Phóng sự -
Thanh Hải -
15:44, 04/09/2024 Trong chuyến công tác mới đây vào “ốc đảo” Hữu Khuông, một xã thuộc vùng lòng hồ thủy điện bản Vẽ của huyện Tương Dương (Nghệ An), chúng tôi sửng sốt trước những trụ cầu bê tông sừng sững như mọc lên giữa mặt hồ xanh biếc. Hỏi chuyện, mới hay, còn nhiều công trình được Nhà nước quan tâm, đầu tư xây dựng như thế ở vùng đất xa xôi, cách trở này; và hầu hết việc vận chuyển vật tư, thiết bị thi công… qua nhiều chặng đường; bằng thuyền, phà dập dềnh theo sóng nước.
Trao đổi với Báo Dân tộc và Phát triển về kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, Chủ tịch UBND huyện Tương Dương (Nghệ An) Đinh Hồng Vinh khẳng định: Chương trình đã góp phần thay đổi tích cực đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào vùng DTTS và miền núi. Nhìn chung, các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình cơ bản đã đạt so với kế hoạch đề ra.
Phóng sự -
Phạm Tiến- Đình Tuân -
6 giờ trước Ở tuổi 60, nhưng ngay từ thuở 15, 16, ông Kha Văn Hưng đã say mê với nhạc cụ truyền thống dân tộc Thái của mình. Bao năm qua, ông dành biết bao tâm sức học hỏi để sử dụng, chế tác được nhiều loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào. Điều ông Hưng trăn trở, mong mỏi nhất là thế hệ trẻ trong bản tiếp nối truyền thống cha ông để giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.
Công trình “Xây dựng đường giao thông vào trung tâm xã Nhôn Mai và Mai Sơn, huyện Tương Dương” lđược xem là một đại dự án, mang tính đặc thù không chỉ riêng của tỉnh Nghệ An, mà còn là danh mục mang tính chỉ tiêu đối với Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, đại dự án này khó hoàn thành tiến độ theo kế hoạch, do vấp nhiều cái khó.
Những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) tại huyện Tương Dương (Nghệ An) là không hề nhỏ. Nhưng, vượt qua những khó khăn đó, Tương Dương tập trung chỉ đạo, lãnh đạo quyết liệt để có một kết quả cao nhất trong thực hiện chương trình này khi kết thúc nhiệm kỳ.
Phóng sự -
Thanh Nguyễn -
16:26, 16/06/2024 Dù rằng, người dân và chính quyền cơ sở đã nêu quan điểm, khẳng định không đồng ý để doanh nghiệp vào khai thác khoáng sản ở vùng đất “bốn yên”, ở đỉnh núi Pu Phen để giữ lấy sự bình yên mà sau bao năm mới tìm lại được. Nhưng, để có được một quyết định dứt khoát, đủ sức nặng về mặt pháp lý, thuộc về cơ quan có thẩm quyền. Vùng đất “bốn yên” đang chờ một giải pháp an dân...
Phóng sự -
Thanh Nguyễn -
16:20, 16/06/2024 Vàng tặc lắng xuống sau nhiều nỗ lực của chính quyền, hệ thống chính trị ở huyện Tương Dương và các xã vùng “bốn yên”. Tái thiết lại cuộc sống ở vùng đất từng hứng chịu vấn nạn vàng tặc luôn là khát vọng khôn nguôi của các tầng lớp Nhân dân và chính quyền nơi đây...
Không chỉ nói điều hay, lẽ phải, thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng và chấp hành pháp luật của nhà nước; những Người có uy tín ở xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An còn là “đầu tàu” phát triển kinh tế giỏi ở địa phương, trở thành tấm gương sáng cho bà con dân bản học theo, làm theo.
Lên huyện 30a Tương Dương (Nghệ An), chúng tôi được nghe nhiều thông tin rất vui. Vui nhất là những năm gần đây, tỷ lệ đói nghèo đang từng bước giảm. Tương Dương đã trở thành địa bàn ba yên (yên dân, yên địa bàn, yên biên giới).
Tin tức -
An Yên -
11:43, 10/12/2023 Tính đến thời điểm này, trên địa bàn huyện Tương Dương, ngoài 4 xã biên giới sạch về ma túy, gồm: Tam Quang, Tam Hợp, Mai Sơn, Nhôn Mai, đã có thêm 12 xã, thị trấn cơ bản sạch về ma túy, trừ xã Lượng Minh.
Tin tức -
An Yên -
11:31, 05/12/2023 Tương Dương là huyện 30a, có địa bàn rộng, trải dài, chia cắt, tiếp giáp với nước bạn Lào. Điểm xuấ phát thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo cao, nhiều tập tục lạc hậu vẫn còn tồn tại… Để thực hiện mục tiêu nâng cao đời sống, tạo việc làm, đảm bảo an ninh trật tự, gìn giữ bản sắc văn hóa… địa phương xác định vai trò nòng cốt quan trọng của đội ngũ Người có uy tín , vì vậy địa phương luôn quan tâm thực hiện tốt chính sách cho đội ngũ này.
Tiến độ thực hiện cũng như giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) ở huyện Tương Dương đang rất thấp so với kế hoạch. Thậm chí, đang có tình trạng nguồn vốn thực hiện một số dự án phải xin điều chuyển, giảm so với kế hoạch ban đầu. Đại diện huyện Tương Dương thừa nhận: Tiến độ thực hiện cũng như giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719 đang bị chậm mất 4 tháng.
Nghỉ hưu theo chế độ từ năm 2020, cũng trong năm đó ông Kha Văn Toàn được Nhân dân tín nhiệm bầu làm Người uy tín ở bản Tam Bông, xã Tam Quang huyện Tương Dương (Nghệ An). Luôn suy nghĩ tích cực “nghỉ hưu, nhưng không nghỉ việc xã hội”, ông Toàn đã gương mẫu tiên phong tham gia các phong trào thi đua, phong trào hoạt động vì cộng đồng ở địa phương; đặc biệt chăm chỉ lao động sản xuất, trở thành tấm gương làm kinh tế giỏi “nói dân tin, làm dân theo”.
Với đặc thù là địa bàn miền núi, kinh tế - xã hội còn ở mức phát triển chưa cao, công tác giải quyết việc làm tại địa phương còn khó khăn. Do vậy, có nhiều lao động của huyện Tương Dương phải đi làm ăn xa để con cái ở nhà với ông bà hoặc người thân. Thực tế này ít nhiều đã ảnh hưởng đến việc học tập và chăm sóc sức khỏe cho các em.
Trong câu chuyện trên nương, trên rẫy, chúng tôi được nghe nhiều về những tấm gương Người có uy tín ở vùng cao biên giới huyện Tương Dương (Nghệ An) cùng Bộ đội Biên phòng tuần tra đảm bảo an ninh biên giới; cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước; là đầu tàu gương mẫu phát triển kinh tế và vận động bà con dân bản xóa đói, giảm nghèo… Tôi chợt nhận ra rằng: họ chính là “bức tường thành”, là điểm tựa góp phần cho thế trận lòng dân thêm vững chắc, để bản làng ngày một bình yên hơn.
Trở lại xã Yên Na, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, tôi cảm nhận được sự khởi sắc của một vùng quê đang đổi thay từng ngày. Hai bên đường là những ngôi nhà sàn, nhà xây kiên cố mái ngói, mái tôn san sát, kinh doanh buôn bán sầm uất. Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân trong xã không ngừng được nâng lên.
Không chỉ phát triển kinh tế giỏi, nuôi dạy con cái học hành đến nơi đến chốn, ông còn đau đáu với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Sự tâm huyết, trăn trở ấy của ông đã truyền lửa đam mê để thế hệ trẻ của bản làng yêu hơn văn hóa dân tộc mình. Ông chính là Lo Văn Cường - Người có uy tín bản Văng Môn (xã Nga My, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An).
Phóng sự -
Thanh Hải -
01:25, 24/10/2023 Những bản làng người Thái nằm tít tắp ở xã biên giới Mỹ Lý (Kỳ Sơn, Nghệ An) đã bớt cách sông, cách suối. Dòng Nậm Nơn dữ dằn “rạch đôi” Mỹ Lý, chảy từ nước bạn Lào về, dường như cũng đã bớt gào thét hơn xưa. Duy chỉ có điều, những đói nghèo, khốn khổ của vùng “sơn cùng thủy tận” này thì vẫn đang còn hiện hữu hàng ngày…
Tin tức -
An Yên -
11:28, 02/12/2023 Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, nửa đầu nhiệm kỳ 2020-2025 ở huyện Tương Dương vẫn đạt nhiều kết quả quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội...
Phóng sự -
An Yên - CTV -
09:04, 14/03/2023 Được Nhà nước hỗ trợ xi măng, bà con các bản làng rẻo cao ở Nghệ An đã hồ hởi hiến đất, góp của, góp công để làm đường giao thông nông thôn. Bởi ai cũng hiểu “đường lớn đã mở” thì bộ mặt bản làng sẽ đổi thay, sản phẩm làm ra dễ thu hoạch và tiêu thụ, “đường tương lai” của con trẻ thêm gần hơn…