Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Bao giờ Tú Ạc thoát nghèo?

Quỳnh Trâm - 15:20, 08/08/2024

Thôn Tú Ạc, là nơi tập trung chủ yếu của đồng bào dân tộc Thái sinh sống. Đây là một trong những thôn thuộc diện khó khăn nhất của xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa). Những năm qua, xã Xuân Chinh, cũng như thôn Tú Ạc nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền, nhờ đó cuộc sống của người dân nơi đây đã bớt khó khăn và không còn cảnh đứt bữa. Tuy nhiên, tìm hiểu từ thực tế trong thôn, từ tập quán sản xuất canh tác, điều kiện môi trường sống, sinh hoạt... của người dân đều đang rất khó khăn, khiến cho hầu hết hộ vẫn chưa thoát khỏi cảnh quẩn quanh với thiếu thốn.

Mới đây có dịp về thôn Tú Ạc, dù cách trung tâm thị trấn Thường Xuân chừng 30km nhưng con đường từ trung tâm xã đến thôn Tú Ạc vẫn còn gập ghềnh và phần đường giao thông trong thôn là đường cấp phối, nhiều ổ gà nhấp nhô, xói lở.

Con đường vào thôn Tú Ạc xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân vẫn còn nhiều khó khăn.
Con đường vào thôn Tú Ạc xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân vẫn còn nhiều khó khăn

Bí thư Chi bộ Vi Văn Trường (SN 1962) chia sẻ, được sự tín nhiệm của bà con, đảng viên trong thôn, ông được bầu giữ chức Trưởng thôn, Bí thư Chi bộ từ năm 2010 đến nay, ông chứng kiến rất nhiều cái khó, sự thăng trầm của vùng đất này.  

Theo lời ông Trường, xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân là xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Toàn xã có 6 thôn, trong đó Tú Ạc được sáp nhập giữa thôn Tú Tạo và thôn Cụt Ạc từ năm 2018, là 1 trong 3 thôn đặc biệt khó khăn, tỷ lệ nghèo còn cao. Toàn thôn có 186 hộ, với 99% là đồng bào dân tộc Thái sinh sống, thì có đến 55 hộ nghèo, 97 hộ cận nghèo. Hiện nay, bà con Tú Ạc chủ yếu làm ruộng, chăn nuôi, trồng keo, buôn bán nhỏ lẻ, một số người trẻ đi làm ăn xa ở các công ty, hay đi xuất khẩu lao động.

Cái khó nhất về kinh tế của bà con, là phụ thuộc vào nông nghiệp, nhưng toàn thôn chỉ có 29,7ha đất trồng lúa nước cho hai vụ mỗi năm. Nếu chia bình quân, diện tích đất trồng lúa của mỗi hộ dân, là rất hạn chế. Hơn nữa, thôn vẫn chưa có hệ thống kênh mương nội đồng và công trình chứa nước tưới tiêu, điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng, sản lượng cây trồng, vật nuôi của bà con.

Để khắc phục tình trạng này, người dân phải tự tạo guồng nước và dùng dây dẫn nước từ suối vào đồng ruộng. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ mang tính tạm thời và không thể đảm bảo cho sản xuất lâu dài.

Cũng phải kể đến cái khó khác, đó là nhiều năm trước, khu vực rừng thôn Tú Tạo (nay là thôn Tú Ạc) giáp ranh với thôn Bàn Tạn, xã Xuân Lẹ,  là điểm nóng diễn ra hoạt động khai thác vàng tặc. Đến năm 2008-2009, tỉnh, huyện, địa phương quyết liệt xử lý, vì vậy hoạt động khai thác vàng đã không còn diễn ra. Nhờ đó, cuộc sống của bà con nơi đây mới được bình yên.

Bí thư chi bộ Vi Văn Trường nói hiện thôn Tú Ạc vẫn chưa có nhà văn hóa, nên ngôi nhà của ông là nơi diễn ra các cuộc họp thôn, sinh hoạt chi bộ và hoạt động văn hóa, văn nghệ vào dịp lễ, tết của thôn
Bí thư Chi bộ Vi Văn Trường nói hiện thôn Tú Ạc vẫn chưa có nhà văn hóa, nên ngôi nhà của ông là nơi diễn ra các cuộc họp thôn, sinh hoạt chi bộ và hoạt động văn hóa, văn nghệ vào dịp lễ, Tết của thôn

Trò chuyện cùng ông Trường trong ngôi nhà của ông làm bằng gỗ, lợp fibro xi măng, ông còn chia sẻ, thôn Tú Ạc vẫn chưa có nhà văn hóa nên bao năm qua, mọi cuộc họp thôn, sinh hoạt chi bộ và hoạt động văn hóa, văn nghệ vào dịp lễ, tết của thôn Tú Ạc đều diễn ra tại nhà của ông. "Sắp tới, thôn sẽ có nhà văn hóa rồi, nguồn vốn đầu tư từ chương trình mục tiêu quốc gia đấy", ông Trường phấn khởi khoe.

Ông Trường cho biết thêm, cũng may, thôn Tú Ạc có diện tích trồng keo nhiều so với các thôn khác. Những năm gần đây, giá keo ổn định nên bà con có thu nhập từ khai thác, thu hoạch keo.Trung bình mỗi ha thu hoạch 50 - 60 tấn keo, bà con thu về khoảng 50 triệu đồng/ha. Nhưng số hộ này cũng không nhiều nên nhìn chung cuộc sống của bà con còn vất vả lắm, tuy không còn hộ đói, nhưng nhiều gia đình quẩn quanh với thiếu thốn trong sinh hoạt.

Dẫn chúng tôi ra thăm cánh rừng trồng keo của gia đình, ông Trường phấn khởi cho biết: Gia đình ông trồng 2ha keo, hiện nay keo chuẩn bị cho thu hoạch. Thời gian thu hoạch keo từ 5 đến 7 năm, với gia đình ông, cũng như nhiều hộ dân khác, thì keo là cây trồng đem lại thu nhập ổn định. Hiện nay Chi bộ, Ban quản lý thôn Tú Ạc cũng khuyến khích, tuyên truyền bà con mở rộng diện tích trồng keo trên diện tích đất rừng sản xuất của thôn, đồng thời bảo vệ diện tích đất rừng phòng hộ hơn 3.200ha để được hỗ trợ công bảo vệ, chăm sóc có thêm thu nhập cho gia đình.

Ngoài sự nỗ lực của mỗi người dân thì Tú Ạc rất cần sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước từ các chính sách, chương trình MTQG
Ngoài sự nỗ lực của mỗi người dân thì Tú Ạc rất cần sự hỗ trợ của Đảng, Nhà nước từ các chính sách, chương trình MTQG

Chia sẻ về thực trạng tình hình đời sống kinh tế-xã hội của đồng bào Thái thôn Tú Ạc,  ông Cầm Bá Hưng, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Chinh cho biết: Những năm qua, thôn Tú Ạc và đồng bào Thái cũng đã được thụ hưởng những chương trình, dự án chính sách dân tộc đầu tư, hỗ trợ, qua đó cuộc sống của người dân từng bước khởi sắc, bớt khó khăn hơn. 

Tuy nhiên, Tú Ạc xuất phát điểm thấp, do đó điều kiện kinh tế - xã hội của thôn còn rất khó khăn nên chưa thể tự vươn lên được. Những cái khó cũng đã thấy rõ rồi, nhất là đất sản xuất ít, điều kiện canh tác hạn chế, Tú Ạc cần có sự hỗ trợ, đầu tư tăng cường các mô hình sinh kế. Hiện nay, bà con Tú Ạc mong có một con đường bê tông liên thôn để đi lạigiao thương hàng hóa nông sản,  mở ra nhiều cơ hội kinh tế mới cho người dân, cũng như việc đến trường của các cháu được thuận lợi hơn, nhưng Xuân Chinh cũng là xã còn nhiều khó khăn, toàn xã Xuân Chinh có 666 hộ, trong đó có 227 hộ nghèo, 253 hộ cận nghèo, do vậy nguồn kinh phí địa phương có hạn, việc đầu tư, hỗ trợ giải quyết các vấn đề cấp thiết của người dân chỉ trông chờ ngân sách tỉnh, huyện và các chương trình mục tiêu quốc gia.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ

Thôn A Xây, xã Khánh Nam, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) còn có tên gọi trang trọng khác là thôn Bác Hồ. Trong kháng chiến, thôn A Xây là căn cứ cách mạng, người dân một lòng đi theo Đảng, theo Bác Hồ. Trong thời bình, người dân đoàn kết vượt qua khó khăn, học hỏi tiếp cận cách làm kinh tế mới để cùng nhau xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật với nhiều nội dung quan trọng

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật với nhiều nội dung quan trọng

Ngày 22/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5/2025 để xem xét, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng liên quan các dự án luật, đề nghị xây dựng luật và phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Tin tức - Anh Trúc - 3 giờ trước
Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.
Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm kiểm tra về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế

Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm kiểm tra về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 3 giờ trước
Trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ 15/5 kéo dài đến 15/6/2025, Bộ Y tế đã thành lập 15 tổ kiểm tra liên quan đến lĩnh vực dược, mỹ phẩm, y dược cổ truyền, sữa, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế...
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 4 giờ trước
Tình trạng chồng lấn địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum khiến thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) rơi vào cảnh bị bỏ quên trong suốt nhiều năm. Hơn 1.000 người dân Xơ Đăng sinh sống tại đây đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là khó khăn về hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế và sóng điện thoại.
Nghệ An: Khó khăn còn lại trên tuyến giao thông vào các xã vùng lòng hồ ở Tương Dương

Nghệ An: Khó khăn còn lại trên tuyến giao thông vào các xã vùng lòng hồ ở Tương Dương

Xã hội - An Yên - 4 giờ trước
Dự án trọng điểm, sử dụng nguồn vốn thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 xây dựng đường vào các xã vùng lòng hồ thuộc huyện Tương Dương, góp phần cải thiện điều kiện đi lại cho người dân các xã vùng sâu vùng xa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hơn hết, là hoàn thành tiêu chí xã “trắng” đường giao thông ở Nghệ An. Hiện nay, tuyến đường này chỉ còn lại một khó khăn duy nhất, là hạng mục cầu xây dựng hoàn toàn trên lòng hồ thủy điện.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Media - BDT - 4 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn

“Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn

Media - BDT - 5 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 21/5, có những thông tin đáng chú ý sau: “Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn. Chùa Phúc Sơn trên núi Phượng Hoàng. Gìn giữ và truyền dạy nghề thêu của người Dao Đỏ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sư Đoàn 320 trao gần 1,7 tỷ đồng hỗ trợ học sinh DTTS khó khăn vùng biên giới

Sư Đoàn 320 trao gần 1,7 tỷ đồng hỗ trợ học sinh DTTS khó khăn vùng biên giới

Xã hội - Ngọc Thu - 5 giờ trước
Ngày 21/5, Sư Đoàn 320 (Quân đoàn 34) đã triển khai Chương trình “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em đến trường” tại 3 xã biên giới Ia Dom, Ia Nan và Ia Pnôn của huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân các xã khu vực miền núi thực hiện hoạt động bầu cử

Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân các xã khu vực miền núi thực hiện hoạt động bầu cử

Thời sự - Hoàng Quý - 5 giờ trước
Sáng 21/5, trong phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, các Đại biểu Quốc hội bày tỏ đặc biệt quan tâm tới hoạt động bầu cử tại các xã sau khi thực hiện chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương thành 2 cấp, đặc biệt là các xã miền núi, vùng DTTS.
Đắk Nông: Kỷ luật cảnh cáo nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Đắk Nông: Kỷ luật cảnh cáo nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Pháp luật - Lê Hường - 5 giờ trước
Ngày 21/5, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Nông vừa ban hành Công văn số 715-CV/UBKTTU ngày 16/5/2025 về việc thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
Quảng Ninh: Đã tìm thấy nạn nhân thứ 5 trong vụ mất tích do lũ cuốn

Quảng Ninh: Đã tìm thấy nạn nhân thứ 5 trong vụ mất tích do lũ cuốn

Trang địa phương - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Chiều 21/5, tại đập Hải An, xã Quảng Thành, huyện Hải Hà (Quảng Ninh) xảy ra vụ việc 7 thanh thiếu niên bị nước lũ cuốn trôi, trong đó 2 em hiện vẫn đang mất tích.