Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Bản Vui mong một cây cầu...

Quỳnh Trâm - 22:34, 08/06/2024

Mong có một cây cầu bắc qua sông Mã là niềm ước mơ lâu nay của người dân ở bản Vui, xã Phú Xuân, huyện vùng cao Quan Hóa (Thanh Hóa). Bởi, thiếu thốn cơ sở hạ tầng, giao thông cách trở, chính là một trong những nguyên nhân quan trọng kìm hãm sự phát triển kinh tế, đời sống xã hội của 114 hộ với 600 nhân khẩu dân tộc Mường nơi đây.

Người dân bản Vui muốn đến trung tâm xã chỉ có duy nhất một con đường là đi đò qua sông Mã
Người dân bản Vui muốn ra trung tâm xã chỉ có duy nhất một con đường là đi đò qua sông Mã

Cuộc sống qua những chuyến đò tròng chành

Mặc dù, chỉ cách trung tâm xã chừng 8km, thế nhưng để đến được bản Vui, xã Phú Xuân - là một trong 4 bản khó khăn nhất của huyện Quan Hóa (Thanh Hóa), chúng tôi đã phải mất hơn 1 giờ đồng hồ di chuyển với cung đường trèo đèo, lội suối. Bản Vui  - ngôi làng nhỏ nép mình bên dòng sông Mã, được bao bọc bởi những ngọn núi cao ngút ngàn. Cảnh sắc yên bình như một bức tranh thủy mặc, nhưng đời sống bà con người dân tộc Mường ở đây vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại.

Bí thư kiêm Trưởng bản Hà Văn Tuấn cho biết: Bản Vui có gần 600 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào Mường, hệ thống giao thông bất tiện, cuộc sống mưu sinh của người dân khó khăn trăm bề, thu nhập chính vẫn phụ thuộc vào ít lúa, vầu, sản vật núi rừng như măng, mật ong. Ngoài ra, bà con nuôi thêm gà, ngan, vịt, lợn nhưng chủ yếu là tự cung tự cấp chứ không bán được do cách trở, cô lập. Còn, nếu tự vận chuyển ra trung tâm xã, huyện thì tiền bán được cũng chẳng bù lại tiền xăng, công sức bỏ ra. Rồi mọi chuyện lớn nhỏ từ ma chay, cưới hỏi, ốm đau, bệnh tật... người dân phải trông chờ vào chiếc đò nhỏ, nên thường rất bị động.

Bao năm qua, người dân muốn ra trung tâm xã làm việc, xin giấy tờ, giao thương, buôn bán, con trẻ đi học chỉ có một con đường duy nhất là đi qua đò vượt sông Mã. Chưa hết, con đường dẫn vào bản cũng gập ghềnh, chông gai với nhiều đoạn đường đất, dốc cao, qua nhiều con suối nhỏ, mỗi khi mùa mưa xuống, phương tiện không đi lại được vì đường sình lầy, trơn trượt. Từ xưa đến nay, người dân đều lựa chọn di chuyển bằng đò qua sông. 

"Cuộc sống “lụy đò” đã kìm hãm sự phát triển kinh tế, đời sống xã hội của 114 hộ dân tộc Mường nơi đây. Do vậy, bà con thường sống khép kín, quanh quẩn với mô hình “tự cung, tự cấp”, đói nghèo, lạc hậu cứ thế như một vòng luẩn quẩn. Bản có 114 hộ, nhưng còn 37 hộ nghèo",  ông Tuấn chia sẻ.

Đã hơn 4 năm làm nghề lái đò đưa người qua sông bất kể trời mưa hay nắng, ông Hà Văn Inh (xã Phú Xuân) cho biết, để phục vụ nhu cầu đi lại cho bà con, ngoài giờ đưa đò từ 6h sáng đến 6h tối, ai có nhu cầu hoặc công việc muốn qua sông ông đều tận tình đưa đón, không quản ngại thời tiết hay giờ giấc. 

Ông kể, có thời điểm giữa đêm cho đến tận sáng sớm, nhận được nhiều cuộc điện thoại cầu cứu của người dân, nửa đêm có người ốm đau đi bệnh viện, hay ai đó đi làm ăn xa trở về làng muộn, ông đều không thể từ chối được. Với ông Inh, nghề đưa đò không mang lại thu nhập đáng là bao, nhưng ông muốn phục vụ bà con bằng cái tâm của mình. Chịu khó và cần mẫn là vậy, nhưng vào mùa mưa bão, những ngày nước sông Mã dâng cao và dữ dội, con đò cũng phải gác lại chờ khi lũ qua đi, bởi những lúc như vậy, dòng nước vô cùng nguy hiểm. Khi đó, bản Vui thực sự bị cô lập với thế giới bên ngoài.

“Mong sao, Nhà nước sớm đầu tư cho bà con cây cầu, để cuộc sống đỡ khó khăn hơn”, ông Inh nói.

