Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhiều người nhập viện nguy kịch vì hiểu sai về sốt xuất huyết

Minh Nhật - 7 giờ trước

Hiện nay Việt Nam đang bước vào cao điểm mùa sốt xuất huyết, theo thống kê của Cục Phòng bệnh Bộ Y tế, tính từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 32.189 ca bệnh. Riêng khu vực phía Nam chiếm 70% tổng số ca mắc trên toàn cả nước.

Bệnh nhi điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: P.T
Bệnh nhi điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: P.T

Sốt xuất huyết không còn là bệnh của riêng trẻ em, nhiều người lớn, người cao tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì nhầm triệu chứng, chủ quan, đến viện quá muộn. Bệnh diễn tiến nhanh, dễ biến chứng, thậm chí tử vong.

Theo số liệu từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính từ đầu năm tới trung tuần tháng 7, toàn thành phố ghi nhận 15.546 ca sốt xuất huyết, tăng 157,9% so với số tích lũy cùng kỳ năm 2024 (6.029 ca). Số ca bệnh hàng tuần đang gia tăng từ đầu tháng 6 đến nay. Số ca tử vong liên quan sốt xuất huyết Dengue năm 2025 cho đến nay là 10 ca (TPHCM trước đây 6 ca, Bình Dương 3 ca, Bà Rịa-Vũng Tàu 1 ca).

Chủ quan do tên gọi "sốt xuất huyết"

Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch thường trực Liên Chi hội Truyền nhiễm TPHCM, nguyên Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 - cho biết: "Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm lưu hành hàng năm đặc biệt vào mùa mưa. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, bệnh còn là gánh nặng cho hệ thống y tế và xã hội. Năm nay chỉ mới vào đầu mùa mưa nhưng số ca nặng và tử vong đã tăng mạnh."

Theo TS.BS Huỳnh Trung Triệu - Phó Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu trẻ em, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, hiện nay thể trạng con người đang thay đổi, tỷ lệ trẻ em béo phì ngày càng gia tăng. Trung bình cứ 10 trẻ nhập viện vì sốt xuất huyết nặng thì có đến 5 trường hợp béo phì. Những ca bệnh này thường rất khó điều trị.

Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu gặp ở trẻ em. Tuy nhiên hiện nay, bệnh đã xuất hiện phổ biến ở người lớn, thậm chí ở cả người cao tuổi trên 80 tuổi và không ít trường hợp bị chuyển nặng. Điều này cho thấy, sốt xuất huyết không còn là bệnh của riêng trẻ em hay người trẻ mà đã trở thành bệnh mà ai cũng có thể mắc phải.

Thực tế ghi nhận, hiện nay có nhiều ca bệnh sốt xuất huyết nhập viện trong tình trạng nặng. Nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời dẫn đến chuyển biến nặng, biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Theo Phó Chủ tịch thường trực Liên Chi hội Truyền nhiễm TP.HCM, tên gọi "sốt xuất huyết" khiến nhiều người hiểu nhầm khi cho rằng, phải có biểu hiện xuất huyết ngoài da thì mới mắc bệnh. Do đó, không ít người lớn khi bị sốt xuất huyết nhưng không thấy chảy máu liền nghĩ mình chỉ bị cảm cúm thông thường nên chủ quan, không đi khám và điều trị kịp thời.

Một sai lầm phổ biến khác khi cho rằng hết sốt là đã khỏi bệnh. Thực tế, sốt xuất huyết thường có diễn tiến nặng sau khi hết sốt. Giai đoạn nguy hiểm nhất rơi vào từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh. Nhiều người lớn do chủ quan, chỉ nhập viện khi đã sốc, suy đa cơ quan, khiến việc điều trị trở nên rất khó khăn.

Trong khi đó, trẻ em thường được người lớn quan tâm, theo dõi sát sao và đưa đến bệnh viện sớm hơn nên tỷ lệ tử vong ở trẻ thấp hơn.

Phía Nam chiếm 70% tổng số ca mắc sốt xuất huyết trên toàn cả nước. Ảnh: P.T
Phía Nam chiếm 70% tổng số ca mắc sốt xuất huyết trên toàn cả nước. Ảnh: P.T

Chuyên gia cảnh báo: Diễn tiến nhanh, phút trước vừa nói chuyện, phút sau đã tử vong

ThS.BS Lê Thị Mỹ Duyên – Đơn nguyên Tiêm chủng, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM – cho biết, ở trẻ nhỏ, sốt xuất huyết thường có biểu hiện không đặc hiệu, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường như sốt mọc răng hay cảm siêu vi. Trong ba ngày đầu, việc phân biệt bệnh rất khó khăn. Tuy nhiên, từ ngày thứ 3 trở đi là giai đoạn nguy hiểm, dù trẻ đã hết sốt nhưng vẫn có thể xuất hiện các dấu hiệu như nôn ói, đau bụng, mệt mỏi, lừ đừ…

Đáng chú ý, đối với những đối tượng béo phì, mắc bệnh nền như thận, tim mạch, tiểu đường hoặc mắc các bệnh mãn tính khi mắc sốt xuất huyết có nguy cơ trở nặng cao gấp ba lần so với người có thể trạng bình thường.

Vậy nên, khi phụ huynh biết con có các yếu tố nguy cơ như thế, chỉ cần thấy sốt nhẹ thôi là phải đặc biệt lưu ý hơn người bình thường.

Phó Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu trẻ em, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM cho biết thêm, các trẻ lớn tầm 10–12 tuổi cũng dễ bị bỏ sót vì cha mẹ ít để ý, trong khi các em lại hay chủ quan, vào viện trễ nên bệnh thường rất nặng, nằm viện lâu, dễ bội nhiễm và tốn kém.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh chia sẻ: "Làm bác sĩ nhi nhiều năm, tôi chưa bao giờ dám khẳng định với phụ huynh là "bé ổn rồi", kể cả khi bé tới viện từ ngày đầu và vẫn còn khỏe mạnh. Vì bệnh có thể chuyển nặng bất cứ lúc nào, trong vòng 5–7 ngày đầu. Có nhiều ca đang sốt đơn giản, ngày hôm sau đã trở nặng đột ngột".

Không như đột quỵ hay viêm não, sốt xuất huyết vẫn có "khoảng thời gian vàng" để theo dõi, can thiệp và ngăn chặn diễn tiến nặng.

"Có bé vẫn trò chuyện với bác sĩ rất bình thường rồi vài phút sau tử vong. Đó là sự nguy hiểm của sốt xuất huyết thể nặng. Người nhà cứ nghĩ phải hôn mê, co giật mới là nguy hiểm, nhưng không phải. Có khi chỉ là lạnh tay chân, không bắt được mạch, là đã rất nặng rồi", bác sĩ Khanh chia sẻ thêm.

Sốt xuất huyết, nếu được chẩn đoán sớm, điều trị đúng cách và không có biến chứng thì sau ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, những bệnh nhân có biến chứng như suy thận hoặc xuất huyết nội tạng thì hậu quả để lại rất lâu dài.

Phòng bệnh là quan trọng nhất

Phó Chủ tịch thường trực Liên Chi hội Truyền nhiễm TPHCM nhấn mạnh, mùa này, ngay khi phát hiện sốt là phải đi khám, tuyệt đối không tự đoán bệnh. Phụ huynh cần đặc biệt lưu ý nếu trẻ có dấu hiệu đau bụng vùng gan, nôn ói nhiều, mệt bất thường, tay chân lạnh, bầm tím… thì phải đưa đi viện ngay. Ngay cả khi trẻ đã hết sốt nhưng không chịu chơi, không hoạt bát trở lại cũng là dấu hiệu nguy hiểm.

Nhiều người chỉ nghĩ sốt thì uống thuốc hạ sốt mà quên rằng khám bệnh sớm mới là cách phòng ngừa biến chứng hiệu quả nhất.

Lưu ý, muỗi là trung gian truyền bệnh nên phòng muỗi đốt là ưu tiên hàng đầu. Cần cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ mùng, bôi kem chống muỗi, dọn dẹp nơi ở sạch sẽ, không để nước đọng và tiêm vaccine đầy đủ khi có chỉ định.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tái chế pin xe điện và những thách thức phải giải quyết

Tái chế pin xe điện và những thách thức phải giải quyết

Sự kiện - Bình luận - Minh Nhật - 1 giờ trước
Theo các chuyên gia, tại Việt Nam, việc tái chế pin xe điện được xem là một thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp phát triển nguồn thu mới.
Đền ơn đáp nghĩa 2025: Quảng Ninh có gì mới?

Đền ơn đáp nghĩa 2025: Quảng Ninh có gì mới?

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Tặng quà tận thôn, bản, chi trả gộp trợ cấp, ưu tiên sửa chữa nhà ở thay vì xây mới... đó là những điểm mới nổi bật trong công tác “Đền ơn đáp nghĩa” năm 2025 tại Quảng Ninh. Các chính sách được thiết kế linh hoạt, thực chất và gần dân hơn.
Lào Cai: Hàng chục hộ dân phải di dời khỏi vùng nguy hiểm

Lào Cai: Hàng chục hộ dân phải di dời khỏi vùng nguy hiểm

Tin tức - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Đêm 26/7, rạng sáng 27/7, trên địa bàn phường Cam Đường, tỉnh Lào Cai xảy ra mưa to, dẫn đến ngập cục bộ tại một số khu vực trên địa bàn.
Đưa nông sản về phố

Đưa nông sản về phố

Sản phẩm - Thị trường - Minh Anh - 2 giờ trước
Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu - VIETNAM OCOPEX 2025 được kỳ vọng không chỉ là nơi quảng bá sản phẩm OCOP chất lượng từ mọi vùng miền, mà còn là bước chuyển mình mạnh mẽ trong hành trình số hóa thương mại nông sản Việt Nam.
Sơn La phải di dời khẩn cấp 35 hộ dân dọc Sông Mã vì nước lũ

Sơn La phải di dời khẩn cấp 35 hộ dân dọc Sông Mã vì nước lũ

Trang địa phương - Minh Nhật - 3 giờ trước
Do ảnh hưởng từ mưa lớn kéo dài, ngay trong đêm 26 và rạng sáng nay (27/7), 35 hộ dân ở các xã Chiềng Khoong, Huổi Một (huyện Sông Mã cũ), tỉnh Sơn La đã phải di dời khẩn cấp.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở tại 4 tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ

Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở tại 4 tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ

Tin tức - Minh Nhật - 4 giờ trước
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 27/7, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất diễn ra ở nhiều khu vực.
Những chuyến xe “đong đầy” nghĩa đồng bào chở về vùng lũ

Những chuyến xe “đong đầy” nghĩa đồng bào chở về vùng lũ

Nhịp cầu nhân ái - Phạm Tiến - 6 giờ trước
Sau chuyến xe đầu tiên lên được xã Tương Dương vào rạng sáng 25/7 để trao nhu yếu phẩm cho bà con vùng lũ, chiều 26/7, từng dòng xe đã ngược Quốc Lộ 7A để kịp về hỗ trợ đồng bào sau cơn lũ dữ.
Nhiều người nhập viện nguy kịch vì hiểu sai về sốt xuất huyết

Nhiều người nhập viện nguy kịch vì hiểu sai về sốt xuất huyết

Sự kiện - Bình luận - Minh Nhật - 7 giờ trước
Hiện nay Việt Nam đang bước vào cao điểm mùa sốt xuất huyết, theo thống kê của Cục Phòng bệnh Bộ Y tế, tính từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 32.189 ca bệnh. Riêng khu vực phía Nam chiếm 70% tổng số ca mắc trên toàn cả nước.
Vượt sông tiếp cận 4 bản cô lập ở Lượng Minh, quyết tâm không để đồng bào bị thiếu đói

Vượt sông tiếp cận 4 bản cô lập ở Lượng Minh, quyết tâm không để đồng bào bị thiếu đói

Thời sự - Thanh Hải - 7 giờ trước
Nước đã rút nhiều, nhưng lòng sông Nậm Nơn chảy qua xã Lượng Minh, tỉnh Nghệ An vẫn còn chảy xiết. Nhưng với quyết tâm không thể để đồng bào tiếp tục chịu cảnh thiếu thốn vì bị cô lập, chính quyền địa phương đã tìm cách vượt sông tiếp cận 4 bản bị cô lập.
Trắng tay sau lũ

Trắng tay sau lũ

Phóng sự - Thanh Hải - 23:18, 26/07/2025
Đặt chân đến bản Cửa Rào 2 (Tương Dương, Nghệ An), thì lũ dữ đã lùi xa đến mấy mét. Dòng sông Cả đã hiền hòa trở lại. Duy chỉ có màu nước thì vẫn quạch đỏ, đỏ như đôi mắt ráo hoảnh của chính những người dân đã mất nhà nơi ấy.