Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Màu hoa lửa chênh chao

Tiêu Dao - 3 giờ trước

Từ thế hệ này sang thế hệ khác, nghề rèn xứ Cố Đô thủa xưa được giữ lại cho đến tận bây giờ, bất chấp những đổi thay của thời cuộc. Dẫu nhiều khốn khó và nặng nhọc, nhưng nhờ nghề này nhiều người dân tại các làng nghề đã phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, vừa có thu nhập lại vừa giữ được nghề của cha ông truyền lại.

Từ lâu, nghề rèn đã trở thành nét văn hóa trong đời sống của người dân phố cổ Bao Vinh.
Từ lâu, nghề rèn đã trở thành nét văn hóa trong đời sống của người dân phố cổ Bao Vinh.

Khi lò rèn còn đỏ lửa

Lò nhóm lên, lửa than được gió từ ống bễ tiếp sức chẳng mấy chốc đã cháy bùng, nóng rực. Những thỏi sắt được vùi sâu trong than đỏ một lúc sau cũng đã đỏ hồng, mềm dịu. Rồi dưới âm thanh đùng đục, êm êm của từng nhát búa, thỏi sắt dần dần biến hình thành cái liềm, cái rựa. Chiếc búa gõ xuống mảnh thép đỏ ối bắn tung tóe ra những hoa lửa để dần tạo dáng hình cho sản phẩm rèn. Người thợ rèn mồ hôi nhỏ xuống miếng thép nóng rực đỏ trong tay cặm cụi xuống búa. Cần mẫn và tỉ mẩn, miệt mài và chau chuốt, nâng niu và tấm tắc, những miếng thép dần dần tạo thành nhiều sản phẩm từ nông cụ, các sản phẩm nhà bếp đến nhiều sản phẩm độc đáo khác.

Những làng rèn còn lại ở xứ cố kinh vẫn âm thầm tồn tại như thế đã mấy trăm năm. Xứ Huế bây giờ chỉ còn vài làng rèn đếm trên đầu ngón tay, mà trong số những làng rèn vang danh một thủa ấy có làng chỉ còn lại 1-2 hộ làm nghề, như làng rèn Hiền Lương ở huyện Phong Điền. Và chẳng mấy người biết rằng, làng rèn Hiền Lương ấy có tuổi đời ngót nghét trên 500 năm, và đây cũng là làng rèn khởi nguồn của những làng rèn Cầu Vực (TX. Hương Thủy) hay làng rèn Bao Vinh (phường Hương Vinh, TP Huế) sau này.

Nghệ nhân làng cổ Bao Vinh duy trì nghề làm nghề rèn.
Nghệ nhân làng cổ Bao Vinh duy trì nghề rèn

Biết bao thế hệ sống và thác, ông bà xưa kia đã làm nghề rồi trao truyền lại cho con cháu từ thế hệ này sang thế hệ sau, cứ thế nghề rèn xứ kinh kỳ thủa xưa được giữ lại cho đến tận bây giờ, bất chấp những đổi thay của thời cuộc. Người làng rèn ở phố cổ Bao Vinh hay làng rèn Cầu Vực đều rèn mọi thứ thủ công bằng chính đôi bàn tay khéo léo và kinh nghiệm của mình để tạo ra những sản phẩm đơn giản như xà beng, búa tạ, vót, dao, liềm... để phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Làm nghề nào cũng có nỗi cực nhọc riêng, có yêu nghề mới có thể làm kế sinh nhai được. Người thợ rèn nào cũng tâm niệm điều ấy. Từ cậu phụ việc tuổi mười bảy cho tới bậc lão niên có 50 - 60 năm kinh nghiệm rèn cũng vậy. Nghề rèn thủ công bao giờ cũng thế, chủ yếu dựa vào đôi tay, những nhát búa nặng hay nhẹ đều ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Một chiếc dao bổ cau chẳng thể nào gõ búa mạnh như rèn dao quắm. Cái tinh túy của nghề không phải chỉ được chắt lọc qua thời gian, mà qua chính sự dụng tâm của người thợ trong mỗi bước rèn. Công việc tưởng chừng đơn giản nhưng đã là thợ rèn đòi hỏi phải có một sức khỏe dẻo dai, bền bỉ và lòng kiên trì, nhẫn nại mới có thể bám trụ được với nghề.

Thợ rèn ở Bao Vinh vẫn đỏ lửa lò rèn.
Thợ rèn ở Bao Vinh vẫn đỏ lửa lò rèn.

Ngày trước khi công nghệ rèn chưa phát triển, nghề rèn ở Bao Vinh hay Cầu Vực là nghề có nhiều người theo, sản phẩm làm ra cũng rất đa dạng với số lượng lớn. Sản phẩm khi hoàn thiện được thương lái thu mua, chất lên thuyền rồi xuôi theo dòng Hương xuống Kinh đô, ra phía biển rồi vào Nam ra Bắc. Tuy nhiên, theo thời gian, với sự phát triển của khoa học công nghệ, nghề rèn cũng đối diện với nhiều khó khăn. Nghề rèn ở Bao Vinh hay Cầu Vực cũng qua nhiều thăng trầm, trước đây đi đâu cũng nghe tiếng búa đe, nhưng rồi sự chuyển đổi từ nghề rèn sang các ngành nghề cơ khí khác giúp tăng thu nhập, lại đỡ vất vả hơn, vì thế nhiều gia đình không còn làm nghề rèn truyền thồng nữa. Một thời gian, một số lò rèn đóng cửa, nhiều thợ rèn bỏ nghề vì thu nhập từ nghề truyền thống này không đủ công trang trải cuộc sống. Những người thợ vẫn kiên trì bám trụ với nghề phải vất vả lắm mới sống được bằng nghề. Ai cũng than khó!

Các lò rèn ở xóm rèn Bao Vinh thường đồng loạt nổi lửa vào buổi sáng với tiếng quai búa vang dậy cả một góc phố cổ.
Các lò rèn ở xóm rèn Bao Vinh thường đồng loạt nổi lửa vào buổi sáng với tiếng quai búa vang dậy cả một góc phố cổ.

Tiếp sức cho búa đe

Với nghề rèn, lửa và sắt là các nguyên tố mà sức mạnh của chúng làm nên sự cao quý. Từ lâu, nghề rèn đã trở thành nét văn hóa trong đời sống của người dân phố cổ Bao Vinh. Ở Bao Vinh này ngày trước có cả trăm hộ rèn, bây giờ chỉ còn ngót nghét chừng 11 hộ. Hay ở làng rèn Cầu Vực trước đây là làng rèn lớn nhất nhì xứ Huế, bây giờ số hộ cũng chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.

Rèn thủ công ở xứ Huế tuy không còn thịnh vượng như xưa nhưng vẫn được duy trì, đó là nhờ chất lượng của sản phẩm. Dù là sản phẩm nhỏ nhất, đơn giản nhất nhưng người thợ vẫn tỉ mẩn, trau chuốt từng chút. Cùng với đó, cái tâm của những thợ rèn cũng được đặt hết vào lò lửa với niềm hy vọng bễ rèn không bao giờ nguội lạnh. “Nghề của làng không chết được. Có nhà không còn đỏ lửa thường xuyên, nhưng họ đều giữ bệ, giữ lò. Khi cần là đỏ lửa lên ngay, vẫn gõ, vẫn quai như thường”, nghệ nhân Huỳnh Thế Tiến ở làng rèn Cầu Vực chia sẻ.

Lò rèn đỏ lửa
Lò rèn đỏ lửa

Nghệ nhân Huỳnh Thế Tiến có lẽ là người đầu tiên và duy nhất ở xứ Huế được phong Nghệ nhân ưu tú về nghề rèn. Anh là chủ cơ sở rèn duy nhất của làng nghề rèn Cầu Vực đã viết hẳn đề án, rồi bán đất, mượn tiền, xin vốn… để giữ cho được lửa lò rèn của gia đình và cho làng rèn.

Bây giờ, các lò rèn ở xóm rèn Bao Vinh vẫn thường đồng loạt nổi lửa vào buổi sáng với tiếng quai búa, bệ lò, âm thanh va chạm của kim loại vang dậy cả một góc phố cổ. Nhiều người trong làng nghề dẫu mệt nhưng vui, vì vẫn còn nghe nhịp búa đều đều từ những lò lửa. Buổi chiều, phần lớn các lò rèn ngừng nghỉ để người nhà mang sản phẩm rèn đi giao ở nơi khác hoặc mang ra chợ bán. Ông Trương Tiến Nhật, một thợ rèn nhiều năm kinh nghiệm ở làng rèn Bao Vinh chia sẻ, duy trì được việc này nhờ người thợ rèn không thể dứt bỏ được nghề truyền từ bao đời nay, cũng như trong nhà có người làm và có nơi tiêu thụ sản phẩm đều đặn tại các chợ đầu mối và còn xuất khẩu nữa. Sản phẩm rèn là các công cụ cầm tay phục vụ sản xuất nông nghiệp, xây dựng, sinh hoạt, như: cuốc, xẻng, dao, rựa, bay, kéo, bào, lề, răng bừa, liềm... và đã có mặt tại các thị trường lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Tây Nguyên.

