Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hàng chục năm sống cơ cực trong vùng lõi Vườn quốc gia Bến En

Quỳnh Trâm - 18:36, 10/06/2023

Sau khi quy hoạch Vườn quốc gia Bến En, nhiều người dân tộc Thái vốn sống nhờ rừng ở huyện Như Xuân (Thanh Hóa) đã không còn kế sinh nhai, khi không còn đất rừng sản xuất. Trong khi ruộng lúa thì thường xuyên bị ngập nước khiến họ thiếu thốn nhiều bề, không thể thoát nghèo.

Người dân thôn Làng Mài, xã Bình Lương vào mùa mưa lũ thường xuyên bị ngập nước do mực nước lòng hồ sông Mực dâng cao
Người dân thôn Làng Mài, xã Bình Lương vào mùa mưa lũ thường xuyên bị ngập nước do mực nước lòng hồ sông Mực dâng cao

Theo phản ánh của nhiều hộ dân ở các xã Hóa Quỳ, Xuân Quỳ, Tân Bình, huyện Như Xuân (Thanh Hóa), qua nhiều đời, đồng bào dân tộc Thái đã bám rừng, lập làng sinh sống ở đây hàng trăm năm. Đến năm 1992, Vườn quốc gia Bến En mới được thành lập, theo đó nhiều diện tích đất ở, đất canh tác của người dân trở thành vùng lõi và vùng đệm của Vườn quốc gia.

Mặc dù, các cấp chính quyền đã có chủ trương để giải quyết vấn đề này cho người dân nằm trong dự án. Tuy nhiên, do chưa được giải quyết nên nhiều năm nay, người dân sống trong thế đi cũng dở ở cũng không xong, cuộc sống khó khăn trăm bề.

“Chúng tôi đã sống nhiều đời tại đây, khi Vườn Quốc gia Bến En được thành lập, tất cả các hộ bị khoanh vào khu rừng đặc dụng. Đã gần 30 năm nay, các hoạt động như cấp đất, xây nhà đều bị cấm, đất canh tác không có, các hộ lâm vào cảnh rất khó khăn”, bà Lương Thị Nguyện, trú tại thôn Thanh Bình, xã Tân Bình, huyện Như Xuân cho hay.

Bà Nguyện cho biết thêm, nhiều đời nay các gia đình sống tại đây, giờ tích cóp muốn xây dựng, sửa sang lại nhà cũng không được, đất ở không được chấp nhận, đất sản xuất cũng không. Thậm chí, làm vườn thôi cũng bị cấm.

Anh Lương Văn Thiệp (SN 1971) cũng ngao ngán cho biết, rất nhiều hộ gia đình trong thôn Thanh Bình đều chịu chung một nỗi khó khăn vất vả như vậy. “Khó khăn nhất là muốn tăng gia sản xuất cũng không có đất. Nuôi trâu, bò cũng không được thả vào rừng vì thuộc đất vườn quốc gia. Muốn có vốn để sản xuất kinh doanh thì cũng không có gì để thế chấp vay ngân hàng. Thật sự khốn khó trăm bề. Chúng tôi chỉ có thể sống mỏi mòn chờ đợi một sự đổi thay”, anh Thiệp nói.

Đời sống của các hộ dân vùng lõi, vùng đệm Vườn quốc gia Bến En gặp rất nhiều khó khăn do thiếu đất sản xuất
Đời sống của các hộ dân vùng lõi, vùng đệm Vườn quốc gia Bến En gặp rất nhiều khó khăn do thiếu đất sản xuất

Ông Đặng Hữu Nghị - Giám đốc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bến En cho biết, sau khi có quyết định trở thành Vườn Quốc gia Bến En, đơn vị đã lập Đề án quy hoạch từ năm 2016, trong đó có cả những giải pháp để giải quyết tình trạng này để trình và xin ý kiến các bộ, ban ngành liên quan. Tuy nhiên, Đề án đã phải điều chỉnh nhiều lần, nên vấn đề trên của các hộ dân vẫn chưa được giải quyết.

