Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trưởng thôn Khe Sán với mong ước làm giàu cho người dân ở xã bốn không

Văn Hoa - 13:29, 06/11/2022

Thôn Khe Sán, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên (Yên Bái) nằm ở lưng chừng núi, chủ yếu là người Dao và người Mông sinh sống. Đây là thôn “4 không”, không điện, trường, trạm, không sóng điện thoại, đường đi lại khó khăn. Với mong ước tiến kịp vùng xuôi, bà con thôn Khe Sán đã đặt niềm tin vào lớp trẻ, lựa chọn anh Triệu Văn Nhất, dân tộc Dao để lãnh đạo thôn phát triển .

Anh Triệu Văn Nhất và con đường vào thôn Khe Sán
Anh Triệu Văn Nhất trên con đường vào thôn Khe Sán

Đi lên từ nghèo khó

Về Châu Quế Thượng đúng ngày mưa, do đường vào thôn trơn trượt, không thể đi được, nên việc vào Khe Sán phải dời đến ngày hôm sau. Sáng sớm, tôi được anh Triệu Văn Nhất, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban công tác Mặt trận thôn đưa tôi vào thôn.

Qua vô số lần "ớn lạnh" vì những đoạn đường dốc trơn trượt, lội qua những đoạn suối vắt ngang đường nước chảy xối xả, chúng tôi cũng vào được thôn Khe Sán. Anh Nhất giới thiệu, thôn Khe Sán có 72 hộ dân, trên 300 nhân khẩu, chủ yếu là người dân tộc Mông và Dao. 

Nhà anh Nhất đẹp nhất thôn, rộng chừng hơn 150m2. Tiếp chúng tôi tại phòng khách, Nhất kể chuyện xưa của gia đình và thôn Khe Sán, về khó khăn và những nỗ lực học tập, làm giàu, về ngày đáng nhớ nhất cuộc đời khi được bầu là Trưởng thôn.

Nhất kể, những năm 2012 trở về trước, Khe Sán nghèo lắm, người dân chỉ quanh quẩn cây ngô, cây sắn nên thôn có tới 80- 95% là hộ nghèo. Gia đình Nhất cũng vậy, nhà có hai anh em, đứa em gái còn đi học, bố mẹ thường xuyên ốm yếu, bố thì bị tai biến phải ngồi xe lăn. Là anh cả, Nhất cùng mẹ mang trọng trách chèo chống cả gia đình.

Không chịu sống trong cảnh thiếu thốn, Nhất và mẹ nỗ lực làm đủ mọi thứ để có nhiều nguồn thu nhập: chăn nuôi, trồng quế, trồng rừng; tranh thủ thêm cây sắn, cây ngô xen vào những cây lâu năm…Nhờ đó, mà kinh tế gia đình dần ổn định và khá giả hơn.

Anh Triệu Văn Nhất (áo trắng ôm hoa) mặc dù còn trẻ nhưng được người dân Khe Sán tin tưởng, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong thôn
Tuổi còn trẻ nhưng anh Triệu Văn Nhất (áo trắng ôm hoa) được người dân Khe Sán tin tưởng, giữ nhiều chức vụ quan trọng trong thôn

Nhất kể, khó khăn là thế, nhưng anh vẫn dành thời gian cho các hoạt động đoàn thể, được thanh niên tín nhiệm bầu là Bí thư Chi đoàn thanh niên thôn. Và đặc biệt, anh vẫn cố gắng học hết lớp 9.

18 tuổi được bầu làm Trưởng thôn

Nhất đưa tôi đi dạo 1 vòng quanh thôn, gặp đám trẻ nhỏ người Mông đang nghịch đất bên đường, anh hỏi han và dặn dò các cháu trở về nhà kẻo trời mưa. Rồi đến thăm hộ gia đình ông Cư Seo Lầu, người Mông; động viên bà con Nhân dân đi cấy cho đúng mùa vụ để tăng năng suất;... Qua cách trao đổi thân tình, tôi hiểu được phần nào sự gần gũi, sẻ chia của một cán bộ trẻ đi lên từ nghèo khó.

Trên đường đi Nhất kể, năm 2012, sau cuộc họp thôn, người dân đã giới thiệu và bầu anh làm Trưởng thôn. Khi ấy anh vừa tròn 18 tuổi.

Vừa tròn 18 tuổi, anh Nhất (bên phải) đã được người dân tin tưởng bầu làm Trưởng thôn với mong muốn đưa thôn phát triển đi lên
Vừa tròn 18 tuổi, anh Nhất (bên phải) đã được người dân tin tưởng bầu làm Trưởng thôn với mong muốn đưa thôn phát triển đi lên

“Ban đầu mình sợ lắm, bởi nghĩ tuổi còn trẻ sẽ không hoàn thành được nhiệm vụ. Nhưng khi được những người cao niên trong thôn, lãnh đạo xã và đặc biệt là bà con Nhân dân tin tưởng, động viên, họ nói “mình phải làm mới biết, không làm không biết”, do đó mình cũng phải cố gắng mà làm”, anh Nhất bộc bạch.

Nhận thấy bản thân còn trẻ, cách nhìn nhận vấn đề chưa sâu nên Nhất đã cố gắng học hỏi từ những người đi trước, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Năm 2013, anh quyết định đi học cấp 3 để có thêm kiến thức đáp ứng được công việc.

Nói về những ngày đầu làm Trưởng thôn, Nhất bộc bạch: Trưởng thôn rất nhiều việc, dù ngày hay đêm, hễ có chuyện gì lớn nhỏ mình đều phải có mặt để kịp thời xử lý. Khi ấy đời sống kinh tế của người dân còn khó khăn, bà con chủ yếu là người Dao và người Mông nên nhận thức còn nhiều hạn chế, nạn tảo hôn, bạo lực gia đình, vấn đề bình đẳng giới, nhiều vấn đề tranh chấp đất đai rất phức tạp…

Tôi hỏi, mình trẻ tuổi như vậy, liệu nói bà con có nghe?

Nhất gãi đầu và mủm mỉm cười, bản thân em đi lên từ nghèo khó, hiểu được những khó khăn mà người dân đang gặp phải, cũng hiểu được tâm tư bà con nên thấy cái gì có lợi cho dân thì mình cố gắng làm. Vì thế mà người dân luôn động viên, ủng hộ. Năm 2018, anh được Nhân dân bầu là Trưởng ban công tác Mặt trận thôn, công việc cũng vì thế mà cũng nhiều hơn.

Theo Nhất, dù mình có nói hay đến mấy, nhưng để người dân tin và làm theo, bản thân cũng phải nỗ lực để làm gương. Ví dụ như trong phát triển kinh tế, không loay hoay với  việc sản xuất nông nghiệp, mà phải tính đến việc làm thế nào có thêm thu nhập. Chính vì vậy, anh Nhất đã đầu tư thêm máy xúc vừa  để phục vụ sản xuất cho gia đình, khi bà con trong thôn xóm cần có thể làm dịch vụ để có thêm nguồn thu nhập.

Để có được sự thành công của hiện tại là những nỗ lực không ngừng nghỉ mà anh Nhất đã và đang cố gắng (Trong ảnh, anh Nhất hạnh phúc bên gia đình)
Để có được sự thành công của hiện tại là những nỗ lực không ngừng nghỉ mà anh Nhất đã và đang cố gắng (Trong ảnh, anh Nhất hạnh phúc bên gia đình)

Những câu chuyện thôn xóm, những khó khăn và những trải nghiệm thú vị của anh cán bộ mặt trận trẻ người Dao tại vùng đất “4 không”, mới hiểu thêm phần nào về những khó khăn của đồng bào sinh sống ở vùng miền núi; và hơn hết là sự cố gắng, tận tụy của đội ngũ cán bộ cơ sở, trong đó có anh Triệu Văn Nhất trong việc giải quyết những vấn đề dân sinh, những khó khăn, bức xúc của người dân ở cơ sở…

Sướng khổ cùng dân

Nhất nói, trước kia một phần vì nghèo khó nên trong thôn Khe Sán thường xuyên xảy ra các vụ bạo lực gia đình, cuộc sống vợ chồng thường nảy sinh mâu thuẫn. Các vụ tranh chấp đất đai cũng xảy ra thường xuyên, dù toàn các vụ nhỏ, nhưng là cán bộ mặt trận, mình phải có cách xử lí khéo léo, thấu tình đạt lý thì người dân mới nghe theo.

Nhất nhớ như in ở thôn có hai anh em ruột, một người trồng quế trước, còn người trồng sau đốt nương làm cháy mất quế nhà trồng trước, thế là hai hộ xảy ra xích mích, cãi nhau. Khi nắm được sự việc, anh đã động viên hai gia đình, tìm ra lỗi của từng bên, xác định ra bên sai, bên đúng, giải thích cho họ hiểu và bên sai phải bồi thường cho bên đúng, các bên đều nhất trí thì mới được, chứ không được làm đơn từ vượt tuyến.

Hay như, trước kia, trên địa bàn thường xuyên xảy ra tình trạng tảo hôn, để giải quyết vấn đề này, anh thường đưa ra trước các buổi họp thôn, phân tích tác hại của tảo hôn. Có lúc đỉnh điểm, khi nắm được thông tin, trường hợp nào sắp tổ chức lễ cưới, mà không đủ tuổi kết hôn, thì anh và các tổ chức đoàn thể đến từng gia đình để phổ biến, kí cam kết, nhờ đó mà đến nay tình trạng này đã giảm bớt.

Theo anh Nhất, kinh tế phát triển sẽ giúp giải quyết các vấn đề hạn chế trong thôn. Do đó, anh đã cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương bàn bạc, phân phối công bằng các nguồn lực hỗ trợ sinh kế của Nhà nước; vận động Nhân dân tăng gia sản xuất, trồng cây ngắn ngày xem kẽ cây lâu năm; nhờ đó đời sống người dân dần khá hơn.

Cuộc sống người dân thôn Khe Sán còn nhiều khó khăn, họ mong muốn thế hệ trẻ bằng trí tuệ và sự nhiệt huyết đưa thôn phát triển tốt hơn
Cuộc sống người dân thôn Khe Sán còn nhiều khó khăn, họ mong muốn thế hệ trẻ bằng trí tuệ và sự nhiệt huyết đưa thôn phát triển tốt hơn

Thấy cây bụi bên đường đã rậm rạp, gặp người dân, anh Nhất dặn mọi người thứ 7 tuần này sẽ tập trung phát quang đường để thuận tiện đi lại và để cho các cháu đi học dễ dàng hơn. Đặc biệt, trong chương trình xây dựng đường bê tông từ xã vào thôn, nhờ anh Nhất  tích cực đứng ra vận động nên Nhân dân đã hưởng ứng nhiệt tình việc hiến đất, bỏ ngày công để làm đường.

Với những việc làm, kết quả  đạt được, người cán bộ trẻ Triệu Văn Nhất đã được nhận nhiều giấy khen biểu dương của các cấp. Tuy nhiên, Nhất nói, điều anh vui nhất là đời sống bà con dần ổn định, nhiều hộ nghèo trở nên khá giả và anh tiếp tục được bà con tin yêu, tín nhiệm bầu vào Hội đồng Nhân dân xã Châu Quế Thượng, trưởng thôn. 

Nhận xét về anh Nhất, ông Đặng Văn Lả, Bí thư Đảng ủy xã Châu Quế Thượng cho biết: anh Triệu Văn Nhất là một tấm gương đảng viên trẻ tuổi năng động, một cán bộ Mặt trận có uy tín với cộng đồng, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, điển hình trong phát triển kinh tế, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Đây là một trong những lý do anh Nhất được bà con tín nhiệm bầu là Bí thư chi bộ, Trưởng thôn và từ năm 2018 đến nay, giữ chức  Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban Mặt trận thôn Khe Sán.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nhân dân các dân tộc huyện Buôn Đôn đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

Nhân dân các dân tộc huyện Buôn Đôn đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

Ngày 17/4, UBND huyện Buôn Đôn long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS huyện Buôn Đôn lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có ông Điểu Mưu - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác Dân tộc địa phương (Ủy Ban Dân tộc); bà H’Yâo Knul - Trưởng Ban Dân tộc, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, các huyện và 148 đại biểu tiêu biểu của 29 thành phần dân tộc, đại diện cho hơn 35.000 đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.
Tin nổi bật trang chủ
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện "rớt" chuẩn và "lỗi hẹn" về đích NTM (Bài 2)

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện "rớt" chuẩn và "lỗi hẹn" về đích NTM (Bài 2)

Tuy đã có nhiều nỗ lực, song công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Gia Lai vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Đặc biệt, các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 được điều chỉnh theo hướng nâng cao nên các địa phương gặp khó trong quá trình triển khai thực hiện. Do đời sống kinh tế-xã hội phát triển chưa thực sự bền vững, nhiều xã NTM trên địa bàn đang đứng trước nguy cơ “rớt chuẩn”các tiêu chí NTM và "lỗi hẹn" về tiến độ hoàn thành xây dựng NTM.
Ninh Bình: Nhiều sai phạm tại khu công nghiệp được Thanh tra Chính phủ làm rõ

Ninh Bình: Nhiều sai phạm tại khu công nghiệp được Thanh tra Chính phủ làm rõ

Pháp luật - Thiên An - 6 phút trước
Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra, chỉ ra hàng loạt sai phạm về quản lý, sử dụng đất đai, cấp phép khai thác các mỏ đất làm vật liệu xây dựng, công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch tại tỉnh Ninh Bình. Đặc biệt, thanh tra tại Khu công nghiệp Phúc Sơn, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện hàng loạt sai phạm tại khu công nghiệp (KCN) này.
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Tháo gỡ khó khăn bảo vệ và nâng chất các tiêu chí (Bài 3)

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Tháo gỡ khó khăn bảo vệ và nâng chất các tiêu chí (Bài 3)

Kinh tế - Ngọc Thu - 10 phút trước
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 có nhiều tiêu chí, chỉ tiêu tăng cao hơn so với trước đây, nên các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM giai đoạn 2015 - 2020 khó đảm bảo khi xét theo các tiêu chí, chỉ tiêu mới. Hiện các ngành và địa phương trong tỉnh Gia Lai đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, hạn chế trong thực hiện các tiêu chí để xây dựng NTM theo hướng bền vững.
Nhân dân các dân tộc huyện Buôn Đôn đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

Nhân dân các dân tộc huyện Buôn Đôn đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 16 phút trước
Ngày 17/4, UBND huyện Buôn Đôn long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS huyện Buôn Đôn lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có ông Điểu Mưu - Phó Vụ trưởng Vụ Công tác Dân tộc địa phương (Ủy Ban Dân tộc); bà H’Yâo Knul - Trưởng Ban Dân tộc, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội DTTS tỉnh Đắk Lắk lần thứ IV, năm 2024; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, các huyện và 148 đại biểu tiêu biểu của 29 thành phần dân tộc, đại diện cho hơn 35.000 đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.
Bắc Giang xếp thứ 4 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Bắc Giang xếp thứ 4 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Trang địa phương - Thiên An - 23 phút trước
Ngày 17/4, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ tổ chức hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (Chỉ số hài lòng) và Chỉ số CCHC năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Bắc Giang tiếp tục xếp thứ 4 cả nước về chỉ số CCHC.
Sáng tạo truyền thông phòng chống tác hại của rượu bia ở vùng đồng bào dân tộc miền núi Quảng Bình

Sáng tạo truyền thông phòng chống tác hại của rượu bia ở vùng đồng bào dân tộc miền núi Quảng Bình

Xã hội - Thùy Linh - 25 phút trước
Minh Hóa là huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Bình, có đông đồng bào DTTS sinh sống. Cuộc sống của đồng bào vẫn còn nhiều khó khăn vất vả, một trong những nguyên nhân dẫn đến kinh tế khó phát triển là do tình trạng lạm dụng rượu bia trong vùng đồng bào vẫn còn xảy ra thường xuyên. Việc uống rượu bia quá đà để lại nhiều hệ lụy. Để thay đổi nhận thức và hành vi của bà con, thời gian qua huyện Minh Hóa đã tăng cường vận động bà con hạn chế rượu bia, truyền thông Luật Phòng chống tác hại của rượu bia tới đông đảo Nhân dân.
Tin trong ngày - 17/4/2024

Tin trong ngày - 17/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10 sẽ diễn ra vào ngày 10/3 âm lịch. Bến Tre tổ chức 165 điểm cấp nước ngọt miễn phí cho người dân. Nghệ nhân Lý Liền Siểu - Người gìn giữ “báu vật” của người Dao. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kiên Giang: “Tết Quân - Dân” mừng Chôl Chnăm Thmây 2024 đã trao 34 nhà Đại đoàn kết cho đồng bào Khmer

Kiên Giang: “Tết Quân - Dân” mừng Chôl Chnăm Thmây 2024 đã trao 34 nhà Đại đoàn kết cho đồng bào Khmer

Trang địa phương - Như Tâm - 32 phút trước
Ông Nguyễn Lưu Trung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các hoạt động Tết Quân - Dân tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021 - 2025 cho biết, Ban Chỉ đạo vừa tổng kết các hoạt động “Tết Quân - Dân” năm 2024 mừng Chôl Chnăm Thmây; đồng thời công bố “Tết Quân - Dân” mừng Chôl Chnăm Thmây 2025 sẽ được tổ chức tại xã Bàn Thạch, huyện Giồng Riềng.
An Giang: Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương với nhiều việc làm thiết thực giúp đồng bào vùng biên giới

An Giang: Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương với nhiều việc làm thiết thực giúp đồng bào vùng biên giới

Trang địa phương - Tuấn Kiệt - Minh Triết - 34 phút trước
Ngày 17/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng (ĐBP) Cửa khẩu Quốc tế Vĩnh Xương, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh An Giang đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2027. Đây là đơn vị được chọn làm điểm Đại hội cấp cơ sở của BĐBP tỉnh. Đây cũng là Chi đoàn có các hoạt động thiết thực , giúp đồng bào vùng biên giới hiệu quả. Đại tá Lê Hoàng Việt - Phó Chính ủy BĐBP tỉnh tham dự và chỉ đạo Đại hội
Thường Xuân (Thanh Hóa): Dừng hoạt động cơ sở thu mua keo thôn Tú sau phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển

Thường Xuân (Thanh Hóa): Dừng hoạt động cơ sở thu mua keo thôn Tú sau phản ánh của Báo Dân tộc và Phát triển

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Ngày 4/4/2024, Báo Dân tộc và Phát triển có bài viết: Thường Xuân (Thanh Hóa): Cần chấn chỉnh tình trạng kinh doanh không tuân thủ pháp luật ở xưởng thu mua keo thôn Tú. Nội dung bài viết nêu rõ: Trong quá trình hoạt động, cơ sở thu mua gỗ keo tại thôn Tú, xã Xuân Thắng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá ngoài việc gây ô nhiễm môi trường về tiếng ồn và không khí, còn tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông, khiến cho người dân tại địa phương lo lắng có ý kiến đến các cấp.
Bình Định: Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất đón khách du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5/2024

Bình Định: Chuẩn bị các điều kiện tốt nhất đón khách du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5/2024

Du lịch - T.Nhân - 1 giờ trước
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài 5 ngày, hứa hẹn sẽ có rất nhiều du khách chọn “Thiên đường biển” Quy Nhơn – Bình Định là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ này. UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo các đơn vị liên quan chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để đón du khách.
Mèo Vạc (Hà Giang): Tập trung khắc phục hậu quả gió lốc

Mèo Vạc (Hà Giang): Tập trung khắc phục hậu quả gió lốc

Tin tức - Văn Hoa - Minh Đức - 1 giờ trước
Đêm 17/4, trên địa bàn huyện Mèo Vạc (Hà Giang) xuất hiện mưa to kéo dài kèm gió lốc mạnh trên diện rộng gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Hiện, huyện Mèo Vạc đang tập trung cao độ cho công tác khắc phục hậu quả, sớm để Nhân dân ổn định cuộc sống.