Quai bễ lò rèn
Quai bễ lò rèn

Ở Cầu Vực hay Bao Vinh bây giờ luôn rộn rã tiếng cười, tiếng chan chát của đe búa. Xã hội phát triển hơn, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng nên những người làm nghề rèn ở đây không ngừng cải tiến kỹ thuật, mẫu mã, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Ông Trương Thái, Tổ trưởng Tổ dân phố Bao Vinh, ông là một trong những cư dân phố cổ gắn bó trọn đời mình với nghề rèn nơi đây. Ông cũng là một thợ rèn lành nghề năm nay hơn 60 tuổi. Ông Thái chia sẻ: “Dẫu nhiều khốn khó và nặng nhọc nhưng nhiều người dân trong xóm nhờ nghề này đã phát triển kinh tế và ổn định cuộc sống, vừa có thu nhập lại vừa giữ được nghề của cha ông truyền lại”.

Thời nào cũng vậy, tay nghề của người thợ rèn giỏi bao giờ cũng được tín nhiệm nhất mực. Có những người thợ lớn tuổi qua đời đã nhiều năm mà vẫn có khách tìm đến đặt hàng. Khi biết tin, khách hàng cũng bần thần hồi lâu như mất đi thứ gì đó quý giá không thể bù đắp.

Làng nghề rèn truyền thống Cầu Vực, làng nghề rèn Bao Vinh đều đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận là làng nghề truyền thống. Việc được công nhận danh hiệu này không chỉ có ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần mà còn “đánh thức” niềm tự hào nghề nghiệp trong mỗi nghệ nhân, người thợ thủ công, đồng thời đó còn là điều kiện giúp các làng nghề được hưởng nhiều chính sách “tiếp sức” từ Nhà nước về phát triển ngành nghề, mặt bằng sản xuất, đầu tư tín dụng; xúc tiến thương mại, khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực, cung cấp thông tin và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Hoa lửa
Hoa lửa

Nhiều ngành nghề có thể đã bị lãng quên hay đã “hoàn thành sứ mệnh lịch sử”. Tuy nhiên, nhờ có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng và Nhà nước mà nhiều làng nghề đã kịp thời giữ lại được nhiều ngành nghề thủ công truyền thống. Phát triển du lịch kết hợp làng nghề luôn là môt bài toán khó đối với người dân cũng như chính quyền địa phương, nhưng đó cũng là một tiềm năng đang và sẽ phát triển giống như lò than tại làng rèn vẫn luôn luôn đỏ lửa. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Làng nghề truyền thống tất bật vào vụ Tết

Bình Định: Làng nghề truyền thống tất bật vào vụ Tết

Thị xã An Nhơn (Bình Định) được mệnh danh là “vùng đất trăm nghề”, với nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như: Làng nghề bánh, bún; làng nghề rượu Bàu Đá; làng nghề gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu… Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, cũng là lúc không khí ở các làng nghề trở nên tấp nập, rộn ràng hơn.
Tuyển sinh sai tiêu chí, 4 cán bộ ở miền núi Thanh Hóa bị khởi tố

Tuyển sinh sai tiêu chí, 4 cán bộ ở miền núi Thanh Hóa bị khởi tố

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Tuyển sinh 36 học sinh không đúng quy định, cựu trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) và thuộc cấp dưới ở huyện vùng cao Quan Hóa- Thanh Hóa gây thiệt hại ngân sách Nhà nước 1,2 tỷ đồng.
Sóc Trăng: Chung tay chăm lo Tết cho người nghèo

Sóc Trăng: Chung tay chăm lo Tết cho người nghèo

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - Văn Long - 1 giờ trước
Ngày 10/1, Đồn Biên phòng Trung Bình, An Thạnh Ba và Hải đội 2 Biên phòng, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị đồng hành tổ chức Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2025.

"Biệt đội’ cứu hộ xe 0 đồng ở Hội An, Quảng Nam

Gương sáng giữa cộng đồng - T.Nhân - H.Trường - 3 giờ trước
Làm nhiều công việc khác nhau, nhưng các anh đều có chung mong muốn giúp đỡ những người gặp sự cố về xe cộ trong đêm nên đã thành lập nhóm SOS Hội An . Hơn 3 năm nay, hàng nghìn lượt ô tô, xe máy của người dân không may gặp sự cố trong đêm được đội của các anh hỗ trợ kịp trời, với chi phí chỉ bằng... một nụ cười.
Kon Tum: Lãng phí khi hàng loạt trụ sở công bỏ hoang, xuống cấp

Kon Tum: Lãng phí khi hàng loạt trụ sở công bỏ hoang, xuống cấp

Media - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Sau khi các sở, ban, ngành của tỉnh Kon Tum chuyển đến khu Trung tâm hành chính mới và các đơn vị trực thuộc UBND Tp. Kon Tum sáp nhập lại thì nhiều trụ sở công nằm ở các vị trí đắc địa, ngay trung tâm Tp. Kon Tum bị bỏ hoang, xuống cấp, gây lãng phí. Đặc biệt, có trụ sở đã bị kẻ gian đột nhập lấy trộm đồ đạt và trở thành nơi tụ tập của các đối tượng nghiện hút, trộm cắp. Một số hình ảnh phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển ghi nhận.
Cục Phát triển, Bộ Quốc phòng Campuchia thăm, chúc Tết Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang

Cục Phát triển, Bộ Quốc phòng Campuchia thăm, chúc Tết Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang

Tin tức - Tào Đạt - Tiến Vinh - 3 giờ trước
Nhân dịp đầu năm mới 2025, Đoàn công tác Cục Phát triển, Bộ Quốc phòng Campuchia do Trung tướng Ouk Hoeun Pisey - Cục trưởng, dẫn đầu, đã đến thăm, chúc Tết, tặng quà cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang.
Kon Tum: Lãng phí khi hàng loạt trụ sở công bỏ hoang, xuống cấp

Kon Tum: Lãng phí khi hàng loạt trụ sở công bỏ hoang, xuống cấp

Sau khi các sở, ban, ngành của tỉnh Kon Tum chuyển đến khu Trung tâm hành chính mới và các đơn vị trực thuộc UBND Tp. Kon Tum sáp nhập lại thì nhiều trụ sở công nằm ở các vị trí đắc địa, ngay trung tâm Tp. Kon Tum bị bỏ hoang, xuống cấp, gây lãng phí. Đặc biệt, có trụ sở đã bị kẻ gian đột nhập lấy trộm đồ đạt và trở thành nơi tụ tập của các đối tượng nghiện hút, trộm cắp. Một số hình ảnh phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển ghi nhận.
Màu hoa lửa chênh chao

Màu hoa lửa chênh chao

Nghề nghiệp - Việc làm - Tiêu Dao - 3 giờ trước
Từ thế hệ này sang thế hệ khác, nghề rèn xứ Cố Đô thủa xưa được giữ lại cho đến tận bây giờ, bất chấp những đổi thay của thời cuộc. Dẫu nhiều khốn khó và nặng nhọc, nhưng nhờ nghề này nhiều người dân tại các làng nghề đã phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, vừa có thu nhập lại vừa giữ được nghề của cha ông truyền lại.
Thanh toán không dùng tiền mặt ở huyện vùng biên

Thanh toán không dùng tiền mặt ở huyện vùng biên

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay ngày 11/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Đón Xuân sớm ở vùng biên Đắk Lắk. Thanh toán không dùng tiền mặt ở huyện vùng biên. Làng Ba Na chuẩn bị đón Tết. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Làng nghề truyền thống tất bật vào vụ Tết

Bình Định: Làng nghề truyền thống tất bật vào vụ Tết

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
Thị xã An Nhơn (Bình Định) được mệnh danh là “vùng đất trăm nghề”, với nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như: Làng nghề bánh, bún; làng nghề rượu Bàu Đá; làng nghề gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu… Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần, cũng là lúc không khí ở các làng nghề trở nên tấp nập, rộn ràng hơn.
Thống Nhất (Đồng Nai): Giải pháp để đồng bào DTTS phát triển bền vững

Thống Nhất (Đồng Nai): Giải pháp để đồng bào DTTS phát triển bền vững

Công tác Dân tộc - Duy Chí - 4 giờ trước
Trên địa bàn huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai có đến 24 thành phần DTTS. Đồng bào DTTS sinh sống đan xen trên địa bàn rộng, cách xa trung tâm tỉnh. Với đặc thù này, mặc dù có những khó khăn nhất định trong việc tổ chức các hoạt động đầu tư, hỗ trợ chính sách dân tộc, tuy nhiên bà con sống đan xen với các thành phần dân tộc khác nên việc học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất, kinh doanh khá thuận lợi. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng để đến nay huyện Thống Nhất đã nâng GRDP đạt trên 80 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1,66%.
Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo: Lan tỏa yêu thương dịp Tết Ất Tỵ 2025

Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo: Lan tỏa yêu thương dịp Tết Ất Tỵ 2025

Tin tức - Thúy Hồng - 4 giờ trước
Chương trình “Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo” sẽ được tổ chức vào ngày 19/1/2025, tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Đây là sự kiện mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, kết nối truyền thống văn hóa với tinh thần sẻ chia và đoàn kết giữa các cộng đồng dân tộc.