Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chuyển đổi số đã đến "từng ngõ, từng nhà, từng người"

Hương Trà - 21:57, 19/07/2024

Đó là ý kiến phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số tại Hội nghị Thường trực Chính phủ về chuyển đổi số với các đồng chí Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, diễn ra ngày 19/7. Hội nghị được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.


Hội nghị tập trung đánh giá tình hình chuyển đổi số thời gian qua, kết quả, thành tựu, tồn tại, hạn chế, phân tích nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới.
Hội nghị tập trung đánh giá tình hình chuyển đổi số thời gian qua, kết quả, thành tựu, tồn tại, hạn chế, phân tích nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Lê Thành Long; các đồng chí Bộ trưởng, Trưởng ngành, các thành viên Ủy ban Quốc gia và Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ, lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Về phía Ủy ban Dân tộc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tham dự Hội nghị.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là những động lực lớn trong phát triển kinh tế - xã hội trong nhiệm kỳ này và những nhiệm kỳ tiếp theo.

Đảng ta đã đề cập sâu sắc về chuyển đổi số trong nhiều văn kiện, trong đó, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 52 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó xác định thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số quốc gia, trọng tâm là phát triển kinh tế số.

Thủ tướng khẳng định chuyển đổi số đã trở thành xu thế bắt buộc, không thể đảo ngược ở bình diện quốc tế, khu vực, quốc gia. Chuyển đổi số đã đến "từng ngõ, từng nhà, từng người", kinh tế số thẩm thấu vào mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, làm thay đổi cơ bản, sâu sắc các hoạt động kinh tế - xã hội.

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi số toàn dân, toàn diện với sự tham gia của cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp, sự hợp tác, hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế, chú trọng xây dựng hạ tầng số, hoàn thiện thể chế số, đào tạo nhân lực số để "bắt kịp, tiến cùng và vượt lên" trong thế giới đầy biến động hiện nay.

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông – cơ quan thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số cho biết, theo đánh giá của thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam tăng dần qua các năm.

Nếu năm 2020, Việt Nam chỉ đứng thứ 6 trong khu vực ASEAN về tốc độ tăng trưởng kinh tế số, thì năm 2021 đứng thứ 3 và hai năm tiếp theo 2022, 2023 đứng thứ 1. Cụ thể, báo cáo của Google xác định kinh tế số Việt Nam năm 2022 tăng trưởng 28%, 2023 đạt 19%, cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP.

Báo cáo về chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo (AI) năm 2022 xếp Việt Nam hạng 55 toàn cầu, trong khi Singapore xếp thứ 2, Malaysia 29, Thái Lan 31. Về xếp hạng an toàn, an ninh mạng toàn cầu, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 25/194 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng.

Còn theo đánh giá của Việt Nam, chỉ số chuyển đổi số quốc gia (DTI) tăng đều qua các năm, đến năm 2022 đạt 0,71 điểm; các chỉ số thành phần về Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao từ 45% - 55%.

Về giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp, nếu năm 2019 mới chỉ đạt gần 11% thì từ năm 2020 đến nay có bước tăng trưởng đột phá, đến nay đạt 55%, tăng gấp 5 lần so với cả giai đoạn trước 2020; tỉ lệ hồ sơ trực tuyến ở năm 2019 chỉ khoảng 5%, thời điểm hiện tại, tỉ lệ này đạt 43% (tăng hơn 8 lần).

Về phát triển kinh tế số, Bộ Thông tin và Truyền thông ước tính tỉ trọng kinh tế số trong GDP Việt Nam năm 2023 đạt 16,5% và đến tháng 6/2024 là 18,5%...

Thủ tướng ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của các bộ, ngành, địa phương trong chuyển đổi số- Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của các bộ, ngành, địa phương trong chuyển đổi số- Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hội nghị tập trung đánh giá tình hình chuyển đổi số thời gian qua, kết quả, thành tựu, tồn tại, hạn chế, phân tích nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới.