Sự học cũng bị... đứt đoạn  

Ở bản Vui có 2 điểm trường lẻ ở bậc mầm non và tiểu học với tổng gần 45 học sinh. Đối với các cháu bậc THCS, THPT nếu muốn đến trường hằng ngày phải đi qua sông, vào mùa mưa bão hoặc khi Nhà máy Thủy điện Trung Sơn xả lũ, mực nước sông Mã dâng cao, chảy xiết khiến các cháu phải nghỉ học do không thể qua sông. Do đó, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của học sinh trong bản. Vất vả nên nhiều em đã bỏ học từ những năm cấp 2 để phụ giúp gia đình kiếm sống.

Người dân mong muốn Nhà nước sớm đầu tư cho bà con cây cầu, để cuộc sống đỡ khó khăn hơn
Người dân mong muốn Nhà nước sớm đầu tư cho bà con cây cầu, để cuộc sống đỡ khó khăn hơn

 Hơn 10 năm công tác ở điểm trường bản Vui (Trường Tiểu học Thanh Xuân, xã Phú Xuân) hơn ai hết thầy giáo Hà Văn Tùng hiểu rõ về nỗi nhọc nhằn của bà con. Điểm trường có 32 học sinh/5 lớp, dù chỉ cách nhà chừng hơn 10km, thế nhưng thầy cùng đồng nghiệp thường xuyên phải sống xa gia đình. Theo thầy Tùng, vì giao thông cách trở, đi lại bất tiện nên thầy cô phải ở lại nhiều ngày, gặp mưa gió có khi cả tháng mới được về. 

"Vất vả nhất là các em đang theo học ở các trường THCS, THPT, mỗi khi đi học phải dậy từ rất sớm rồi ra đợi bến đò, nhiều lúc đò hư hỏng thì các em phải nghỉ học vì không còn con đường nào khác. Công tác xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng giáo dục... của địa phương vì thế hết sức gian nan", thầy Tùng bộc bạch.

Chia sẻ về điều này, ông Cao Hồng Được, Chủ tịch UBND xã Phú Xuân cho biết: Mặc dù, hằng năm cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm, tranh thủ các nguồn lực, thực hiện chế độ, chính sách cho Nhân dân, nhưng do đặc thù địa hình cách trở bởi dòng sông Mã nên về mùa mưa, lũ là nơi này bị cô lập hoàn toàn. Điều này, cản trở rất nhiều đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con. 

"Bất cập nhất không chỉ đến từ đi lại, giao thương mà liên quan đến nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là chất lượng học tập của các em học sinh. Chính quyền cũng đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp, các ngành quan tâm xây dựng cầu treo. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách còn hạn chế, nên niềm mong mỏi từ bao đời nay của người dân vẫn chưa thành hiện thực...", Chủ tịch xã Cao Hồng Được cho hay.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chuyện đồng bào Bru Vân Kiều giao mặt bằng làm đường cao tốc

Chuyện đồng bào Bru Vân Kiều giao mặt bằng làm đường cao tốc

Trong văn hóa truyền thống của người Bru Vân Kiều, “Rừng ma” là đất cấm, bất khả xâm phạm. Ấy vậy mà khi có dự án đường cao tốc đi qua, người Bru Vân Kiều ở xã Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã vượt qua “lời nguyền” để di dời “Rừng ma” vì lợi ích chung của quốc gia
Nghệ An: Ngày nắng nóng, người dân đi cấy lúa ban đêm

Nghệ An: Ngày nắng nóng, người dân đi cấy lúa ban đêm

Xã hội - Minh Nhật - 6 giờ trước
Do nắng nóng kéo dài, để vừa kịp thời gian vụ mùa, vừa đảm bảo cho sức khỏe, bà con nông dân vùng cao Nghệ An đã chọn phương pháp cấy lúa vào ban đêm để tránh nắng.
Lạng Sơn: Dịch tả lợn châu Phi lan rộng, 35 xã công bố dịch

Lạng Sơn: Dịch tả lợn châu Phi lan rộng, 35 xã công bố dịch

Xã hội - Minh Thu - 6 giờ trước
Từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn diễn biến rất phức tạp, dịch bệnh đã bùng phát và lan rộng tại tất cả 10 huyện và Tp. Lạng Sơn. Chính quyền 35 xã tại các huyện Lộc Bình, Văn Quan, Bình Gia đã công bố dịch và triển khai thực hiện các biện pháp bao vây, dập dịch.
Những lưu ý khi cài đặt xác thực khuôn mặt trên App ngân hàng

Những lưu ý khi cài đặt xác thực khuôn mặt trên App ngân hàng

Tin tức - Minh Nhật (t/h) - 6 giờ trước
Ngày 1/7 là thời điểm bắt buộc phải xác thực sinh trắc nếu muốn chuyển tiền lớn hơn 10 triệu đồng. Vậy, khi cài đặt xác thực khuôn mặt trên App ngân hàng cần lưu ý những gì?
Đảng bộ Agribank nâng cao vai trò lãnh đạo góp phần phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn, nông dân

Đảng bộ Agribank nâng cao vai trò lãnh đạo góp phần phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn, nông dân

Kinh tế - Nguyễn Hoa - 6 giờ trước
Thực hiện nhiệm vụ chính trị với vai trò “trụ đỡ” của nền kinh tế trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn, Đảng bộ Agribank đã có nhiều nỗ lực để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, tăng trưởng tín dụng. Theo đó, với phương châm “lấy khách hàng làm trung tâm” hơn 36 năm đồng hành phát triển cùng “Tam nông” và 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, Agribank đã hiện thực hóa mục tiêu phát triển nền nông nghiệp Việt Nam văn minh, hiện đại, lấy nông nghiệp làm gốc và là điểm tựa cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Những miền đất “đất khó” ở Quảng Trị chuyển mình: Đầu tư cho sự học vùng DTTS và miền núi (Bài 2)

Những miền đất “đất khó” ở Quảng Trị chuyển mình: Đầu tư cho sự học vùng DTTS và miền núi (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 6 giờ trước
Những năm gần đây, vùng đồng bào DTTS, miền núi ở Quảng Trị đã có thêm nhiều ngôi trường khang trang mọc lên thay cho “trường tạm, lớp mượn”, cùng với những ngôi nhà công vụ kiên cố. Sự quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, đã giúp cho giáo viên an tâm công tác, con em đồng bào DTTS thêm yêu trường lớp, yêu thầy cô. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho những vùng khó.
Tin trong ngày - 24/6/2024

Tin trong ngày - 24/6/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 24/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Công bố Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cháy nhà ở Lâm Đồng, 3 cháu nhỏ trong một gia đình tử vong. Nữ trưởng thôn người Dao Nhiệt huyết, trách nhiệm. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khởi sắc ở vùng biên A Lưới

Khởi sắc ở vùng biên A Lưới

Phóng sự - Phạm Tiến - 6 giờ trước
Với phương châm “3 bám, 4 cùng, 6 xóa”, Đoàn kinh tế - Quốc phòng 92, Quân khu 4 đang đồng hành cùng đồng bào xây dựng vùng biên A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng khởi sắc. Đời sống, kinh tế đồng bào không ngừng cải thiện, phát triển, thế trận lòng dân ngày một bền chặt.
Hội LHPN Việt Nam: Tuyên truyền kiến thức về sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em

Hội LHPN Việt Nam: Tuyên truyền kiến thức về sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em

Trang địa phương - Thu Hiên-Thúy Hồng - 21:05, 24/06/2024
Trong khuôn khổ Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong 2 ngày 23 - 24/6, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức chuỗi sự kiện truyền thông vận động phụ nữ sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi. Tham dự sự kiện có khoảng 300 hội viên, phụ nữ, cộng tác viên dân số, cô đỡ thôn bản các xã có tỷ lệ sinh con tại nhà cao.
Sự thật về thông tin ruộng lúa tự bốc cháy tại Gia Lai?

Sự thật về thông tin ruộng lúa tự bốc cháy tại Gia Lai?

Tin tức - T.H - 21:01, 24/06/2024
Liên quan đến hiện tượng mặt ruộng tự bốc khói, cháy ở xã Bar Măih, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, lãnh đạo xã cho biết đây là hiện tượng bình thường, không như những thông tin về "ngày tận thế" lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang cho người dân.
Kiên Giang: Xuất quân thực hiện các hoạt động Tết quân - dân năm 2025

Kiên Giang: Xuất quân thực hiện các hoạt động Tết quân - dân năm 2025

Tin tức - Tào Đạt - Phương Vũ - 20:54, 24/06/2024
Sáng 24/6, Ban Chỉ đạo các hoạt động Tết quân - dân giai đoạn 2021 - 2025 tổ chức lễ xuất quân thực hiện các hoạt động Tết quân - dân năm 2025 tại xã Phú Lợi, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang. Đến dự và chỉ đạo buổi lễ có ông Nguyễn Lưu Trung - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, Trưởng Ban Chỉ đạo các hoạt động Tết quân - dân giai đoạn 2021 - 2025.
Mẹ không tắt bếp gas khi ra ngoài, 3 cháu nhỏ tử vong thương tâm

Mẹ không tắt bếp gas khi ra ngoài, 3 cháu nhỏ tử vong thương tâm

Tin tức - T.H - 20:50, 24/06/2024
Ngày 24/6, Đại tá Trần Vĩnh Phú - Trưởng Công an Tp. Đà Lạt (Lâm Đồng), thông tin chính thức về vụ cháy nhà làm 3 cháu nhỏ tử vong.