“Trải qua rất nhiều các thủ tục hồ sơ, ý kiến thẩm định, đến nay, vấn đề trên vẫn đang nằm ở Bộ NN&PTNT. Đơn vị cũng như huyện và tỉnh cũng có những cái khó, không đủ thẩm quyền để giải quyết”, ông Nghị nói.

Khó khăn chưa dừng ở đó, mỗi khi mùa mưa đến, nước sông Mực dâng cao khiến nhiều hộ dân bị ngập lụt, cô lập. Đồng thời, nhiều diện tích trồng lúa cũng bị ngập trong nước, không thể canh tác.

Ông Lương Quang Quyên, thôn Làng Mài, xã Bình Lương cho biết, gia tài của cả gia đình chỉ có có 4 sào ruộng nhưng thường xuyên bị ngập nước lòng hồ sông Mực. Bao năm qua làm vất vả vẫn không đủ ăn.

Theo ông Đinh Bình Phú - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Lương, xã có 3 thôn vùng đệm và 2 thôn vùng lõi thuộc Vườn quốc gia Bến En, toàn xã có 14 hộ thiếu đất sản xuất, và một số hộ dù được cấp đất nhưng hay bị ngập lụt lòng hồ sông Mực nên không thể sản xuất.

Khu vực đất của người dân xã Bình Lương bị ngập nước hồ sông Mực nên không thể sản xuất được
Khu vực đất của người dân xã Bình Lương bị ngập nước hồ sông Mực nên không thể sản xuất được

Ông Lê Tiến Đạt - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Như Xuân cho biết, huyện có khoảng 56 hộ dân sống tại vùng lõi và vùng đệm Vườn quốc gia Bến En thuộc xã Hóa Qùy, xã Tân Bình và xã Bình Lương, các hộ dân sống ở đây từ trước khi thành lập Vườn quốc gia Bến En. Do quá trình quy hoạch Vườn quốc gia Bến En, người dân không được di chuyển ra ngoài ranh giới quy hoạch rừng đặc dụng, không được quy hoạch đất ở và đất sản xuất, đời sống của Nhân dân khó khăn.

"Chính quyền địa phương và bà con nơi đây rất mong các bộ, ngành Trung ương, các cấp lãnh đạo tập trung giải quyết dứt điểm những vấn đề còn vướng mắc trong các đề án, kế hoạch, phương án đã trình, sớm có giải pháp tạo điều kiện hỗ trợ sinh kế cho các hộ dân ở vùng lõi, nhất là việc giao đất cho địa phương quản lý để bàn giao cho Nhân dân ổn định cuộc sống, thoát nghèo", ông Đạt đề xuất

Được biết, ngày 28/3/2023, Sở NN&PTNT Thanh Hóa có báo cáo chuyển mục đích sử dụng rừng trên địa bàn, trong đó có đề nghị Bộ NN&PTNT, xem xét trình Thủ tướng chấp thuận, điều chỉnh giảm 368,406 ha đất của Vườn quốc gia Bến En để giao đất lâu dài cho dân cư sống trong vùng lõi.

Đề xuất trên của tỉnh Thanh Hóa liệu có được chấp thuận hay không, lại là câu chuyện khác. Còn hiện tại người dân sống ở vùng lõi Vườn quốc gia thì vẫn phải mòn mỏi trông chờ!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Tin nổi bật trang chủ
Và rừng sẽ thêm xanh...

Và rừng sẽ thêm xanh...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 1 phút trước
Đổ dốc Bù Sen, những cánh rừng bát ngát của xã Diên Lãm (Quỳ Châu, Nghệ An) đã ở phía xa xa. Núi với rừng, cứ thế tiếp diễn, xanh ngắt, tưởng như mênh mông đến vô cùng. Hỏi ra mới hay, đó là những cánh rừng được cộng đồng người Thái ở bản Hốc đang ngày đêm gìn giữ bằng hương ước nghiêm ngặt.
Chàng trai mang

