Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sinh kế của người dân Tương Dương được đảm bảo tốt hơn

An Yên - 3 giờ trước

Những mô hình, dự án sinh kế hỗ trợ cho người dân vùng đồng bào DTTS&MN huyện Tương Dương đang phát huy hiệu quả, góp phần tăng thu nhập, mở ra hướng thoát nghèo cho người dân nơi đây. Sinh kế được đảm bảo tốt, cũng chính là giải pháp hữu hiệu để ổn định chính trị, xã hội ở vùng đất giáp biên này.

Mô hình trồng mét, tạo sinh kế bền vững với 687 hộ, hơn 1.800 người dân ở 12 thôn, bản trên địa bàn huyện Tương Dương tham gia
Mô hình trồng mét, tạo sinh kế bền vững với 687 hộ, hơn 1.800 người dân ở 12 thôn, bản trên địa bàn huyện Tương Dương tham gia

Nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế vùng đất, thông qua Quỹ Môi trường toàn cầu, huyện Tương Dương (Nghệ An) đã đưa Dự án Mô hình sinh kế bền vững từ phát triển cây mét theo chuỗi giá trị để giảm áp lực lên đa dạng sinh học và chức năng hệ sinh thái rừng.

Với nguồn tài trợ hơn 3 tỷ đồng của Quỹ GEF, cùng với lồng ghép các nguồn kinh phí đối ứng, huyện Tương Dương đã phục tráng, nhân rộng mô hình trồng mét, tạo sinh kế bền vững với 687 hộ, hơn 1.800 người dân tại 12 thôn, bản của 5 xã thuộc huyện Tương Dương tham gia.

Điểm nhấn quan trọng, là dự án này đã giúp thành lập 12 tổ hợp tác - hợp tác xã, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, tham gia dự thi sản phẩm OCOP từ cây mét. Xây dựng thành công mô hình phát triển sinh kế thông qua trồng mới 38,3ha với 63 hộ tham gia, phục tráng 944 ha rừng mét đã suy thoái với 578 hộ tham gia. 

Dự án cũng đã thành lập quỹ vay vốn quay vòng phát triển sinh kế cho 5 hội nông dân cấp xã với số tiền là 839 triệu đồng, giá trị thu nhập của các hộ tham gia mô hình phục tráng cây mét tăng thêm 25,1% so với trước khi thực hiện dự án. Quan trọng hơn, người dân các xã được thụ hưởng dự án rất phấn khởi đã đề nghị, nhân rộng mô hình và duy trì quỹ vốn xoay vòng do dự án tài trợ.

Người dân xã Yên Hòa vui mừng đón sản phẩm OCOP đầu tiên của địa phương - ảnh HT
Người dân xã Yên Hòa vui mừng đón sản phẩm OCOP đầu tiên của địa phương - ảnh HT

Hiện nay, diện tích trồng mét toàn huyện Tương Dương khoảng 1.634ha, phần lớn nằm trên đất rừng sản xuất, tập trung nhiều ở các xã Yên Thắng, Nhôn Mai, Thạch Giám, Tam Đình, Tam Thái, Tam Quang. Nếu chăm sóc tốt, áp dụng đúng cách, chỉ sau 3 - 4 năm cây mét cho năng suất khá cao, dao động từ 10 - 12 tấn/ha, mỗi ha cho thu nhập từ 10 - 20 triệu đồng/năm.

Một dự án cũng mang tính sinh kế cho bà con huyện Tương Dương, chính là Dự án “Hỗ trợ cộng đồng các xã vùng đệm phát triển cây dược liệu dưới tán rừng nhằm tăng thu nhập và bảo tồn đa dạng sinh học ở Khu dự trữ sinh quyển thế giới Tây Nghệ An” được triển khai tại 2 xã Yên Hoà và Nga My.

Quá trình thực hiện dự án, các mục tiêu đề ra ban đầu đều đạt. Đó là dự án đã ban hành được 6 quy chế quản lý 5.495ha rừng bền vững; có 285 người, hơn 600 hộ gia đình được nâng cao năng lực về phát triển dược liệu; Quỹ quay vòng với 612 triệu đồng được vận hành, bàn giao cho Hội LHPN các xã Nga My và Yên Hòa quản lý và phát triển; ươm giống 5 loại cây dược liệu quý như: 15.000 cây ba kích tím, 2.200 cây hoài sơn, 3.500 cây khôi nhung tía, 300 cây trà hoa vàng, giảo cổ lam.

Mô hình nuôi bò vỗ béo của hộ bà Nguyễn Thị Phương ở làng Bãi Sở, xã Tam Quang - ảnh CTV
Hộ bà Nguyễn Thị Phương ở làng Bãi Sở, xã Tam Quang đã thực hiện hiệu quả mô hình nuôi bò vỗ béo - ảnh CTV

Điều đáng lưu ý, từ phát triển mạnh cây dược liệu, Tương Dương đã có sản phẩm OCOP đầu tiên từ trồng dược liệu dưới tán rừng, là trà khôi nhung tía xã Yên Hòa. Ông Mộng Văn Viện, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Hòa cho biết, bà con nông dân rất phấn khởi vì lần đầu tiên có nông sản do mình làm ra đạt chuẩn OCOP, vừa là nguồn động viên khích lệ bà con tăng gia sản xuất, vừa mở ra hướng đi bền vững trong sản xuất nông nghiệp của địa phương. 

Các vườn khôi nhung tía ở xã Yên Hòa đều thực hiện trồng dưới tán rừng tự nhiên, thông qua sự hỗ trợ của 2 nguồn. Đó là nguồn tài trợ từ Quỹ Môi trường toàn cầu và nguồn vốn đầu tư công Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025. 

Các mô hình được tài trợ từ năm 2022 cho thấy hiệu quả cao, có khả năng nhân rộng, theo đó UBND huyện Tương Dương đã hướng dẫn xã Yên Hòa triển khai thêm 3ha khôi nhung tía từ nguồn đầu tư công các chương trình mục tiêu quốc gia.

Nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi khác… từ phát huy lợi thế địa bàn miền núi cũng đã và đang được Tương Dương triển khai hiệu quả đến tận người dân. Như tuyên truyền vận động người dân chuyển đổi hình thức chăn nuôi trâu, bò từ chăn thả tự do sang bán chăn thả hoặc nuôi nhốt, vỗ béo cho phù hợp với điều kiện sản xuất. Đóng lồng, bè chăn thả cá trên lòng hồ thủy điện bản Vẽ, khe Bố…

Tại địa bàn xã Tam Quang, hiện có khá nhiều người dân nuôi trâu, bò vỗ béo mang lại hiệu quả kinh tế và thu nhập ổn định cho người dân. Gặp anh Nguyễn Ngọc ở bản Bãi Sở, xã Tam Quang đang cho bò ăn cỏ, anh cho biết: Mỗi năm gia đình bán 2-3 lứa, mỗi lứa 6-7 con, trâu, bò vỗ béo, thu lãi từ 120-150 triệu đồng/năm.

Những mô hình sinh kế được hỗ trợ, phát triển ở huyện miền núi Tương Dương đã cho quả ngọt, càng khẳng định thêm cho những quyết tâm xóa đói, giảm nghèo của cả hệ thống chính trị nơi đây.

Mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện bản Vẽ (Ảnh: Đình Tuân)
Mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện bản Vẽ (Ảnh: Đình Tuân)

Cùng với hỗ trợ mô hình sinh kế, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo rất được huyện coi trọng. Năm 2024, trên địa bàn huyện cũng đã triển khai nhiều giải pháp đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động. Như phối hợp với đơn vị, doanh nghiệp tổ chức 16 phiên giới thiệu việc làm lưu động tại các xã, thu hút được hơn 3.500 lao động tham gia tư vấn về việc làm, học nghề. Hiện, số lao động qua đào tạo nghề đạt 2.978 người; giải quyết việc làm cho 3.449 lao động. Có 290 lao động đi làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc...

Nhờ vậy, tổng giá trị sản xuất năm 2024 trên địa bàn huyện Tương Dương đạt gần 6.200 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng đạt 7,7%; thu nhập bình quân trên đầu người ước đạt 38,4 triệu đồng, tăng 6,7% so với cùng kỳ. Đây chính là đòn bẩy quan trọng để giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao ở địa phương. Kết thúc năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Tương Dương đã giảm 4%, còn 25,3%. Tình hình quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Chủ tịch UBND huyện Tương Dương Đinh Hồng Vinh chia sẻ: Tiếp nối những kết quả đã đạt được, năm 2025, huyện phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt từ 5-6%, trong đó phần huyện quản lý 6-7%; Thu nhập bình quân đầu người: 41 triệu đồng/năm. 

"Tương Dương cũng xác định sẽ tập trung kêu gọi, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp. Phát huy lợi thế, đổi mới và sử dụng hiệu quả các chính sách hỗ trợ sản xuất để đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, tạo bước đột phá theo hướng sản xuất tạo thành hàng hóa có giá trị, thương hiệu sản phẩm và bền vững; Tạo môi trường thông thoáng để tăng cường thu hút đầu tư kinh doanh từ các doanh nghiệp để phát triển kinh tế", Chủ tịch huyện Đinh Hồng Vinh nhấn mạnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Cần Thơ: Hoa kiểng xuống phố tô điểm sắc xuân, tiểu thương mong ngóng thị trường nhộn nhịp

Cần Thơ: Hoa kiểng xuống phố tô điểm sắc xuân, tiểu thương mong ngóng thị trường nhộn nhịp

