Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tiếp tục quan tâm, chăm lo hơn nữa cho người có công với tất cả trách nhiệm và nghĩa tình sâu nặng

PV - 17:05, 27/07/2024

Chiều 27/7, kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác đã đến dâng hương, dâng hoa tại Khu Di tích lịch sử quốc gia 27/7, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chuẩn bị dâng hoa tại Khu Di tích quốc gia 27/7.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chuẩn bị dâng hoa tại Khu Di tích quốc gia 27/7

Thành kính dâng hương, dâng hoa tại Nhà tưởng niệm Bác Hồ và các Anh hùng liệt sĩ trong Khu Di tích, Thủ tướng và Đoàn công tác tưởng nhớ, bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Lãnh tụ thiên tài của Đảng và Nhân dân ta, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam và phong trào công nhân quốc tế, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, người chiến sĩ cộng sản mẫu mực đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc Việt Nam; tưởng nhớ công lao to lớn của các Anh hùng liệt sĩ đã hy sinh xương máu vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Trước anh linh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu nguyện đi theo con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, đoàn kết, chung sức, đồng lòng, nỗ lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, Nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Phát biểu ý kiến, thay mặt Lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng gửi tới các đồng chí lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng trên cả nước nói chung, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên nói riêng những tình cảm sâu nặng, lời thăm hỏi ân cần, sự tri ân sâu sắc và những lời chúc tốt đẹp nhất.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương trước Nhà tưởng niệm Bác Hồ và các Anh hùng liệt sĩ trong Khu Di tích quốc gia 27/7.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương trước Nhà tưởng niệm Bác Hồ và các Anh hùng liệt sĩ trong Khu Di tích quốc gia 27/7

Thủ tướng nêu rõ, buổi gặp mặt này diễn ra trong niềm tiếc thương vô hạn của đồng chí, đồng bào cả nước trước sự ra đi của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của Đảng, Nhà nước ta, người luôn đặc biệt quan tâm chăm lo công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng.

Thủ tướng nêu rõ, chiến tranh đã lùi xa, đất nước đã độc lập, thống nhất; nhưng vẫn còn đó biết bao nỗi đau, biết bao vết thương vẫn ngày đêm đau nhức. Thấu hiểu, sẻ chia với những nỗi đau đó, trong suốt 77 năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm, chăm lo và có nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi đối với thương bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, gia đình chính sách, người có công với cách mạng, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên. Đời sống của người có công và gia đình người có công với cách mạng không ngừng được cải thiện về cả vật chất và tinh thần.

Phong trào “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng”, các Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, “Nghĩa tình đồng đội” ngày càng phát triển. Việc xây dựng, nâng cấp, tu bổ mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ được quan tâm đầu tư; công tác tìm kiếm, quy tập, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ được triển khai tích cực, có hiệu quả…

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại buổi lễ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại buổi lễ

Mặc dù còn nhiều khó khăn, tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Đại Từ nói riêng đã  làm tốt công tác chăm sóc người có công với cách mạng. Qua báo cáo, Thủ tướng xúc động được biết tỉnh Thái Nguyên có trên 130 nghìn người có công với cách mạng, trong đó có gần 20 nghìn người đang hưởng trợ cấp hằng tháng với tổng kinh phí hằng năm thực hiện chi trả trợ cấp trên 600 tỷ đồng. Riêng huyện Đại Từ có trên 15 nghìn đối tượng chính sách, người có công với cách mạng. Trong đó, có 1.516 liệt sĩ, 106 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 838 thương bệnh binh; hiện có 3.205 người đang hưởng trợ cấp hằng tháng.

Thủ tướng đặc biệt xúc động khi biết nhiều bác, anh chị cựu chiến binh, thương bệnh binh, thân nhân liệt sĩ đã nỗ lực vượt qua đau thương, mất mát, chiến thắng bệnh tật, vươn lên trong cuộc sống, gương mẫu đi đầu trong công tác, lao động, học tập; năng động, sáng tạo, tiếp tục cống hiến cho quê hương, đất nước. Các bác, các anh chị không chỉ là những anh hùng trong chiến đấu, mà còn là những chiến sĩ tiên phong trong học tập, lao động, sản xuất, góp phần quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thật sự là những tấm gương sáng để các thế hệ trẻ tự hào, học tập và noi theo.

Thủ tướng bày tỏ, mặc dù Đảng, Nhà nước và Nhân dân luôn quan tâm, chăm lo với tấm lòng trân trọng, biết ơn sâu sắc và trách nhiệm cao nhất, nhưng đời sống của một bộ phận thương bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng còn khó khăn. Trên tinh thần đó, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương, trong đó có tỉnh Thái Nguyên tiếp tục phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, quán triệt sâu sắc và triển khai hiệu quả Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chỉ thị của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác người có công với cách mạng, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà các thương binh, gia đình chính sách tiêu biểu ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà các thương binh, gia đình chính sách tiêu biểu ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Kế thừa và phát huy kết quả đã đạt được, tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt chính sách, pháp luật đối với người có công, bảo đảm người có công và gia đình có mức sống từ trung bình khá trở lên trong địa bàn với tinh thần không có người có công nào không được hưởng chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước ta. Tiếp tục nghiên cứu, thực hiện việc nâng mức trợ cấp xã hội, trợ cấp ưu đãi phù hợp; tăng cường thu hút nguồn lực xã hội, đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; góp phần bù đắp những thiệt thòi của người có công và gia đình có công với cách mạng.

Thủ tướng mong các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên nói chung, 20 đại biểu tiêu biểu có mặt hôm nay nói riêng tiếp tục phát huy truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của người “Bộ đội Cụ Hồ”, mãi mãi là những tấm gương sáng, tích cực tham gia xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp hơn. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách cho người có công, phù hợp hoàn cảnh đất nước.

Thủ tướng mong muốn các thương binh, bệnh binh “tàn nhưng không phế”, tiếp tục đóng góp sức mình, tích cực tuyên truyền, vận động, tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, tham gia các phong trào ở địa phương, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ; tiếp tục đóng góp công sức cao nhất có thể, góp phần cùng cả nước xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thực hiện nghi thức thỉnh chuông tại Khu Di tích.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thực hiện nghi thức thỉnh chuông tại Khu Di tích

Với trách nhiệm và nghĩa tình sâu nặng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục quan tâm, chăm lo để đời sống vật chất, tinh thần của người có công ngày càng đầy đủ và tốt đẹp hơn trong điều kiện tốt nhất có thể. Là địa phương gắn liền với sự ra đời của Ngày Thương binh-Liệt sĩ 27/7, Thủ tướng đề nghị tỉnh Thái Nguyên nói chung, huyện Đại Từ nói riêng tiếp tục nỗ lực khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, làm tốt hơn nữa công tác chăm lo, thực hiện chính sách ưu đãi người có công, nâng cao hơn nữa đời sống của người có công trên địa bàn.

Nhân dịp này, Thủ tướng đề nghị các địa phương, các cơ quan, đơn vị, kêu gọi mỗi tổ chức, cá nhân bằng những việc làm cụ thể, thiết thực với ý thức trách nhiệm cao hãy chủ động, sáng tạo triển khai nhiều hoạt động thiết thực hơn nữa, coi đây là bổn phận, trách nhiệm và cũng là tình cảm để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những người đã cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Nhân dịp này, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác đã tặng quà đại diện người có công với cách mạng, thương binh và gia đình chính sách tiêu biểu trên địa bàn huyện Đại Từ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện thân mật với một đại diện gia đình chính sách tiêu biểu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện thân mật với một đại diện gia đình chính sách tiêu biểu

Khu di tích lịch sử Quốc gia 27/7 nằm ở tổ dân phố Bàn Cờ, thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Nằm trong quy hoạch tổng thể của thị trấn Hùng Sơn đã được công nhận là đô thị loại IV từ năm 2019, Khu di tích 27/7 có cảnh quan đẹp vì mới được tu bổ và tôn tạo khang trang. Giữa khuôn viên rộng mát của Khu di tích lịch sử đặt tảng đá vân mây trắng hình trụ, ghi: “Nơi đây, ngày 27/7/1947, 300 cán bộ, bộ đội và đại diện các tầng lớp Nhân dân địa phương họp mặt nghe công bố thư Bác Hồ, ghi nhận sự ra đời Ngày Thương binh-Liệt sĩ ở nước ta”.

Ngược dòng lịch sử, khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ngày 19/12/1946, theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ, Nhân dân cả nước quyết tâm đứng dậy kháng chiến với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Số người bị thương và hy sinh trong chiến đấu tăng lên. Vấn đề thương binh liệt sĩ trở thành một vấn đề lớn đòi hỏi có sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Đảng và Nhà Nước.

