Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Giữ lửa rèn đỏ mãi...

Hồng Phúc - Văn Sơn - 18:14, 19/03/2025

Sáng sớm, mặt trời lên cao, nắng vàng trải đều khắp các thôn làng. Thiên nhiên vùng cao Trà Nam hiện lên thật thanh bình, yên ả. Men theo từng tiếng búa đập, tiếng đe, chúng tôi đến nhà của ông Hồ Văn Dương sống tại Khu dân cư Tắc Vin (thôn 1) xã Trà Nam, huyện Nam Trà My (Quảng Nam). Bức tranh lao động thật đẹp với hình ảnh em Hồ Gia Huy đang quay khò lửa, những tia lửa từ các thanh sắt đỏ rực bắn tung tóe, còn ông Hồ Văn Dương đang dùng búa đập, hai người phối hợp nhịp nhàng, làm việc say sưa mặc cho áo đã ướt đẫm mồ hôi.

Hằng ngày, lò rèn của ông Dương vẫn luôn đỏ lửa, để các lớp trẻ đến học nghề.
Hằng ngày, lò rèn của ông Dương vẫn luôn đỏ lửa, để các lớp trẻ đến học nghề

Nghỉ tay mời khách uống chén trà, ông Dương tranh thủ châm điếu thuốc vừa hít một hơi dài rồi kể chuyện: Nghề rèn của người Xơ Đăng ra đời khá lâu, nó đã gắn bó với ông từ khi 15 tuổi. Khi đó ông đã theo cha vào rừng tìm củi đốt than để về rèn. Đến bây giờ đã ngoài 60, ông cũng không còn nhớ nổi mình đã rèn bao nhiêu cái dao, rựa, rìu, lưỡi mác, cuốc, đồ chọc tỉa... để phục vụ để bà con có vật dụng làm rẫy, đi rừng chặt cây, săn bắt, kiếm củi, bẻ măng,…

Nghề rèn truyền thống của người Xơ Đăng chủ yếu đỏ lửa lúc nông nhàn hay dịp đầu năm để chuẩn bị cho mùa nương, khai hoang lúa rẫy mới. Trước đây, các sản phẩm làm ra chỉ để trao đổi lương thực, thực phẩm và giúp bà con, anh em, họ hàng trong làng có vật dụng làm rẫy, đi rừng. 

Những năm gần đây, thì nghề rèn không còn được như xưa. Nhu cầu sử dụng của bà con ngày càng giảm, thợ rèn chỉ có thể sản xuất cầm chừng. Nhưng lửa rèn cứ cháy mãi trong tim, trở thành động lực và niềm thôi thúc để ông cố gắng bám trụ để giữ lại nghề rèn truyền thống của người Xơ Đăng.

Địa bàn cư trú của người Xơ Đăng xung quanh tồn tại những quặng sắt tự nhiên xung quanh các ngọn đồi. Những quặng sắt này có hàm lượng sắt rất cao thường ở dạng cục và dạng cát. Tuy vẫn còn khá thủ công, nhưng lò rèn của ông Hồ Văn Dương bây giờ đã được cải tiến cơ bản, kết hợp với một số vật liệu sắt, thép khác để cho ra kiểu bếp lò quay bằng tay khá đơn giản nhưng tiện dụng.

Ông Dương cho biết, kỹ thuật rèn của người Xơ Đăng không được ghi chép bài bản, chỉ có người đi trước truyền lại cho người đi sau. Để có một sản phẩm ưng ý phục vụ sinh hoạt, sản xuất, ông phải tìm cho được sắt thép tốt, từ cách chọn than cho đến đặt bếp cũng phải đòi hỏi kỹ thuật cao.

Người Xơ đăng sở hữu phương thức bí truyền để tạo ra thỏi sắt chất lượng cao để làm dụng cụ lao động
Người Xơ Đăng sở hữu phương thức bí truyền để tạo ra thỏi sắt chất lượng cao để làm dụng cụ lao động

Để nung được quặng sắt, người Xơ Đăng phải lên rừng tìm được cây rừng có tên gọi là loăng rlinh để làm than. Chỉ với loại than từ loại cây này, lửa lò rèn mới đủ độ nóng cần thiết có thể nung chảy quặng sắt tự nhiên. Cần tính toán kỹ lưỡng mỗi khi bắt tay vào rèn một sản phẩm, phải thổi lửa sao cho sắt đỏ vừa phải, phù hợp. Mỗi lần đập búa bao giờ cũng một tiếng nặng, một tiếng nhẹ để tạo nên sự chính xác nơi nện búa. Người Xơ Đăng sở hữu phương thức bí truyền để tạo ra thỏi sắt chất lượng cao, chắc bền và không bị mẻ, gãy khi sử dụng.

Khi đã có những thỏi sắt ưng ý, theo truyền thống thợ rèn người Xơ Đăng không sử dụng than loăng rlinh nữa mà chỉ sử dụng những loại cây khác để cho nhiệt độ thấp hơn. Để cho ra thành phẩm từ thanh sắt, thép thô, người thợ rèn phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi rất nhiều công sức.