Chàng trai mang "shopping 0 đồng" đến với đồng bào DTTS Điện Biên

Xã hội - Minh Nhật (T/h) - 1 giờ trước
Với quần áo cũ được cộng đồng mạng khắp cả nước gửi về, anh Nguyễn Quốc Việt (34 tuổi) đã mang '"hopping 0 đồng" đến với bà con miền núi Điện Biên suốt 7 năm qua.
Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Giải pháp chấm dứt tình trạng sạt lở vùng đồng bào DTTS Kỳ Sơn

Xã hội - An Yên - 1 giờ trước
Kỳ Sơn là huyện biên giới của tỉnh Nghệ An – đây là địa bàn hễ mưa xuống là có sạt lở. Tính sơ sơ mỗi năm, thiên tai đã làm thiệt hại của huyện hàng trăm tỷ đồng. Dẫu vậy thì những giải pháp phòng chống sạt lở của các cấp chính quyền địa phương lại gần như là “bất khả kháng”, nên sự hỗ trợ nguồn lực đầu tư lớn từ Nhà nước, từ nhiều nguồn lực và từ phía người dân để từng bước, tiến tới chấm dứt tình trạng sạt lở ở Kỳ Sơn luôn đặc biệt quan trọng.
Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kiên Giang: Quyết liệt giải quyết những vấn đề trọng tâm cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” của EC

Kinh tế - Như Tâm - 1 giờ trước
Tỉnh Kiên Giang đang tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách để giải quyết 4 vấn đề trọng tâm trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là chống khai thác IUU). Nỗ lực này không chỉ góp phần cùng cả nước gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC) mà còn là giải pháp để Kiên Giang cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững.
Lào Cai: Hơn 5 nghìn hộ dân sẽ được hỗ trợ cải tạo, xây dựng nhà mới năm 2024

Lào Cai: Hơn 5 nghìn hộ dân sẽ được hỗ trợ cải tạo, xây dựng nhà mới năm 2024

Chính sách dân tộc - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Năm 2024, tỉnh Lào Cai phấn đấu hỗ trợ cho hơn 5.600 hộ dân làm nhà mới, cải tạo và nâng cấp nhà ở.
VinFast thần tốc làm VF 8 mui trần tham gia Lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ như thế nào?

VinFast thần tốc làm VF 8 mui trần tham gia Lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ như thế nào?

Khoa học - Công nghệ - PV - 1 giờ trước
Hình ảnh những chiếc VF 8 mui trần đi giữa rừng cờ đỏ sao vàng là khoảnh khắc ấn tượng và đầy tự hào trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Thừa Thiên Huế: Khởi tố người mẹ giao xe cho con khi chưa đủ điều kiện điều khiển tham gia giao thông gây tai nạn

Thừa Thiên Huế: Khởi tố người mẹ giao xe cho con khi chưa đủ điều kiện điều khiển tham gia giao thông gây tai nạn

Pháp luật - Khánh Ngân - 1 giờ trước
Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với bà Hoàng Thị Lan, về hành vi giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển tham gia giao thông, gây tai nạn làm 1 người chết.
Những ngôi nhà độc lạ ở Việt Nam

Những ngôi nhà độc lạ ở Việt Nam

Du lịch - Ngọc Ánh (T/h) - 1 giờ trước
Từ những ý tưởng sáng tạo độc đáo, lạ lùng đầy táo bạo, những “kiến trúc sư” cũng chính là chủ nhân những “công trình nghệ thuật” độc nhất vô nhị này này đã tạo ra những ngôi nhà độc lạ, ấn tượng, thu hút nhiều du khách tới tham quan, chiêm ngưỡng.
Khánh Hoà: Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu huyện Khánh Sơn cần tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Khánh Hoà: Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu huyện Khánh Sơn cần tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 1 giờ trước
Nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà Nguyễn Tấn Tuân, vừa có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Khánh Sơn để nắm bắt tình hình và chỉ đạo địa phương thực hiện.
Quảng Nam: Gần 8.000 hộ gia đình miền núi sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025

Quảng Nam: Gần 8.000 hộ gia đình miền núi sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn yêu cầu 9 huyện miền núi khẩn trương triển khai thực hiện kế hoạch sắp xếp, ổn định dân cư năm 2024 đảm bảo tiến độ thực hiện Nghị quyết 23/2021 của HĐND tỉnh Quảng Nam.