Các báo cáo, ý kiến phát biểu tại Hội nghị thống nhất đánh giá những kết quả nổi bật trong chuyển đổi số thời gian qua. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện được triển khai quyết liệt, đồng bộ với quyết tâm cao từ Trung ương đến cơ sở. Nhận thức và hành động về chuyển đổi số quốc gia tiếp tục chuyển biến tích cực, có sự lan tỏa ở các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là người đứng đầu; có sự hưởng ứng và tham gia nhiệt tình của các tổ chức đoàn thể như thanh niên, sinh viên, công đoàn, nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh. Công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách tạo khuôn khổ pháp lý và tạo thuận lợi cho chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 được triển khai tích cực.

Chính phủ số tiếp tục có bước phát triển. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp được đẩy mạnh. Kinh tế số, xã hội số tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Số hóa các ngành kinh tế, công tác chuyển đổi số trong quản lý, đầu tư xây dựng, sản xuất được triển khai mạnh mẽ. Thanh toán không dùng tiền mặt được triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước. Tỉ lệ người trưởng thành có tài khoản thanh toán đạt 87%, vượt mục tiêu năm 2025 là 80%. Hiện có 9,13 triệu khách hàng sử dụng Mobile Money, trong đó 72% khách hàng tại khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Chuyển đổi số phục vụ người dân, an sinh xã hội có bước phát triển mạnh mẽ. Cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành được đẩy mạnh triển khai và kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu. Hạ tầng số, nền tảng số được quan tâm đầu tư và có bước phát triển. 100% xã, phường, thị trấn kết nối Internet cáp quang. Nhiều tổ chức quốc tế đánh giá về kết quả chuyển đổi số của Việt Nam.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Việc đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia có cơ sở chính trị là Văn kiện Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược phát triển Chính phủ số, Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số, xã hội số, Chiến lược quốc gia về dữ liệu số và Đề án 06; cùng nhiều nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ có liên quan tới vấn đề này.

Về kết quả, cơ bản đồng tình với các báo cáo và ý kiến tại Hội nghị, Thủ tướng đánh giá chuyển đổi số đã trở thành phong trào, xu thế, là yêu cầu khách quan và lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu. Trong giai đoạn 2021-2024, chuyển đổi số được đẩy mạnh theo hướng toàn dân, toàn diện, bao trùm, xuyên suốt, có kết quả thiết thực, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Công tác chỉ đạo, điều hành đã có kinh nghiệm hơn, lớp lang, bài bản, bám sát thực tiễn hơn, có kết quả tốt hơn. Chuyển đổi số đã đến "từng ngõ, từng nhà, từng người". Niềm tin của người dân và doanh nghiệp được củng cố, nâng lên, góp phần truyền cảm hứng và tạo động lực phát triển mới. Chuyển đổi số rất phù hợp với phẩm chất, năng lực người Việt Nam là cần cù, ham học hỏi, linh hoạt và sáng tạo.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của các bộ, ngành, địa phương; sự chỉ đạo quyết liệt của các thành viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số và Tổ công tác Đề án 06; sự đồng lòng, ủng hộ và tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp.

Chuyển đổi số 2
Hội nghị đánh giá chuyển đổi số đã trở thành phong trào, xu thế, là yêu cầu khách quan và lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu. Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, khó khăn trong chuyển đổi số. Nhiều lãnh đạo các ban, bộ, ngành, địa phương chưa coi chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực cho chuyển đổi số. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thể chế, cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi số còn chậm, chưa đầy đủ, chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn. Kinh tế số, hạ tầng số phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và tốc độ tăng trưởng; vẫn còn nhiều thôn, bản chưa có đường cáp quang; nhiều điểm lõm sóng, lõm điện. Phát triển nền tảng số, dữ liệu số chưa khắc phục được tình trạng "manh mún, cát cứ thông tin, chia cắt, co cụm dữ liệu".

