Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giữ lửa cho nghề rèn của dân tộc Mông ở Điện Biên

Tào Đạt - CTV - 03:22, 30/09/2024

Nghề rèn của đồng bào dân tộc Mông ở tỉnh Điện Biên không chỉ thể hiện sự tài hoa khéo léo của người thợ khi cho ra lò những sản phẩm tinh xảo, có giá trị sử dụng cao, mà còn thể hiện nét riêng có về bản sắc văn hóa. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Điện Biên đã có thêm nguồn lực để hỗ trợ, đầu tư từng bước đưa nghề rèn truyền thống của đồng bào Mông trở thành sản phẩm du lịch.

Anh Cứ A Nếnh được cha truyền dạy lại nghề rèn truyền thống của dân tộc mình
Anh Cứ A Nếnh được cha truyền dạy lại nghề rèn truyền thống của dân tộc mình (Ảnh: An Chi)

Nghề truyền thống riêng có

Xã Mường Phăng (TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) hiện nay có 3 bản người Mông sinh sống. Nhiều gia đình người Mông ở đây vẫn duy trì nghề rèn truyền thống, vừa để sử dụng, vừa cung cấp ra thị trường, với những sản phẩm phong phú, đa dạng như: Dao, liềm, thuổng... Các sản phẩm này được thực hiện thủ công, từ khâu cắt sắt thép, tạo hình, quai búa, làm tay cầm…

Có cha là nghệ nhân Cứ Văn Lộng, ngay từ bé, anh Cứ A Nếnh, Bí thư Chi bộ bản Lọng Háy (xã Mường Phăng) đã quen với tiếng búa, tiếng đe và lò rèn đỏ lửa. Những con dao do anh rèn giờ đã bắt kịp với kỹ thuật rèn của người cha, người thầy.

Anh Nếnh cho biết, nghề rèn của người Mông xưa kia, chủ yếu tồn tại theo hình thức cha truyền con nối. Trước đây, hầu như gia đình người Mông nào cũng có một lò rèn riêng để làm ra những nông cụ và đồ dùng sinh hoạt trong gia đình. Các sản phẩm rèn của người Mông vẫn nổi tiếng với độ bền, độ tinh xảo  riêng có.

Theo anh Nếnh, sự khác biệt trong cách rèn dụng cụ của người Mông với các dân tộc khác và cũng là bí quyết trong nghề rèn của người Mông, đó là cách tôi luyện với từng công cụ, làm sao để vừa có độ bền, vừa sắc bén. Để làm ra được một sản phẩm tốt, những nghệ nhân nghề rèn truyền thống dân tộc Mông phải thực hiện nhiều bước, từ chuẩn bị và lấy nguyên liệu đến cắt sắt, thép, sau đó rèn công cụ, tôi, mài, tra cán. 

Lò rèn của người Mông không cầu kỳ, chỉ cần đắp một ụ đất hoặc kê hai hàng gạch để có thể đốt than, cùng với bễ thổi gió, búa, kìm kẹp sắt, đá mài, đe sắt, chậu đựng nước, thân cây chuối tươi mới chặt, than hoa...

Đến thăm gia đình ông Cứ A Khua, một nghệ nhân nghề rèn truyền thống ở xã Sính Phình (huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên) được chứng kiến ông rèn dao. Miếng sắt nung đỏ rực dần thành hình sau những tiếng búa đập vang vọng cả một cả một góc vườn.

Chia sẻ về nghề truyền thống của dân tộc mình, ông Khua cho hay, người Mông quan niệm hình dáng của dao không quan trọng, mà quan trọng là ở chất lượng. Hình dáng có thể sửa được nhưng độ sắc ngọt của dao thì chỉ rèn một lần. 

Do đó, khâu tôi công cụ là quan trọng nhất, đây là công đoạn đánh giá chất lượng dao và tay nghề của người thợ, cũng được coi là bí quyết làm nên sự khác biệt về chất lượng sản phẩm nghề rèn của người Mông, với các sản phẩm nghề rèn của các dân tộc khác. Đó là, người Mông thường tôi bằng nước muối, bằng dầu nhớt hoặc bằng thân cây chuối tươi. Sau khi đã tôi xong, người Mông sẽ mài hoàn thiện và tra cán cho công cụ mình tạo ra.

Các sản phẩm rèn truyền thống của đồng bào dân tộc Mông rất phong phú và được nhiều người biết như: dao, rìu, liềm, thuổng, cuốc, xẻng... (Ảnh: An Chi)
Các sản phẩm rèn truyền thống của đồng bào dân tộc Mông rất phong phú và được nhiều người biết như: dao, rìu, liềm, thuổng, cuốc, xẻng... (Ảnh: An Chi)

Bảo tồn và phát huy nghề truyền thống

Anh Cứ A Nếnh cho hay, do tập quán cộng với sự cầu kỳ, cẩn trọng trong nghề rèn, thêm vào đó là giá thành của mỗi sản phẩm rèn của người Mông lại cao so với các sản phẩm cùng loại, nên sản phẩm nông cụ của người Mông chưa thể tìm được chỗ đứng trên thị trường. Chính điều này đã khiến nghề rèn truyền thống của người Mông đang có nguy cơ bị mai một, có nhiều thợ rèn giỏi đã chuyển sang sử dụng công nghệ đúc, rèn theo phương pháp hiện đại.

 Cùng với đó, những bí quyết của nghề rèn, người Mông chỉ truyền lại cho con cháu, không truyền cho người ngoài, nên khi các nghệ nhân không còn, người kế nghiệp không mặn mà với cái nghề cực nhọc này thì việc mai một là điều dễ hiểu.

Để bảo tồn và phát huy nghề rèn chuyền thống của dân tộc Mông, chính quyền địa phương và những nghệ nhân thời gian qua đang nỗ lực để gìn giữ, bảo tồn nghề truyền thống này. Mới đây, Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Điện Biên Phủ đã phối hợp với UBND xã Mường Phăng tổ chức lớp tập huấn truyền dạy nghề rèn thủ công truyền thống dân tộc Mông tại bản Lọng Háy.

Ông Lò Văn Hợp, Chủ tịch UBND xã Mường Phăng cho biết, xác định nhiệm vụ quan trọng là việc giữ gìn và phát huy nghề rèn truyền thống của đồng bào Mông, xã đã phối hợp với các cấp, ngành tổ chức lớp học rèn cho 15 học viên, do các nghệ nhân nghề rèn xã Mường Phăng truyền dạy các công đoạn để làm dao, liềm, thuổng... Kết thúc lớp tập huấn, 100% học viên đã hoàn thành và đạt yêu cầu kế hoạch lớp học đề ra.

Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Minh Phú, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, cho hay, nghề rèn truyền thống của đồng bào dân tộc Mông là di sản cần bảo tồn. Do đó, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để phát huy vai trò nòng cốt của những người am hiểu và thực hành di sản; đồng thời, động viên, khích lệ họ tiếp tục trao truyền những phong tục, tập quán tốt đẹp cho thế hệ trẻ...

Theo ông Nguyễn Minh Phú, việc nghề rèn của người Mông tỉnh Điện Biên được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2023, là niềm vinh dự và động lực để mỗi người con của dân tộc Mông tỉnh Điện Biên thêm yêu quý, trân trọng nghề truyền thống được các thế hệ cha ông lưu giữ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Yên Bái: Khai thác hiệu quả văn hóa truyền thống dân tộc trong phát triển du lịch

Yên Bái: Khai thác hiệu quả văn hóa truyền thống dân tộc trong phát triển du lịch

Yên Bái là địa phương có một kho tàng văn hóa truyền thống của các dân tộc phong phú, đa dạng. Theo đó, thời gian qua, Yên Bái có nhiều chính sách khuyến khích hỗ trợ nhằm biến những giá trị văn hóa truyền thống trở thành nguồn lực phát triển du lịch, từng bước khẳng định trên bản đồ du lịch Việt Nam và được thị trường du lịch thế giới và khu vực biết tới.
Tin nổi bật trang chủ
Thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Mông Cổ

Thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Mông Cổ

Kết thúc Hội đàm hẹp và tiến hành Hội đàm chính thức, chiều 30/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh, đã ra Tuyên bố chung Việt Nam-Mông Cổ về thiết lập quan hệ đối tác toàn diện nhằm định hướng cho sự hợp tác tin cậy sâu sắc giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả và toàn diện.
BAC A BANK phát hành 15 triệu trái phiếu đáp ứng nhu cầu thị trường cuối năm

BAC A BANK phát hành 15 triệu trái phiếu đáp ứng nhu cầu thị trường cuối năm

Kinh tế - PV - 23:32, 30/09/2024
Với mục đích gia tăng cơ hội đầu tư an toàn và sinh lời hiệu quả dành cho khách hàng cũng như đáp ứng nhu cầu thị trường trái phiếu đang “ấm” dần, từ ngày 07/10/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức chào bán 15 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng Lần 2 - Đợt 2, với tổng giá trị chào bán 1.500 tỷ đồng.
Bộ đội Biên phòng Kiên Giang: Trao tặng “ Nhà Đồng đội” cho quân nhân người dân tộc Khmer đón Lễ Sen Dolta

Bộ đội Biên phòng Kiên Giang: Trao tặng “ Nhà Đồng đội” cho quân nhân người dân tộc Khmer đón Lễ Sen Dolta

Tin tức - Như Tâm - 23:31, 30/09/2024
Chiều ngày 30/9, tại xã Tài Văn, huyện, Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang tổ chức Lễ bàn giao Nhà Đồng đội cho quân nhân chuyên nghiệp khó khăn về nhà ở là người dân tộc Khmer đang công tác tại Hải đội 2, thuộc Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Kiên Giang.
Chương trình “Vượt thiên tai – Tiếp bước tương lai” của Vinamilk vượt cam kết 6 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em vùng bão lũ

Chương trình “Vượt thiên tai – Tiếp bước tương lai” của Vinamilk vượt cam kết 6 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em vùng bão lũ

Kinh tế - PV - 23:30, 30/09/2024
Hơn 1,2 triệu sản phẩm dinh dưỡng Vinamilk, tương đương 6 tỷ đồng được hỗ trợ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại các tỉnh bị ảnh hưởng bão lũ Yagi. Đây là cam kết của Vinamilk từ chương trình “Vượt thiên tai – Tiếp bước tương lai”, phối hợp cùng Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, theo hình thức nhân viên, cộng đồng đóng góp 1 thì Vinamilk sẽ góp thêm 1, để nhân đôi số sản phẩm hỗ trợ.
Thanh Hóa: Một số huyện miền núi xuất hiện nứt đất, khẩn cấp di dời dân

Thanh Hóa: Một số huyện miền núi xuất hiện nứt đất, khẩn cấp di dời dân

Tin tức - Quỳnh Trâm - 23:30, 30/09/2024
Do ảnh hưởng của đợt mưa bão liên tục trong một thời gian dài, khiến nhiều điểm trên địa bàn các huyện vùng cao Thanh Hóa bị sạt lở đất đá, đặc biệt là tại các thôn bản biên giới của các huyện Quan Sơn, Mường Lát xuất hiện nhiều nơi nứt đồi, phải di dời khẩn cấp người dân đến nơi an toàn.
Lào Cai: Nguy cơ sạt lở đất, di dời hàng chục hộ dân trong đêm

Lào Cai: Nguy cơ sạt lở đất, di dời hàng chục hộ dân trong đêm

Tin tức - Trọng Bảo - 23:27, 30/09/2024
Tối 30/9, lực lượng chức năng trên địa bàn phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai đã di dời khẩn cấp gần 20 hộ dân đến nơi an toàn trước nguy cơ sạt lở ta luy.
Lễ Sen Dolta của đồng bào Khmer

Lễ Sen Dolta của đồng bào Khmer

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 30/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Sen Dolta của đồng bào Khmer; Thông xe cầu phao thay thế tạm thời cầu Phong Châu; Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Gia Rai. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Mông Cổ

Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Mông Cổ

Thời sự - BDT - 21:55, 30/09/2024
Ngày 30/9, kết thúc Hội đàm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh đã ra Tuyên bố chung Việt Nam-Mông Cổ về thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện nhằm định hướng cho sự hợp tác tin cậy sâu sắc giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả và toàn diện. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Mông Cổ kiêm Chủ tịch Đảng Nhân dân cầm quyền của Mông Cổ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Mông Cổ kiêm Chủ tịch Đảng Nhân dân cầm quyền của Mông Cổ

Thời sự - PV - 21:50, 30/09/2024
Hội kiến Thủ tướng Mông Cổ Luvsannamsrain Oyun-Erdene, tại Thủ đô Ulan Bato, chiều 30/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam là coi trọng quan hệ hợp tác với Mông Cổ và mong muốn thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển ngày càng thực chất, hiệu quả và lâu dài, phù hợp với lợi ích, tiềm năng và nhu cầu hợp tác của cả hai nước.
Quan hệ hợp tác Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Mông Cổ phát triển nhanh, ngày càng đi vào thực chất

Quan hệ hợp tác Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Mông Cổ phát triển nhanh, ngày càng đi vào thực chất

Thời sự - PV - 21:50, 30/09/2024
Tại cuộc hội kiến giữa Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ Dashzegviin Amarbayasgalan, chiều 30/9, hai bên nhất trí tăng cường vai trò cơ quan lập pháp hai nước trong việc phối hợp hỗ trợ thúc đẩy kết nối hai nền kinh tế phát triển thực chất, hiệu quả và toàn diện, phù hợp với quan hệ Đối tác toàn diện.
Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột “Ươm mầm hạnh phúc” cho những em bé đầu tiên chào đời

Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột “Ươm mầm hạnh phúc” cho những em bé đầu tiên chào đời

Sức khỏe - Lê Hường - 21:49, 30/09/2024
Sau gần 1 năm góp mặt vào chương trình “Ươm Mầm Hạnh Phúc”, hỗ trợ 10 cặp vợ chồng hiếm muộn được khám và điều trị miễn phí; Đến nay, đơn vị Hỗ trợ sinh sản IVFMD Buôn Ma Thuột, Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột đã điều trị thành công cho 8 cặp vợ chồng, đón 3 em bé chào đời khỏe mạnh.
Hướng Hóa (Quảng Trị): Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho học sinh DTTS

Hướng Hóa (Quảng Trị): Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho học sinh DTTS

Pháp luật - Văn Sáu - Phạm Tiến - 21:15, 30/09/2024
Ngày 30/9, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo (Bộ đội Biên phòng Quảng Trị), Công an huyện Hướng Hóa, Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Quảng Trị phối hợp với Trường THPT Lao Bảo tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma túy; an toàn giao thông cho cán bộ, giáo viên và học sinh vùng DTTS ở thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa).