Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Người giữ nghề rèn truyền thống của đồng bào Dao ở Làng Nhà

Hồng Phúc - Minh Đoàn - 08:06, 13/11/2022

Đi đến đầu thôn Làng Nhà, xã Kim Quan, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang tìm căn nhà treo tấm biển trước cổng “ông Diên rèn dao, sửa dao, cuốc các loại” là đã tới được lò rèn đặc biệt tồn tại từ lâu đời của gia đình ông Lý Ngọc Diên. 70 năm theo đuổi nghề rèn, nhờ đó những bí quyết riêng có trong nghề rèn nông cụ của người Dao được truyền lại đến ngày nay.

Những sản phẩm của lò rèn Lý Ngọc Diên. Ảnh: Minh Đoàn
Những sản phẩm của lò rèn Lý Ngọc Diên. Ảnh: Minh Đoàn

Trong âm thanh leng keng..., leng keng..., phập phù..., phập phù...của tiếng đập giũa, rèn dao nhịp nhàng hòa lẫn tiếng khò khè của bệ thổi đều đặn, chúng tôi gặp được chủ nhân lò rèn Lý Ngọc Diên có khuôn mặt hiền từ phúc hậu, đôi mắt sáng, dáng người dong dỏng với mái tóc bạc. Lúc chúng tôi đến, ông Diên vẫn đang chăm chú, miệt mài bổ từng nhịp búa vào thanh sắt uốn nắn thành con dao. Với động tác điêu luyện, những nhát búa gọn gàng, dứt khoát. Những tưởng đây là một thanh niên sung sức chứ không phải một ông cụ đã 79 tuổi.

7 tuổi, ông Diên đã làm quen với giũa, rèn, bệ thổi. Bởi khi còn là một cậu bé, theo cha mẹ đi nương, ông đã biết dao, rìu, cào, cuốc, nhắp cắt lúa... có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của đồng bào Dao.

Ông Diên chia sẻ: “Sự tỉ mỉ, khéo léo đều có thể được rèn luyện qua quá trình làm nghề song yêu cầu đầu tiên và xuyên suốt của nghề rèn là người thợ rèn phải có sức khỏe tốt. Người thợ cả và thợ phụ phải có sự phối hợp nhịp nhàng, lực búa giáng xuống thanh thép phải đều nhau; độ mạnh yếu biến hóa với từng phần của sản phẩm.Gia đình ông Diên là một trong số ít hộ người Dao trong thôn còn gìn giữ nghề rèn truyền thống. Ngày ông còn trẻ, cả vùng An toàn khu (ATK) Tuyên Quang chỉ có mỗi gia đình ông biết làm rèn. Có thời gian, ông Diên bỏ nghề tham gia làm công tác chính sách cho UBND xã, không có thời gian đỏ lửa, cùng với đó, nguyên liệu sắt khan hiếm, đắt đỏ khó mua.

Ông Diên tâm sự:“Tôi theo nghề này, khổ cực từ bé, thế nên cũng có nhiều người quý tay nghề. Suốt cả cuộc đời, có nhiều lúc tôi muốn bỏ hẳn nghề vì không kiếm được cơm. Dao, cuốc rèn thủ công làm ra không cạnh tranh với hàng công nghiệp đại trà bán đầy ngoài chợ. Trong khi đó, thị trường dần ưa sản phẩm rẻ, không cần bền cho nên nghề rèn cứ thoi thóp. Thế rồi, nông cụ cũng dần không dùng đến, đất đai ít đi nên nghề rèn không giữ mãi được”.

Người "thổi" tình yêu vào lò rèn 1
Ông Lý Ngọc Diên luôn tâm niệm, dù khó khăn thế nào vẫn phải giữ cho bằng được nghề rèn gia truyền do cha ông để lại

Thời gian lò rèn nguội lạnh, nhưng thỉnh thoảng người dân quanh vùng vẫn mang con dao, cái cuốc, cái cào cũ đến nhờ ông Diên sửa chữa. Cứ mỗi lần động vào, thứ kim loại ấy như có ma lực, trong ông Diên lại càng trào lên khao khát khôi phục nghề rèn. Ghi nhớ lời ông nội và bố ngày trước còn sống có dặn, dù khó khăn thế nào vẫn phải giữ cho bằng được cái nghề rèn gia truyền này. Nghề có thể không làm giàu được, nhưng phải yêu quý và có trách nhiệm gìn giữ nó. “Nghề đã ngấm vào máu thịt tôi nên không thể quên được”, ông Diên nói.

“Có công mài sắt có ngày nên kim”, năm 2014, ông Diên quyết định nhóm lại lửa lò rèn của gia đình. Ông lại mê say với từng nhát búa đập, từng động tác giũa mài, tắm lửa. Những con dao đẹp, cái cuốc, cái xẻng thuận với tầm tay người dùng cũng cứ thể được ra lò.

Lòng yêu nghề truyền thống ông cha của người đàn ông sắp 80 tuổi đã được đền đáp. Nếu như trước đây, lò rèn của ông chỉ đỏ lửa vào dịp mùa xuân thì nay hoạt động quanh năm, ngoài sản xuất phục vụ nhu cầu gia đình còn bán tại các chợ phiên trên địa bàn như: Phiên chợ xã Trung Sơn, xã Hùng Lợi, xã Kim Quan… loại cao tiền ông Diên bán với giá 250 nghìn đồng/con, loại nhỏ 50 nghìn đồng/con.

Để giữ gìn nghề rèn của người Dao ở xã Kim Quan, ông Diên đã vận động bà con người Dao trong thôn gây dựng lại nghề truyền thống, kết hợp phát triển du lịch cộng đồng homestay để khách du lịch vừa có thể trải nghiệm nghề rèn của người Dao vừa mua sắm các sản phẩm. Không khí thôn Làng Nhà ngày càng náo nhiệt không chỉ bởi những lò rèn đỏ lửa mà còn bởi những bước chân du khách khắp nơi đến khám phá nghề truyền thống của đồng bào Dao.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lạ lùng thúng chai Việt

Lạ lùng thúng chai Việt

Giải trí - Bích Đào - 2 giờ trước
Thúng chai (thuyền thúng) từ lâu đã được mệnh danh là “trí khôn sông nước Việt”. Một phương tiện truyền thống đặc hữu của các tàu cá xa đất liền. Với ngư dân miền Trung, ra biển mà không có thúng chai thì ngang với… cụt tay.
Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 2 giờ trước
Thời gian qua, với sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ chính quyền các cấp, đời sống tinh thần và tự do tín ngưỡng của đồng bào các DTTS tại tỉnh Cao Bằng được bảo đảm, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của địa phương. Những nỗ lực này giúp đồng bào thực hiện đức tin, góp phần xây dựng cộng đồng gắn bó, đoàn kết và phát triển bền vững.
Trắng đêm giữ đất

Trắng đêm giữ đất

Xã hội - An Yên - 2 giờ trước
Ấy là câu chuyện người dân xã Đồng Văn (Thanh Chương, Nghệ An) đốt lửa, dựng lều, căng băng rôn, đánh trống... suốt ngày đêm, chỉ để xua đuổi đơn vị khai thác cát đang “hoành hành” ngay khúc sông quê nhà. Câu chuyện giữ đất, giữ làng trước nguy cơ sạt lở chưa bao giờ lại nóng bỏng đến vậy.
Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 2 giờ trước
Một trong những ngọn thác đẹp nhất ở Tây Nguyên đó là thác Công chúa thuộc làng Mơng, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai. Nhiều người vẫn chưa biết đến ngọn thác tuyệt đẹp này, dù thác chỉ cách trung tâm thành phố Pleiku chừng 40km. Bởi vậy, nhiều người ví von thác Công chúa như nàng công chúa ngủ trong rừng.
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Kinh tế - Thanh Phong - 2 giờ trước
Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 3 ước đạt 450 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả quý I đạt hơn 1,1 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy tính cả quý, các doanh nghiệp Việt Nam đã hụt thu lên tới hơn 2.800 tỷ đồng.
Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 2 giờ trước
Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.
Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Du lịch - Minh Nhật - 2 giờ trước
Từ ngày 11- 13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức chương trình Lễ hội Quà tặng du lịch năm 2025 với chủ đề
Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Tin tức - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Tối 3/4, tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng (3, 4/4/1965 - 3, 4/4/2025).
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.