Từ tháng 2 đến tháng 7/1947, Đảng và Nhà nước đã quyết định nhiều chủ trương quan trọng về vấn đề thương binh liệt sĩ. Theo Chỉ thị và cũng là ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày thương binh “là một dịp cho đồng bào ta tỏ lòng hiếu nghĩa, bác ái và tỏ lòng yêu mến thương binh". Chiều ngày 27/7/1947, tại gốc cây đa xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn (nay là Thị trấn Hùng Sơn), một cuộc mít-tinh long trọng nhưng đơn giản theo hoàn cảnh kháng chiến được tổ chức kỷ niệm lần thứ nhất ngày Thương binh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thành kính dành một phút mặc niệm tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thành kính dành một phút mặc niệm tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Trong buổi mít-tinh, Ban Tổ chức đã trịnh trọng công bố bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy ngày 27/7 hằng năm là Ngày Thương binh. Tham dự buổi lễ, có khoảng 300 đại biểu thuộc Trung ương Đảng, các cơ quan lãnh đạo khu, cơ quan kháng chiến huyện, anh em thương binh, bộ đội cùng toàn thể bà con Nhân dân. Từ tháng 7/1955, “Ngày Thương binh" được đổi thành “Ngày Thương binh-Liệt sĩ".

Ngày 03/02/1997, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã cho xây dựng và khánh thành khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các Anh hùng liệt sĩ và dựng bia kỷ niệm. Năm 2007, Đảng và Nhà nước ta cho rước chân hương các Anh hùng liệt sĩ từ các nghĩa trang trên toàn quốc về nhập tại khu di tích 27/7.

Hiện nay, khu di tích có diện tích khoảng 3.000m2 với khuôn viên rộng bao gồm nhà tưởng niệm, cổng tam quan, sân hành lễ, dưới gốc đa có tấm bia đá hình nón có vân mây trắng cao hơn 3m, rộng 3m, nặng gần 7 tấn, có khắc dòng chữ đánh dấu sự ra đời Ngày Thương binh-Liệt sĩ của cả nước.

Gần kề Nhà tưởng niệm Bác Hồ là hai di tích tín ngưỡng, tâm linh của địa phương: Bên phải là Nghè Ông - thờ vị Tiến sĩ Đồng Doãn Khuê (Đồng Doãn Giai) sinh tại làng Bàn Cờ, xã Hùng Sơn (nay là Thị trấn Hùng Sơn), huyện Đại Từ, đỗ Tiến sĩ năm Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Hựu năm thứ 2 (1736) thời vua Lê Ý Tông; bên trái là di tích tín ngưỡng thờ Mẫu Nghè Bà - thờ hai vị Công chúa là Mai Hoa và Quế Hoa. Theo truyền thống, vào ngày mùng 7 tháng Giêng hằng năm, Nhân dân nơi đây lại tưng bừng mở hội Nghè để cầu cho Quốc thái, dân an, mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt.

Di tích lịch sử Địa điểm công bố “Ngày Thương binh-Liệt sĩ toàn quốc” (27/7/1947) tại tổ dân phố Bàn Cờ, Thị trấn Hùng Sơn được công nhận là di tích lịch sử Quốc gia tại Quyết định số 2205-QĐ/VH ngày 17/7/1997 của Bộ Văn hóa-Thông tin.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân các xã khu vực miền núi thực hiện hoạt động bầu cử

Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân các xã khu vực miền núi thực hiện hoạt động bầu cử

Sáng 21/5, trong phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, các Đại biểu Quốc hội bày tỏ đặc biệt quan tâm tới hoạt động bầu cử tại các xã sau khi thực hiện chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương thành 2 cấp, đặc biệt là các xã miền núi, vùng DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Những vũ điệu xoang, tamya Arya, dăm dar… được các em học sinh người DTTS thể hiện bằng những động tác thật khỏe khoắn, dứt khoát, nhưng không kém phần uyển chuyển, duyên dáng, nhịp nhàng, hòa nhịp cùng tiếng trống, tiếng cồng chiêng, tiếng khèn bầu dìu dặt cuốn hút người xem. Bởi các điệu múa và thanh âm ấy như máu thịt, hồn cốt của đồng bào DTTS Tây Nguyên, hiện nay được nhiều trường học phổ thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có ý thức gìn giữ và phát huy.
“Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn

“Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 21/5, có những thông tin đáng chú ý sau: “Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn. Chùa Phúc Sơn trên núi Phượng Hoàng. Gìn giữ và truyền dạy nghề thêu của người Dao Đỏ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sư Đoàn 320 trao gần 1,7 tỷ đồng hỗ trợ học sinh DTTS khó khăn vùng biên giới

Sư Đoàn 320 trao gần 1,7 tỷ đồng hỗ trợ học sinh DTTS khó khăn vùng biên giới

Xã hội - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 21/5, Sư Đoàn 320 (Quân đoàn 34) đã triển khai Chương trình “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em đến trường” tại 3 xã biên giới Ia Dom, Ia Nan và Ia Pnôn của huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.
Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân các xã khu vực miền núi thực hiện hoạt động bầu cử

Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân các xã khu vực miền núi thực hiện hoạt động bầu cử

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Sáng 21/5, trong phiên thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, các Đại biểu Quốc hội bày tỏ đặc biệt quan tâm tới hoạt động bầu cử tại các xã sau khi thực hiện chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương thành 2 cấp, đặc biệt là các xã miền núi, vùng DTTS.
Đắk Nông: Kỷ luật cảnh cáo nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Đắk Nông: Kỷ luật cảnh cáo nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư

Pháp luật - Lê Hường - 1 giờ trước
Ngày 21/5, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Nông vừa ban hành Công văn số 715-CV/UBKTTU ngày 16/5/2025 về việc thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy.
Triển khai các Chương trình MTQG - Trợ lực đưa Bắc Trà My sớm thoát khỏi huyện nghèo

Triển khai các Chương trình MTQG - Trợ lực đưa Bắc Trà My sớm thoát khỏi huyện nghèo

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Những năm gần đây, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) – một trong những huyện miền núi còn nhiều khó khăn đang từng bước "thay da đổi thịt" nhờ vào việc triển khai quyết liệt các chương trình mục tiêu quốc gia. Điều này được minh chứng từ những con đường bê tông dẫn vào tận thôn làng, những mái nhà kiên cố mọc lên giữa sườn đồi, đến những mô hình phát triển sinh kế hiệu quả từ cây, con bản địa đang được nhân rộng...
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á. Công nhận 108 “hóa thạch sống” ở Lâm Đồng là Cây di sản Việt Nam. Bảo tồn di sản ở Bản Cuôn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ninh: Đã tìm thấy nạn nhân thứ 5 trong vụ mất tích do lũ cuốn

Quảng Ninh: Đã tìm thấy nạn nhân thứ 5 trong vụ mất tích do lũ cuốn

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Chiều 21/5, tại đập Hải An, xã Quảng Thành, huyện Hải Hà (Quảng Ninh) xảy ra vụ việc 7 thanh thiếu niên bị nước lũ cuốn trôi, trong đó 2 em hiện vẫn đang mất tích.
Thứ trưởng Y Thông tiếp Đoàn Người có uy tín tỉnh Ninh Thuận

Thứ trưởng Y Thông tiếp Đoàn Người có uy tín tỉnh Ninh Thuận

Người có uy tín - Văn Hoa - 1 giờ trước
Chiều 21/5, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Thứ trưởng Y Thông đã tiếp Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Ninh Thuận. Đoàn công tác gồm 21 đại biểu, do ông Nguyễn Ngọc Thịnh - Phó Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Ninh Thuận làm Trưởng đoàn. Cùng tiếp Đoàn có lãnh đạo một số vụ, đơn vị của Bộ Dân tộc và Tôn giáo.
Tăng tốc thực hiện Chương trình MTQG 1719

Tăng tốc thực hiện Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Dù đạt nhiều kết quả tích cực, song việc thực hiện các dự án Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) tại nhiều địa phương vẫn còn không ít khó khăn dẫn đến tiến độ giải ngân chậm. Thực tế này đang đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt hơn từ các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành chức năng và đồng bào các DTTS.
Ninh Thuận: Bàn giao nhà ở cho đồng bào Raglay

Ninh Thuận: Bàn giao nhà ở cho đồng bào Raglay

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Chiều 21/5, tại khu giãn dân thôn Mỹ Hiệp, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm nhà dột nát huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, tổ chức Lễ bàn giao nhà ở cho 18 hộ đồng bào dân tộc Raglay xã Mỹ Sơn thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở. Đến dự có ông Nguyễn Văn Nhựt, Bí thư Huyện ủy Ninh Sơn cùng đông đảo cán bộ và nhân dân xã Mỹ Sơn.
Nguồn lực Chương trình MTQG 1719 góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Bảo Yên

Nguồn lực Chương trình MTQG 1719 góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Bảo Yên

Chính sách Dân tộc - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Xác định Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) là một chương trình có tác động lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội của địa phương. Ngay từ những ngày đầu, huyện Bảo Yên đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin… từ đó, giúp người dân hiểu và đồng thuận trong quá trình triển khai chương trình.