Thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên - Huế quan tâm, đẩy mạnh giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn, trong đó chú trọng công tác xuất khẩu lao động đi làm việc tại nước ngoài. Hoạt động này vừa giải quyết công ăn việc làm, vừa tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, góp phần vào công tác giảm nghèo bền vững của địa phương.
Phóng sự -
An Yên-CTV -
07:48, 18/10/2024 Rời đất Con Cuông (Nghệ An), chúng tôi cứ mãi nghĩ suy về câu chuyện những người trẻ Đan Lai rời núi, vượt rừng sang xứ người mưu sinh, tìm cách thay đổi cuộc sống. Đó cũng là điều đáng mừng về sự chuyển biến nhận thức, sự nỗ lực, quyết tâm để thay đổi cuộc sống của lớp trẻ; là kết quả từ thực hiện chính sách dân tộc và các chương trình MTQG của Nhà nước dành cho đồng bào DTTS ở những vùng khó khăn..
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Kon Tum sớm phối hợp đưa lao động Y Nghen, thôn Kon Sơ Tiu, xã NgọK Réo, huyện Đăk Hà và lao động Y Tha, thôn Đăk Lúp, xã Đăk Nên, huyện Kon Plông đang gặp khó khăn khi xuất khẩu lao động tại thị trường Ả Rập Xê Út về nước. Đó là một trong những yêu cầu của UBND tỉnh Kon Tum tại Công văn số 1298 về việc “tăng cường công tác quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.
Xã hội -
Minh Nhật -
20:05, 24/07/2024 Sáng 24/7, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Tây Ninh phối hợp cùng Công an các tỉnh: Tây Ninh, An Giang, Đắk Lắk, Bạc Liêu và Thanh Hóa tiếp nhận 39 công dân Việt Nam từ lực lượng chức năng Campuchia.
Tin tức -
Ngọc Chí -
15:58, 20/02/2024 Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum, ngày 19/2, Công ty Colecto đã có văn bản gửi Sở báo cáo về việc giải quyết đối với trường hợp chị Y Nghen ở xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà (Kon Tum) đang ở tại Ả Rập Xê Út. Hiện Công ty đã liên hệ được với lao động Y Nghen và đang phối hợp với các đơn vị liên quan làm thủ tục để sớm đưa Y Nghen về nước.
Cùng với hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề thì việc kết nối giải quyết việc làm, thúc đẩy lao động người DTTS tham gia thị trường lao động ngoài nước, là nội dung trọng tâm của Tiểu dự án 3 – Dự án 5 của Chương trình MTQG 1719. Những cơ chế, chính sách trong Chương trình MTQG được kỳ vọng “khơi thông” con đường xuất khẩu lao động - giải pháp giảm nghèo hiệu quả cho vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhưng nhiều năm nay vẫn chưa có nhiều khởi sắc.
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương bình và Xã hội) vừa cho biết, trong 7 tháng đầu năm 2023, số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã vượt mốc 85.000 người.
Năm 2022 có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 70,1% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có loạt bài phản ánh “Y Nghen và những giọt nước mắt nơi xứ người”, đến nay, chị Y Nghen (thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) đã được về nước trong niềm vui mừng của các thành viên trong gia đình.
Cuộc sống quá khó khăn, năm 2017 chị Y Nghen (dân tộc Xơ Đăng), ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà (Kon Tum) tham gia xuất khẩu lao động, làm giúp việc tại thị trường Ả Rập Xê Út với kỳ vọng sẽ có được số tiền tích lũy để sau này chăm lo cho gia đình. Thế nhưng 7 năm lưu lạc nơi xứ người, chị Y Nghen không nhận được tiền lương như cam kết và cũng không biết khi nào có thể được về nước. Ở quê nhà thì 7 đứa con đang ngóng trông mẹ về từng ngày.
Nhóm đối tượng làm giả hồ sơ để xin cấp thị thực nhằm đưa một số người nhập cảnh sang Australia dưới vỏ bọc tu hành để thu 300 triệu đồng.
Bạn đọc -
Ngọc Chí -
07:15, 20/01/2024 Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có bài phản ánh: “Y Nghen và những giọt nước mắt nơi xứ người”, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum đã thông tin đến Cục Quản lý lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Ngay sau đó, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã làm việc với Công ty Cổ phần Xuất khẩu lao động và Thương mại du lịch (Colecto.Jsc) về việc giải quyết khiếu nại liên quan đến nhiều lao động, trong đó trường hợp của lao động Y Nghen ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà (Kon Tum).
Nhằm nâng cao năng lực đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, trong 4 ngày (từ ngày 1 - 4/8), tại Tp. Pleiku, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức 4 lớp tập huấn. Tham gia, có 1.175 học viên là lãnh đạo, chuyên viên Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, tuyên truyền viên cơ sở, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, già làng, Người có uy tín và doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động.
Kinh tế -
Hoàng Minh -
10:30, 05/07/2023 Theo thông tin được Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) công bố, trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 72.294 người, đạt hơn 60% kế hoạch so với chỉ tiêu 110.000 lao động đề ra cho cả năm.
Chính sách hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng như thị trường lao động ngoài nước hiện đã được mở rộng. Do đó, việc cung cấp thông tin về thị trường cũng như chính sách hỗ trợ là giải pháp then chốt để thúc đẩy xuất khẩu lao động (XKLDD) ở các huyện nghèo.
Đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài, không chỉ giúp lao động người DTTS có thu nhập mà còn có điều kiện để nâng cao trình độ, tiếp cận kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Lực lượng lao động này sau khi về nước cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xã hội -
G.H -
11:06, 08/03/2023 Theo số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong 2 tháng đầu năm 2023 là hơn 28.400 lao động. So với cùng kỳ năm 2022, con số này cao hơn 20 lần.
Đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, lao động người DTTS được hỗ trợ từ chi phí đào tạo, học ngoại ngữ, học nghề, khám sức khỏe,… cho đến thủ tục xuất nhập cảnh và cho vay toàn bộ chi phí với lãi suất ưu đãi. Tuy vậy, người dân ở các huyện nghèo vẫn chưa mặn mà tiếp cận chính sách này.
Theo thông tin từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội Đắk Lắk, năm 2022, tỉnh vượt chỉ tiêu tạo việc làm và xuất khẩu lao động.
Trong các nhóm giải pháp giảm nghèo thì giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu lao động mang lại hiệu quả rõ rệt; đồng thời cũng là giải pháp để hạn chế tình trạng lao động “chui”. Từ hướng đi này, nhiều lao động người DTTS ở ở các huyện nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi sau khi được tiếp cận chính sách ưu đãi của Nhà nước đã vươn lên; tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế nên xuất khẩu lao động vẫn chưa đạt mục tiêu như kỳ vọng.