Công tác an ninh mạng, an toàn thông tin nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức. Chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến chưa cao. Nhân lực cho chuyển đổi số, Đề án 06 còn chưa đáp ứng nhu cầu cả về số lượng, chất lượng, phân bổ chưa đồng đều, nhất là nhân lực trình độ cao và trong các ngành kinh tế mới nổi. Công tác tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội còn nhiều bất cập, chưa thường xuyên, liên tục, trọng tâm, trọng điểm.

Về định hướng thời gian tới, Thủ tướng chỉ rõ, điều quan trọng nhất, quyết định nhất, mang tính chiến lược, lâu dài, cơ bản là các bộ trưởng, trưởng ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phải tiên phong, gương mẫu thúc đẩy chuyển đổi số thuộc phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, "đã quyết tâm rồi phải quyết tâm cao hơn, đã nỗ lực rồi phải nỗ lực hơn, làm việc có trọng tâm, trọng điểm rồi phải xác định trọng tâm, trọng điểm hơn nữa, đã hiệu quả rồi phải hiệu quả hơn nữa".

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Đắk Lắk: Trao tặng nhà tình nghĩa cho 2 hộ đồng bào DTTS

Đắk Lắk: Trao tặng nhà tình nghĩa cho 2 hộ đồng bào DTTS

Xã hội - Lê Hường - 3 phút trước
Ngày 7/9, Sở y tế tỉnh Đắk Lắk tổ chức lễ khánh thành, bàn giao 2 căn nhà tình nghĩa cho 2 hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại buôn Cuê, xã Băng Ađrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.
Kon Tum: Quảng bá sản phẩm nghề truyền thống của đồng bào DTTS

Kon Tum: Quảng bá sản phẩm nghề truyền thống của đồng bào DTTS

Chuyên đề - Ngọc Chí - 5 phút trước
Trong khuôn khổ Hội chợ Công Thương khu vực Tây Nguyên - Kon Tum 2024 (diễn ra từ ngày 6/9 - 12/9/2024), Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đã tham gia 02 gian hàng trưng bày, quảng bá một số sản phẩm nghề truyền thống của 7 dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ trên địa bàn tỉnh.
An Giang: Khen thưởng học sinh thuộc Chương trình “Nâng bước em đến trường”

An Giang: Khen thưởng học sinh thuộc Chương trình “Nâng bước em đến trường”

Trang địa phương - Tào Đạt - Tuấn Kiệt - 6 phút trước
Vừa qua, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang đã tổ chức gặp mặt, trao quà nhân dịp năm học mới và vui Tết Trung thu năm 2024 cho 227 em nhỏ là Con nuôi Đồn Biên phòng, Nâng bước em tới trường, con “Mẹ đỡ đầu” và con cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh.
Tổng công ty Điện lực miền Bắc huy động toàn bộ nhân lực hỗ trợ các Công ty Điện lực ngay khi bão số 3 đi qua

Tổng công ty Điện lực miền Bắc huy động toàn bộ nhân lực hỗ trợ các Công ty Điện lực ngay khi bão số 3 đi qua

Xã hội - PV - 20:17, 07/09/2024
Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Điện lực miền Bắc Đỗ Nguyệt Ánh vừa chỉ đạo Ban điều hành Tổng công ty kịp thời tổng chỉ huy điều động nhân lực, vật lực từ tất cả đơn vị trong EVNNPC để hỗ trợ các Công ty Điện lực khắc phục hậu quả ngay khi cơn bão số 3 đi qua. Việc điều động sẽ được bố trí rạch ròi, kịp thời theo các khu vực phù hợp với mức độ ảnh hưởng khác nhau, đảm bảo tổ chức khoa học và hiệu quả.
Bão số 3 gây thiệt hại tại nhiều địa phương, đã có nhiều người chết và thương vong

Bão số 3 gây thiệt hại tại nhiều địa phương, đã có nhiều người chết và thương vong

Tin tức - Hương Trà -Mỹ Dung - 20:15, 07/09/2024
Bão số 3 (bão Yagi) đã đi sâu vào đất liền các tỉnh phía bắc, gây thiệt hại lớn tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình… Tại Hà Nội đã có mưa to, gió giật mạnh. Sức gió vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13. Bão số 3 đã làm 4 người chết (Quảng Ninh có 3 người, Hải Dương có 1 người) và 78 người bị thương (Quảng Ninh có 58 người, Hải Phòng có 20 người).
Nghĩa Hà - Vùng đất của những người sống lâu trăm tuổi

Nghĩa Hà - Vùng đất của những người sống lâu trăm tuổi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Bão số 3 Yagi Giật cấp 17, cách Quảng Ninh khoảng 570 km. Nghĩa Hà - Vùng đất của những người sống lâu trăm tuổi . Nữ nghệ nhân Y Piuh miệt mài giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm hỏi, động viên người gặp nạn do bão số 3

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm hỏi, động viên người gặp nạn do bão số 3

Trang địa phương - Mỹ Dung - 19:21, 07/09/2024
Chiều tối ngày 7/9, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh Trịnh Thị Minh Thanh đã tới thăm hỏi, động viên những người gặp nạn do bão số 3 hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Đảng viên người Khơ Mú làm giàu trên vùng đất khó

Đảng viên người Khơ Mú làm giàu trên vùng đất khó

Gương sáng giữa cộng đồng - Lữ Phú - 18:44, 07/09/2024
Với mong muốn phát triển kinh tế gia đình và góp phần thay đổi nhận thức của đồng bào Khơ Mú trong phát triển kinh tế, ông Moong Văn Hoàng, ở bản Huồi Cáng 1, xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã thành lập gia trại tổng hợp VAC, mỗi năm thu về cả trăm triệu đồng. Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Hoàng còn tạo điều kiện, hỗ trợ nhiều người dân bản Huồi Cáng 1 vươn lên phát triển kinh tế.
Rà soát, di chuyển người dân đến nơi ở an toàn

Rà soát, di chuyển người dân đến nơi ở an toàn

Media - Trọng Bảo - 18:41, 07/09/2024
Thời gian qua, trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, mưa lũ, thiên tai đã gây nhiều thiệt hại về tài sản. Cùng với đó, nhiều địa bàn xuất hiện nguy cơ sạt lở ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tài sản của người dân. Để chủ động phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra,; cấp ủy, chính quyền địa phương đã và đang khẩn trương rà soát, di dời người dân đến nơi ở an toàn.
Trang bị kiến thức, nâng cao hiệu quả phòng, chống ma túy ở vùng DTTS

Trang bị kiến thức, nâng cao hiệu quả phòng, chống ma túy ở vùng DTTS

Pháp luật - Lê Hường - 18:33, 07/09/2024
Những năm gần đây, nhằm tăng cường các hoạt động phòng chống ma túy trong vùng đồng bào DTTS, nhất là ngăn ngừa tình trạng ma túy len lỏi vào các bản làng, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp các sở, ban ngành, đoàn thể và các địa phương tổ chức nhiều hội nghị tập huấn, trang bị kiến thức cho cán bộ và Nhân dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nữ sinh người Thái đạt điểm cao có nguy cơ bỏ lỡ đại học vì nhà nghèo

Nữ sinh người Thái đạt điểm cao có nguy cơ bỏ lỡ đại học vì nhà nghèo

Giáo dục - Quỳnh Trâm - 18:31, 07/09/2024
Mặc dù gia cảnh nghèo khó, nữ sinh Hà Khánh Ly, dân tộc Thái, ở bản Páng, xã Phú Thanh, huyện vùng cao Quan Hóa (Thanh Hóa) vẫn chăm chỉ học tập và đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua. Em có nguy cơ bỏ lỡ ước mơ vào đại học vì không có điều kiện đến trường.