Sắt, thép sau khi dùng búa tạ đập cho nhẵn ra được đưa vào lửa nung đến khi đỏ rực. Khâu này đòi hỏi thợ rèn phải có nhiều kinh nghiệm, nhìn độ hồng của sắt và thép trên ngọn lửa để nhận biết được quá trình nung đã đạt hay chưa. Tiếp đến, dùng búa đập nhiều lần tạo hình và mài thủ công từng chi tiết đến khi cho ra thành phẩm.

Theo ông Hồ Văn Dương trong các khâu quan trọng nhất, là quy trình chế tác “nước tôi”, người Xơ Đăng thường dùng mai con rùa nấu keo lại, nghĩa là cho sản phẩm qua lửa lần cuối rồi nhúng vào đó. Sau khi nhúng xong, người thợ mang đi mài lần cuối để hoàn chỉnh sản phẩm. 

Nước tôi già hay non ảnh hưởng đến độ sắc của dụng cụ. Nước tôi sẽ quyết định độ bền của sản phẩm. Tùy vào sản phẩm và dụng cụ mà giá bán khác nhau, như dao phát rẫy và rựa có giá từ 250 - 300 ngàn đồng, rìu và lưỡi mác thì giá từ 400-450 ngàn đồng, cuốc, đồ chọc tỉa có giá từ 150 - 170 ngàn đồng, dao vót nan thì có giá 140 ngàn đồng,...

Từ xưa đến nay người Xơ Ðăng vẫn giữ các nghi lễ gắn với nghề rèn. Theo quan niệm, trước mùa rèn, người Xơ Ðăng thường tổ chức cúng Giàng ngay tại lò. Lễ cúng Giàng thường gồm có con gà, ghè rượu và do người thợ rèn chính của làng đứng ra làm lễ. Họ lấy rượu, huyết gà bôi lên chiếc đe, hòn đá mài, chiếc búa và khấn Giàng với ước nguyện người thợ rèn sẽ làm ra nhiều mẻ sắt, rèn được nhiều dao sắc, cuốc bền.

Đến học nghề rèn, ngồi chăm chú theo dõi từng động tác trui, đập, mài, anh Hồ Văn Lượng (30 tuổi), thanh niên cùng thôn cho biết: Nghề rèn này đang dần mai một và có nguy cơ thất truyền, bởi lớp trẻ Xơ Đăng hiện nay ở địa phương không mấy quan tâm đến nghề. Dẫu vậy, tôi tin rằng với sự nỗ lực của bản thân và sự động viên của chú Hồ Văn Dương, một ngày nào đó thế hệ trẻ sẽ lại đam mê, thắp lại những lò rèn rực lửa.

Ông Đoàn Ngọc Hoài, Phó Chủ tịch UBND xã Trà Nam cho biết: Từ trước đến nay, đồng bào Xơ Đăng luôn coi trọng nghề rèn truyền thống. Dù cuộc sống hiện đại có thay đổi đến mấy, song “cái gốc” những làng nghề truyền thống của người Xơ Đăng nói chung, trong đó có nghề rèn của gia đình anh Hồ Văn Dương luôn được giữ gìn và phát triển. 

Các ngành chức năng và chính quyền địa phương cũng đang nỗ lực tìm hướng khôi phục nghề rèn truyền thống của đồng bào Xơ Đăng, để góp phần tăng năng suất lao động, đáp ứng nhu cầu sản xuất trong hành trình xây dựng nông thôn mới, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của đồng bào Xơ Đăng nơi đây. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tìm về miền đất huyền thoại

Tìm về miền đất huyền thoại

Khu căn cứ cách mạng Thồ Lồ - nay là xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) là vùng đất sinh sống lâu đời của người đồng bào DTTS (chủ yếu là người Ba Na và Chăm). Trong chiến tranh, người dân cùng đồng cam cộng khổ với các chiến sĩ cách mạng làm nên những chiến công hiển hách và được xem là vùng đất bất khả xâm phạm. Trong hoà bình, đồng bào nơi đây đoàn kết một lòng, cùng nhau xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp.​
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước đến Kazakhstan, Azerbaijan và Belarus, thăm chính thức Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước đến Kazakhstan, Azerbaijan và Belarus, thăm chính thức Liên bang Nga

Ngày 5/5, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Azerbaijan và Cộng hòa Belarus; thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại; theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Cộng hòa Azerbaijan Ilham Aliyev, Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.
Gìn giữ hồn phố, vun đắp tình người

Gìn giữ hồn phố, vun đắp tình người

Du lịch - PV - 5 phút trước
Có rất nhiều tao nhân mặc khách và biết bao nghệ sĩ, học giả đã về với Hội An trong niềm mê say và cảm hứng đầy thăng hoa, để lại cho đời và cho người Hội An những kiệt tác không thể phai mờ…
Cúng bản - Nghi Lễ thiêng của người Khơ Mú