Photo - Tào Đạt - 1 giờ trước
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Cần Thơ - thành phố thủ phủ của vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long rực rỡ sắc màu bởi các chợ hoa Tết. Năm nay, ngoài những hộ chuyên kinh doanh hoa tại TP. Cần Thơ, nhiều hộ khác từ các làng hoa nổi tiếng ở thị xã Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp), huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) cũng mang sản phẩm của mình về đây chào bán. Ghi nhận không khí mua bán tại Chợ hoa Tết ở Cần Thơ vẫn khá trầm lắng, tiểu thương đang hy vọng những ngày tới thị trường sẽ khởi sắc.
Cup C1 châu Âu: Barcelona ngược dòng đẳng cấp trước Benfica trong trận cầu có 9 bàn thắng

Cup C1 châu Âu: Barcelona ngược dòng đẳng cấp trước Benfica trong trận cầu có 9 bàn thắng

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Lượt 7 vòng bảng Cúp C1 châu Âu, Barcelona đã có màn lội ngược dòng khó tin trước Benfica để chiến thắng với tỉ số chung cuộc 5-4.
Lộ diện 2 đội bóng đầu tiên dành quyền vào chơi tại vòng 1/8 Cup C1 châu Âu

Lộ diện 2 đội bóng đầu tiên dành quyền vào chơi tại vòng 1/8 Cup C1 châu Âu

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Trong lượt trận thứ 7 vòng bảng Cup C1 châu Âu, Barcelona và Liverpool là hai đội bóng đầu tiên chính thức giành vé vào vòng 1/8.
Hoa Anh đào khoe sắc thắm ở huyện miền núi Bình Định

Hoa Anh đào khoe sắc thắm ở huyện miền núi Bình Định

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Lễ hội Hoa Anh đào với chủ đề “Sắc Xuân hoa Đào - Kết nối văn hóa” lần đầu tiên diễn ra ở huyện miền núi Vĩnh Thạnh, Bình Định trong 2 ngày 8 - 9/2. Đây là dịp để địa phương đẩy mạnh thu hút khách du lịch trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc.
Hội đồng Dân tộc Quốc hội và Uỷ ban Dân tộc Chính phủ thăm, chúc Tết tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk

Hội đồng Dân tộc Quốc hội và Uỷ ban Dân tộc Chính phủ thăm, chúc Tết tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk

Tin tức - Lê Hường - 2 giờ trước
Ngày 21/01/2025, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc Quốc hội và Uỷ ban Dân tộc Chính phủ đã thăm, chúc Tết Mẹ Việt Nam Anh hùng và đồng bào DTTS huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 .
Tinh hoa truyền thống người Dao đỏ

Tinh hoa truyền thống người Dao đỏ

Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Xuân sớm ở Hội chợ hoa đào Vân Đồn . Trồng chè bằng hạt . Tinh hoa truyền thống người Dao đỏ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ấn tượng với cụm linh vật rắn thần Naga tại Bình Định

Ấn tượng với cụm linh vật rắn thần Naga tại Bình Định

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Biểu tượng linh vật của Bình Định năm nay được lấy cảm hứng từ rắn thần Naga 5 đầu, mang nét đặc sắc của văn hóa Chămpa Bình Định. Ngay sau khi được trình làng, cụm linh vật đã khiến cho hàng trăm du khách thích thú.
Dự báo xuất khẩu gạo năm 2025 gặp khó khăn

Dự báo xuất khẩu gạo năm 2025 gặp khó khăn

Tin tức - Anh Trúc - 2 giờ trước
Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), ông Nguyễn Ngọc Nam, cho biết xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo đạt 7,5 triệu tấn trong năm nay, giảm so với mức kỷ lục 9,04 triệu tấn vào năm ngoái. Giá gạo châu Á hiện cũng giảm mạnh.
Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 tại Hà Giang

Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 tại Hà Giang

Công tác Dân tộc - Hoàng Chính - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Chiều 21/1/2025, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc đã đến thăm hỏi, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang nhân dịp Xuân mới Ất Tỵ 2025.
Chi bộ Vụ Kế hoạch - Tài chính tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2027

Chi bộ Vụ Kế hoạch - Tài chính tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2027

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Chiều 21/1/2025, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Chi bộ Vụ Kế hoạch - Tài chính (UBDT) tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2027 nhằm tổng kết nhiệm kỳ 2022 - 2025 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2025 - 2027.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà thăm, chúc Tết đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà thăm, chúc Tết đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang

Công tác Dân tộc - Vũ Mừng - 3 giờ trước
Để kịp thời động viên, hỗ trợ đồng bào các dân tộc chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, đầm ấm, ngày 21/1/2025, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà dẫn đầu Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã đến thăm, chúc Tết các tập thể có thành tích, đóng góp cho công tác dân tộc, Người có uy tín và đồng bào các dân tộc huyện Bắc Quang và Vị Xuyên của tỉnh Hà Giang.