Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vùng núi xứ Thanh: Xuất khẩu lao động để thoát nghèo bền vững

Quỳnh Trâm - 15:30, 17/02/2025

Tại tỉnh Thanh Hóa, những năm gần đây, từ chủ trương đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động, không chỉ góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, mà đây chính là cơ hội thoát nghèo bền vững, đặc biệt đối với các hộ nghèo, cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng miền núi.

Cơ hội việc làm cho đồng bào vùng DTTS và miền núi

Trong chuyến ghé thăm xã Quang Chiểu, huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), chúng tôi cảm nhận rõ sự đổi thay từng ngày của vùng đất này. Những nếp nhà khang trang mọc lên, đời sống người dân khởi sắc, nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên ổn định. Đáng chú ý, nguồn thu nhập từ xuất khẩu lao động đã trở thành điểm tựa quan trọng, góp phần tạo động lực phát triển cho địa phương.

Nhờ xuất khẩu lao động, nhà tầng khang trang mọc lên san sát trên vùng đất nghèo xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát
Nhờ xuất khẩu lao động, những ngôi nhà tầng khang trang không còn hiếm gặp ở vùng đất nghèo xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát

Theo ông Vi Hồng Inh, người dân bản Pùng, xã Quang Chiểu, trước đây, con trai ông là Vi Văn Hiếu (SN 1990) dù tốt nghiệp cao đẳng, nhưng vẫn loay hoay tìm kiếm việc làm phù hợp. Khi Nhà nước triển khai chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đi xuất khẩu lao động, gia đình đã động viên Hiếu học tiếng Hàn Quốc để nắm bắt cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp.

Những ngày đầu đặt chân đến Hàn Quốc, Hiếu làm việc trong lĩnh vực trồng trọt với mức thu nhập 30 - 50 triệu đồng/tháng. Sau này, khi chuyển sang ngành xây dựng, thu nhập của Hiếu tăng lên 70 - 80 triệu đồng/tháng. Nhìn thấy hiệu quả rõ rệt từ xuất khẩu lao động, năm 2019, người con thứ hai của ông Inh là Vi Văn Hào (SN 1996) cũng quyết định sang Hàn Quốc làm việc. Đến nay, Hào có mức thu nhập tương tự anh trai, dao động từ 70 - 80 triệu đồng/tháng.

“Các con tôi hiểu rõ cái nghèo, cái khó của quê hương, nên luôn chăm chỉ làm việc, tích góp từng đồng gửi về để xây nhà, dành dụm lo cho tương lai sau này”, ông Inh chia sẻ.

Không riêng gia đình ông Inh, nhiều hộ dân khác trong xã cũng nhờ xuất khẩu lao động mà vươn lên thoát nghèo. Gia đình ông Phan Văn Liều (SN 1967), bản Suối Tút, hiện đang xây dựng ngôi nhà mới khang trang bằng số tiền con trai gửi về từ công việc lao động xuất khẩu. Ông Liều cho biết, gia đình có 2 con đi xuất khẩu lao động, hiện nay kinh tế gia đình ngày càng ổn định, không chỉ thoát nghèo mà còn có của ăn của để.

“Xuất khẩu lao động không chỉ mang đến thu nhập cao mà còn giúp nhiều gia đình miền núi như ở Quang Chiểu có cơ hội xây dựng nhà cửa, có vốn đầu tư làm ăn phát triển kinh tế, cũng vì thế mà từng bước thay đổi diện mạo quê hương”, ông Vi Văn Thứ, Phó Chủ tịch UBND xã Quang Chiểu, khẳng định.

Theo ông Thứ, từ năm 2012, khi Nhà nước triển khai chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, diện mạo xã Quang Chiểu đã có những đổi thay rõ rệt, cuộc sống của người dân ngày một khấm khá. Đặc biệt, trong 4 năm trở lại đây, số lượng xuất khẩu lao động tại Quang Chiểu tăng cao. Hiện nay, cả 13 bản trong xã đều có lao động làm việc tại Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, với tổng số hơn 300 người. Đông nhất là bản Pùng và bản Xim, nơi nhiều hộ gia đình có con em đi làm việc ở nước ngoài, mang lại nguồn thu nhập đáng kể.

Nhờ kinh tế cải thiện, người dân không chỉ lo cho gia đình mà còn tích cực đóng góp xây dựng nông thôn mới. Những năm qua, hệ thống giao thông trong xã có sự thay đổi đáng kể, với 50km đường liên thôn, liên xã được bê tông hóa vững chắc. Đến nay, 8/13 bản đã đạt chuẩn nông thôn mới, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của Quang Chiểu.

Góp phần giảm nghèo cho người dân

Theo Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa, trong 02 năm qua, Ngân hàng đã thực hiện cho vay 1.129 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, với tổng số tiền 72.991 triệu đồng, trong đó cho vay 1.052 lao động là người dân tộc thiểu số với số tiền 66.886 triệu đồng.

Chương trình xuất khẩu lao động đang tạo sự khởi sắc cho nhiều xã nghèo trên địa bàn huyện Mường Lát
Chương trình xuất khẩu lao động đang tạo sự khởi sắc cho nhiều xã nghèo trên địa bàn huyện Mường Lát

Trong 02 năm qua (tính đến 31/10/2024), toàn tỉnh Thanh Hóa đã đưa được 27.729 lao động đi làm việc ở nước ngoài; trong đó, năm 2023 là 15.129 lao động; 10 tháng năm 2024 là 12.600 lao động. Hằng năm, số tiền người lao động tỉnh Thanh Hóa đi làm việc tại nước ngoài gửi về gia đình ước khoảng 345 triệu USD, tương đương 8.797 tỷ VNĐ. Trong đó, số lao động là đồng bào dân tộc thiểu số đã xuất cảnh từ năm 2023 đến nay có 6.976 lao động.

Bà Vũ Thị Hương, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa, khẳng định: Xuất khẩu lao động là giải pháp thiết thực giúp đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo bền vững, tạo việc làm và nâng cao thu nhập.

Thời gian tới, tỉnh sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai đồng bộ chính sách hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài, huy động cả hệ thống chính trị tham gia. Sở sẽ chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tăng cường tư vấn, giới thiệu thị trường có thu nhập ổn định; các huyện miền núi đẩy mạnh thông tin trên Đài truyền thanh để người dân tiếp cận cơ hội việc làm.

Đồng thời, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sẽ phối hợp với doanh nghiệp đào tạo lao động theo nhu cầu thị trường quốc tế, nâng cao chất lượng tuyển chọn, đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn các thị trường có thu nhập cao, môi trường làm việc hiện đại.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trên con đường xuyên lòng hồ Bản Vẽ

Trên con đường xuyên lòng hồ Bản Vẽ

Trong thanh âm hỗn tạp từ những chiếc máy xúc cỡ lớn phá đá, dỡ đất… hình hài của con đường trọng điểm vào các xã vùng lòng hồ Bản Vẽ (Tương Dương, Nghệ An) đã hiện ra. Con đường nhỏ xinh, như sợi chỉ vàng vắt vẻo qua bao triền núi để phá thế cô lập, bế tắc bao đời của một vùng đất.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La chỉ đạo khẩn sau vụ tai nạn nghiêm trọng khiến 6 người chết

Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La chỉ đạo khẩn sau vụ tai nạn nghiêm trọng khiến 6 người chết

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Vào lúc 0h30 sáng 22/2, trên quốc lộ 6, địa phận bản Thín, xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đã xảy ra vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng giữa xe đầu kéo và xe khách giường nằm.
Mùa phơi cá cơm ở biển Cà Ná

Mùa phơi cá cơm ở biển Cà Ná

Media - BDT - 20:00, 21/02/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 21/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Dân ca vang vọng khắp miền quê. Mùa phơi cá cơm ở biển Cà Ná. Chủ tịch Hội nông dân làm kinh tế giỏi. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người phụ nữ “ba vai” xây dựng thôn làng no ấm

Người phụ nữ “ba vai” xây dựng thôn làng no ấm

Gương sáng giữa cộng đồng - Thái Sơn Ngọc - 18:41, 21/02/2025
Sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chúng tôi đến thôn Rã Giữa, xã Phước Trung, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận và thật sự ấn tượng với khu dân cư vùng đồng bào DTTS có cuộc sống thanh bình. Trẻ em đến trường học tập chăm ngoan, người lớn đưa đàn gia súc chăn thả dưới tán lá rừng. Tại thôn Rã Giữa, người phụ nữ “ba vai” Chamaléa Thị Khém là điển hình tiêu biểu phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, chị tích cực vận động đồng bào Raglay chung tay xây dựng bản làng no ấm.
Chuyên gia Ấn Độ giúp trùng tu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn

Chuyên gia Ấn Độ giúp trùng tu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn

Tin tức - Ngọc Ánh - 18:38, 21/02/2025
Sáng 21/2, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Cơ quan Nghiên cứu Khảo sát, Khảo cổ học Ấn Độ (ASI) triển khai Dự án trùng tu khu tháp E, F trong quần thể Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, giai đoạn 2025-2029.
Trên con đường xuyên lòng hồ Bản Vẽ

Trên con đường xuyên lòng hồ Bản Vẽ

Phóng sự - Thanh Hải - 18:37, 21/02/2025
Trong thanh âm hỗn tạp từ những chiếc máy xúc cỡ lớn phá đá, dỡ đất… hình hài của con đường trọng điểm vào các xã vùng lòng hồ Bản Vẽ (Tương Dương, Nghệ An) đã hiện ra. Con đường nhỏ xinh, như sợi chỉ vàng vắt vẻo qua bao triền núi để phá thế cô lập, bế tắc bao đời của một vùng đất.
Những đồi chè hút hồn du khách

Những đồi chè hút hồn du khách

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 21/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Các làng Chăm Ninh Thuận vui đón Tết Ramưwan . Ngát xanh những đồi chè hút hồn du khách. Nhịp sống nơi thượng nguồn Nậm Nơn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Du lịch Quảng Nam trên đà

Du lịch Quảng Nam trên đà "cất cánh"

Du lịch - T.Nhân - H.Trường - 18:35, 21/02/2025
Năm 2024, toàn ngành du lịch Quảng Nam đón hơn 8 triệu lượt khách với tổng thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt hơn 21,6 nghìn tỷ đồng. Đây là con số cao kỷ lục đối với du lịch địa phương từ trước đến nay. Phát huy lợi thế đó, ngay từ đầu năm 2025, ngành Du lịch tỉnh đã có hàng loạt các hoạt động, chương trình kích cầu du lịch ấn tượng, tạo điểm nhấn để đưa du lịch phát triển mạnh trong thời gian tới.
Diện mạo mới trên quê hương Bảo Thắng

Diện mạo mới trên quê hương Bảo Thắng

Xã hội - Thanh Nga - Duy Trinh - 18:33, 21/02/2025
Trở lại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, chúng tôi có thể cảm nhận rõ nét bức tranh nông thôn mới nâng cao đang dần hiện hữu. Những công trình mới mọc lên, những ngôi nhà cao tầng khang trang, hiện đại. Đường giao thông nông thôn được mở rộng, trải dài từ trung tâm huyện đến các bản làng, tạo nên một diện mạo tươi mới, đầy sức sống.
Nét đẹp tục “cưới lại vợ mình” của người Hà Nhì ở Y Tý

Nét đẹp tục “cưới lại vợ mình” của người Hà Nhì ở Y Tý

Sắc màu 54 - Trọng Bảo - 18:32, 21/02/2025
Tục “zà mì gù lá” nghĩa là “cưới lại vợ mình” của đồng bào Hà Nhì ở xã Y Tý, huyện bát Xát tỉnh Lào Cai là một tập tục đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Theo quan niệm của người Hà Nhì, như thế mới trọn nghĩa vẹn tình.
Báo chí góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, khai thông nguồn lực

Báo chí góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, khai thông nguồn lực

Tin tức - Duy Chí - 18:30, 21/02/2025
Ngày 21/2/2025, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương tổ chức Họp mặt báo chí đầu Xuân Ất Tỵ 2025.
Du lịch tâm linh đầu Xuân – Nét đẹp hướng về nguồn cội của người Việt

Du lịch tâm linh đầu Xuân – Nét đẹp hướng về nguồn cội của người Việt

Du lịch - Nguyệt Anh - 18:29, 21/02/2025
Mỗi dịp Xuân về, bên cạnh niềm vui sum họp gia đình, người Việt có thói quen du lịch tâm linh – một nét đẹp văn hóa truyền thống. Đây không chỉ là hành trình tìm về cội nguồn, bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, mà còn là dịp để cầu mong một năm mới bình an, may mắn và thuận lợi.