Cúng bản - Nghi Lễ thiêng của người Khơ Mú

Media - Thúy Hồng - 3 giờ trước
Từ xưa, Lễ cúng ma bản đã tồn tại trong tâm thức người Khơ Mú và được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Đối với người Khơ Mú, bản không chỉ là nơi sinh sống, mà còn là không gian văn hóa - tâm linh thiêng liêng.
50 năm - Hành trình “vươn mình” của thành phố mang tên Bác

50 năm - Hành trình “vươn mình” của thành phố mang tên Bác

Kinh tế - Phạm Tiến - 3 giờ trước
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Nhân dân ta đã kết thúc trong mùa Xuân đại thắng, non sông nối liền một giải. Sau mốc son lịch sử 30/4/1975, vùng đất phương Nam bước vào giai đoạn san ủi hố bom, dựng cầu, làm đường, mở công xưởng sản xuất…tái kiến thiết kinh tế - xã hội. Tròn 50 năm nhìn lại, vùng đất phương Nam, nổi bật là thành phố Hồ Chí Minh đã có một hành trình “vươn mình” mạnh mẽ.
Ngôi đình mang tên

Ngôi đình mang tên "lời giao ước" trên đất Tây Nguyên

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 3 giờ trước
Di tích lịch sử Quốc gia Đình Lạc Giao, Tp.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk là ngôi đình mang dấu ấn văn hóa của người Kinh khi lập nghiệp ở vùng đất Tây Nguyên. Ngôi đình được xây dựng năm 1928 và là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của tỉnh Đắk Lắk thời kỳ trước năm 1945.
Phát huy sức mạnh đoàn kết trong vùng đồng bào tôn giáo ở Sơn La

Phát huy sức mạnh đoàn kết trong vùng đồng bào tôn giáo ở Sơn La

Tôn giáo - Tín ngưỡng - C.Thiên - T.Hải - 3 giờ trước
Những năm qua phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong đồng bào tôn giáo trên địa bàn Sơn La nói chung và trong vùng đồng bào DTTS nói riêng đã có bước phát triển với nhiều mô hình hay, nhiều cá nhân tiêu biểu với cách làm sáng tạo, được lan tỏa và nhân rộng.
Gìn giữ di sản cho đời sau

Gìn giữ di sản cho đời sau

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 29/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Xếp hạng di tích Bãi đá có hình khắc cổ ở Hòa Bình. Chùa Monivongsa Bopharam nơi thành phố cực Nam. Gìn giữ di sản cho đời sau. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Yên Bái: Thu trên 181 tỷ đồng từ hoạt động du lịch kỳ nghỉ lễ 30/4

Yên Bái: Thu trên 181 tỷ đồng từ hoạt động du lịch kỳ nghỉ lễ 30/4

Tin tức - Văn Hoa - 20:42, 04/05/2025
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái, trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, toàn tỉnh Yên Bái đón trên 212.330 lượt khách (tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2024), doanh thu ước đạt 181,3 tỷ đồng (tăng 2,4% so với cùng kỳ). Đặc biệt, kỳ nghỉ lễ năm nay ghi nhận khách quốc tế khi tăng 41% lượng khách so với cùng kỳ với con số trên 36.000 lượt.
Phát huy trí tuệ và trách nhiệm cao nhất đối với cử tri và đất nước

Phát huy trí tuệ và trách nhiệm cao nhất đối với cử tri và đất nước

Thời sự - PV - 19:15, 04/05/2025
Phát biểu tại Hội nghị giữa Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội với các Tổ trưởng Tổ đảng - Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố; Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Kỳ họp thứ 9 là kỳ họp lịch sử quyết định những vấn đề lịch sử của đất nước, đề nghị mỗi đại biểu Quốc hội không ngừng đổi mới tư duy và phương pháp làm việc, mỗi ý kiến đóng góp phải xuất phát từ tâm huyết, trí tuệ và trách nhiệm cao nhất đối với cử tri và đất nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Sri Lanka

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Sri Lanka

Thời sự - PV - 18:55, 04/05/2025
Chiều 4/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayaka - Lãnh đạo Đảng Mặt trận Giải phóng Nhân dân Sri Lanka (JVP), nhân dịp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam và dự Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc (Vesak).
Chú trọng thông tin về chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV tại vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS

Chú trọng thông tin về chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV tại vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS

Thời sự - Hoàng Quý - 18:53, 04/05/2025
Chiều 04/5, tại Hà Nội, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức Họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng chủ trì Họp báo.
Bắc Ninh đề xuất bảo tồn tại chỗ thuyền cổ độc nhất vô nhị tại Việt Nam

Bắc Ninh đề xuất bảo tồn tại chỗ thuyền cổ độc nhất vô nhị tại Việt Nam

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 18:48, 04/05/2025
Các nhà khoa học đánh giá đây là di tích thuyền có quy mô, cấu trúc và kỹ thuật phức tạp nhất, duy nhất phát hiện được cho đến nay không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới.