Nghề rèn của đồng bào dân tộc Mông ở tỉnh Điện Biên không chỉ thể hiện sự tài hoa khéo léo của người thợ khi cho ra lò những sản phẩm tinh xảo, có giá trị sử dụng cao, mà còn thể hiện nét riêng có về bản sắc văn hóa. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Điện Biên đã có thêm nguồn lực để hỗ trợ, đầu tư, từng bước đưa nghề rèn truyền thống của đồng bào Mông trở thành sản phẩm du lịch.
Hơn 60 năm gắn bó với nghề rèn, ông Tơngôl Nhứn ((75 tuổi ở thôn Đắc Tà Vâng, xã Đắc Tôi, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam) giữ nhiều bí quyết riêng trong nghề rèn của người Tà Riềng (nhóm địa phương của dân tộc Gié Triêng).
Xã hội -
Ngọc Ánh -
17:41, 21/12/2020 Không còn những ngôi nhà xây mái ngói với những bờ rào dậu, những mảnh vườn, khoảnh ao của làng quê nông thôn Bắc Bộ thời xưa, làng rèn truyền thống Đa Sỹ hôm nay đã trở thành “phố nghề” với những ngôi nhà lầu nằm san sát bên các trục đường nội thôn. Đến “phố lò rèn” hôm nay vẫn nghe tiếng quai búa vang lên chan chát từ những khoảnh sân nhỏ của những ngôi nhà lầu...
Trong xu thế đời sống hiện đại, các sản phẩm làm ra từ công nghiệp được sử dụng nhiều trong sinh hoạt, lao động, sản xuất. Nhưng đối với bà con đồng bào dân tộc Mạ (xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng) được bao bọc bởi những cánh rừng già, thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên vẫn còn lưu giữ được nghề rèn và nghề dệt thổ cẩm truyền thống cho đến ngày hôm nay.
Không muốn những tâm huyết cả đời của ông nội và người cha quá cố bị lãng quên và muốn làng nghề nổi tiếng hàng trăm năm luôn được gìn giữ, ông Nguyễn Trọng Hà (SN 1974), ở Tổ dân phố Tân Miếu, phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã gắn bó với nghề rèn suốt 30 năm qua.
Đi đến đầu thôn Làng Nhà, xã Kim Quan, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang tìm căn nhà treo tấm biển trước cổng “ông Diên rèn dao, sửa dao, cuốc các loại” là đã tới được lò rèn đặc biệt tồn tại từ lâu đời của gia đình ông Lý Ngọc Diên. 70 năm theo đuổi nghề rèn, nhờ đó những bí quyết riêng có trong nghề rèn nông cụ của người Dao được truyền lại đến ngày nay.
Trước kia đến những bản người Mông đều thấy gia đình nào cũng có 1 lò rèn nhưng ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, những lò rèn này ngày một vắng bóng. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) đã mở lớp truyền dạy nghề rèn, nhằm gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá của đồng bào Mông, đồng thời tạo ra một sản phẩm du lịch mới trên địa bàn.
Biết đến nghề rèn từ nhỏ, cụ Y Ngoan Niê (1938, trú tại buôn Ngo B, xã Hòa Phong, huyện Krông Bông (Đăk Lăk) nắm vững các kỹ thuật chế tác thủ công truyền thống và cố gắng giữ nghề cho đến ngày nay.