừng Đại lễ Vesak LHQ năm 2014, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực GHPGVN - Chủ tịch Ủy ban Tổ chức IOC 2014 cũng khẳng định, sau Đại lễ Vesak LHQ năm 2008 được tổ chức thành công tại Hà Nội, Đại lễ Vesak năm 2014 lần này tiếp tục được tổ chức tại chùa Bái Đính, Ninh Bình, một lần nữa khẳng định Nhà nước Việt Nam tôn trọng và ủng hộ quyết định đúng đắn của LHQ; đồng thời khẳng định Việt Nam rất quan tâm và tôn trọng những giá trị tốt đẹp của các tôn giáo, trong đó có Phật giáo đã góp phần tích cực cho ổn định xã hội, phát triển đời sống tốt đẹp của Nhân dân.

Đại lễ Vesak LHQ năm 2014 do Việt Nam đăng cai tổ chức lần thứ hai được đánh giá là thành công hơn năm 2008; Đại lễ đã thông qua Tuyên bố Ninh Bình. Một trong những điểm nhấn của Tuyên bố Ninh Bình là quyết tâm rằng trong khi vẫn hài hòa với thế giới quan chung cho tất cả Phật tử, mỗi cá nhân và tập thể có nghĩa vụ làm việc không mệt mỏi để đạt được các mục tiêu MDGs và phấn đấu hết sức để tham gia hoạt động xã hội để đạt được thành tựu cho các mục tiêu.

Theo đánh giá của Ban Tôn giáo Chính phủ, Tuyên bố Ninh Bình đã thức tỉnh các nhà lãnh đạo trên thế giới, phải đặt sự phát triển bền vững của thế giới và mỗi quốc gia trên ba trụ cột chính là: Bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế và công bằng xã hội. Trong đó nhấn mạnh đến các nguyên tắc bình đẳng, công bằng xã hội, bảo vệ quyền con người, thúc đẩy giáo dục.

Đặc biệt, Tuyên bố Ninh Bình đề cập và nhấn mạnh sự cần thiết giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình thông qua đối thoại và hợp tác giữa các bên. Tuyên bố còn khuyến khích các cá nhân phát huy trí tuệ và đạo đức nhân bản, chủ động hơn trong việc thúc đẩy hòa bình, truyền bá triết lý của Đức Phật đề cao giá trị của hòa bình trong bản thân và xã hội, tham gia giải quyết để ngăn chặn các vấn nạn xã hội như chiến tranh, bạo lực, khủng bố đang đe dọa đến hòa bình và ổn định xã hội toàn giới.

Để hỗ trợ GHPGVN tổ chức thành công Đại lễ Vesak LHQ năm 2014, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, một tổ công tác liên ngành được thành lập, Thường trực là Ban Tôn giáo Chính phủ. UBND tỉnh Ninh Bình và các địa phương liên quan (Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa) đã chủ động phối hợp với Tổ công tác liên ngành và các bộ, ngành, địa phương khác hướng dẫn, giúp đỡ GHPGVN thực hiện tốt công tác chuẩn bị, tổ chức, góp phần quan trọng tạo nên thành công chung của Đại lễ Vesak LHQ năm 2014.

(Còn nữa)

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cà Mau: Họp mặt mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Cà Mau: Họp mặt mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025

Ngày 12/4, tại chùa Monivongsa Bopharam, phường 1, TP Cà Mau, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer. Đến dự và tặng quà, hoa chúc mừng có ông Nguyễn Minh Luân, Uỷ viên Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau; bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Cà Mau; cùng tham dự có các đồng chí đại diện lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các Sở, ban ngành và các phòng chuyên môn của Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Cà Mau.
Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông báo Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - PV - 23:07, 12/04/2025
Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 10/4 đến ngày 12/4/2025 tại Thủ đô Hà Nội.
Gia Lai: Đêm hội “Âm vang đại ngàn”

Gia Lai: Đêm hội “Âm vang đại ngàn”

Tin tức - Ngọc Thu - 22:12, 12/04/2025
Tối 12/4, nằm trong khuôn khổ Ngày hội văn hoá các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV - năm 2025, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã tổ chức Đêm hội “Âm vang đại ngàn” với sự tham gia của gần 800 nghệ nhân đại diện cho 6 dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Biên phòng Sóc Trăng có nhiều hoạt động hướng về đồng bào Khmer dịp Tết Chôl Chnăm Thmây

Biên phòng Sóc Trăng có nhiều hoạt động hướng về đồng bào Khmer dịp Tết Chôl Chnăm Thmây

Tin tức - Tào Đạt - Văn Long - 21:00, 12/04/2025
Sáng 12/4, Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng, phối hợp với Hội chữ thập đỏ thị xã Vĩnh Châu, UBND xã Lai Hòa và xã Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực chăm lo cho bà con người dân tộc khmer có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025.
Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - PV - 19:10, 12/04/2025
Sáng 12/4, Trung ương làm việc tại Hội trường. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư thay mặt Bộ Chính trị điều hành phiên họp.
Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Vĩnh Điều thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây lực lượng bảo vệ biên giới Campuchia

Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Vĩnh Điều thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây lực lượng bảo vệ biên giới Campuchia

Trang địa phương - Tào Đạt - Tiến Vinh - 19:05, 12/04/2025
Ngày 12/4, Ban chỉ huy Đồn Biên phòng Vĩnh Điều, Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang đã thành lập đoàn công tác đi thăm, tặng quà, chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây lực lượng bảo vệ biên giới, chính quyền các xã ở địa bàn phía đối diện nước bạn Campuchia.
Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai

Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 11/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai. Nhà thờ Bác Trạch - Thái Bình. “Bóng cả” làng Khúc Na. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kiên Giang: Xây dựng 58 căn nhà cho đồng bào trong “Tết Quân - Dân” năm 2025 mừng Tết Chôl Chnăm Thmây

Kiên Giang: Xây dựng 58 căn nhà cho đồng bào trong “Tết Quân - Dân” năm 2025 mừng Tết Chôl Chnăm Thmây

Trang địa phương - Tào Đạt - Phương Vũ - 19:05, 12/04/2025
Tối 11/4, tại xã Bàn Thạch (Giồng Riềng), Ban Chỉ đạo các hoạt động Tết Quân - Dân tỉnh Kiên Giang đã tổ chức lễ tổng kết thực hiện các hoạt động “Tết Quân - Dân” năm 2025 mừng Tết Chôl Chnăm Thmây.
Gần 800 nghệ nhân tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai

Gần 800 nghệ nhân tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai

Tin tức - Ngọc Thu - 18:32, 12/04/2025
Ngày 12/4, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (Tp. PLeiku) đã diễn ra Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV - năm 2025 với sự tham gia của gần 800 nghệ nhân các dân tộc trên địa bàn.
An Giang: Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các chùa Khmer tại thị xã Tịnh Biên

An Giang: Thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây các chùa Khmer tại thị xã Tịnh Biên

Tin tức - Tào Đạt - Tuấn Kiệt - 17:34, 12/04/2025
Ngày 11/4, Đoàn công tác Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang do Đại tá Lê Hoàng Việt - Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh, làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 tại chùa Mới (phường Tịnh Biên, thị xã Tịnh Biên) và chùa Tà Ngáo (phường An Phú, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang).
Khai mạc Giải leo núi Bước chân trên mây năm 2025 - Chinh phục đỉnh Tà Xùa

Khai mạc Giải leo núi Bước chân trên mây năm 2025 - Chinh phục đỉnh Tà Xùa

Thể thao - Giải trí - Nhóm Phóng viên - 17:25, 12/04/2025
Tối 11/4, tại Khu du lịch suối khoáng nóng Cường Hải, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã diễn ra Lễ khai mạc chính thức Giải leo núi Bước chân trên mây năm 2025 - Chinh phục đỉnh Tà Xùa.
Triệt phá đường dây sản xuất sữa bột giả, thu lợi gần 500 tỉ đồng

Triệt phá đường dây sản xuất sữa bột giả, thu lợi gần 500 tỉ đồng

Tin tức - Anh Trúc - 17:17, 12/04/2025
Bộ Công an vừa triệt phá đường dây sản xuất sữa bột giả cho bà bầu, trẻ sinh non... với doanh thu gần 500 tỷ đồng tại. Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group.