Nghỉ hưu theo chế độ từ năm 2020, cũng trong năm đó ông Kha Văn Toàn được Nhân dân tín nhiệm bầu làm Người uy tín ở bản Tam Bông, xã Tam Quang huyện Tương Dương (Nghệ An). Luôn suy nghĩ tích cực “nghỉ hưu, nhưng không nghỉ việc xã hội”, ông Toàn đã gương mẫu tiên phong tham gia các phong trào thi đua, phong trào hoạt động vì cộng đồng ở địa phương; đặc biệt chăm chỉ lao động sản xuất, trở thành tấm gương làm kinh tế giỏi “nói dân tin, làm dân theo”.
Tin tức -
An Yên -
11:31, 05/12/2023 Tương Dương là huyện 30a, có địa bàn rộng, trải dài, chia cắt, tiếp giáp với nước bạn Lào. Điểm xuấ phát thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo cao, nhiều tập tục lạc hậu vẫn còn tồn tại… Để thực hiện mục tiêu nâng cao đời sống, tạo việc làm, đảm bảo an ninh trật tự, gìn giữ bản sắc văn hóa… địa phương xác định vai trò nòng cốt quan trọng của đội ngũ Người có uy tín , vì vậy địa phương luôn quan tâm thực hiện tốt chính sách cho đội ngũ này.
Với đặc thù là địa bàn miền núi, kinh tế - xã hội còn ở mức phát triển chưa cao, công tác giải quyết việc làm tại địa phương còn khó khăn. Do vậy, có nhiều lao động của huyện Tương Dương phải đi làm ăn xa để con cái ở nhà với ông bà hoặc người thân. Thực tế này ít nhiều đã ảnh hưởng đến việc học tập và chăm sóc sức khỏe cho các em.
Tin tức -
An Yên -
11:28, 02/12/2023 Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, nửa đầu nhiệm kỳ 2020-2025 ở huyện Tương Dương vẫn đạt nhiều kết quả quan trọng trên hầu hết các lĩnh vực đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội...
Phóng sự -
Thanh Hải -
01:25, 24/10/2023 Những bản làng người Thái nằm tít tắp ở xã biên giới Mỹ Lý (Kỳ Sơn, Nghệ An) đã bớt cách sông, cách suối. Dòng Nậm Nơn dữ dằn “rạch đôi” Mỹ Lý, chảy từ nước bạn Lào về, dường như cũng đã bớt gào thét hơn xưa. Duy chỉ có điều, những đói nghèo, khốn khổ của vùng “sơn cùng thủy tận” này thì vẫn đang còn hiện hữu hàng ngày…
Tiến độ thực hiện cũng như giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) ở huyện Tương Dương đang rất thấp so với kế hoạch. Thậm chí, đang có tình trạng nguồn vốn thực hiện một số dự án phải xin điều chuyển, giảm so với kế hoạch ban đầu. Đại diện huyện Tương Dương thừa nhận: Tiến độ thực hiện cũng như giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719 đang bị chậm mất 4 tháng.
Trong câu chuyện trên nương, trên rẫy, chúng tôi được nghe nhiều về những tấm gương Người có uy tín ở vùng cao biên giới huyện Tương Dương (Nghệ An) cùng Bộ đội Biên phòng tuần tra đảm bảo an ninh biên giới; cùng cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước; là đầu tàu gương mẫu phát triển kinh tế và vận động bà con dân bản xóa đói, giảm nghèo… Tôi chợt nhận ra rằng: họ chính là “bức tường thành”, là điểm tựa góp phần cho thế trận lòng dân thêm vững chắc, để bản làng ngày một bình yên hơn.
Phóng sự -
An Yên - CTV -
09:04, 14/03/2023 Được Nhà nước hỗ trợ xi măng, bà con các bản làng rẻo cao ở Nghệ An đã hồ hởi hiến đất, góp của, góp công để làm đường giao thông nông thôn. Bởi ai cũng hiểu “đường lớn đã mở” thì bộ mặt bản làng sẽ đổi thay, sản phẩm làm ra dễ thu hoạch và tiêu thụ, “đường tương lai” của con trẻ thêm gần hơn…
Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 ở Nghệ An đã bước sang năm thứ hai. Dẫu gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong thời gian đầu thực hiện, nhưng các địa phương đã vào cuộc quyết liệt, nghiêm túc với quyết tâm cao nhất, là thực hiện có hiệu quả Chương trình. Báo Dân tộc và Phát triển ghi nhận ý kiến bày tỏ quan điểm lãnh đạo một số địa phương được thụ hưởng Chương trinh.
Người dân ở huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đang dần xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại để đẩy đuổi đói nghèo bằng việc chủ động tìm tòi, tận dụng tiềm năng, lợi thế địa phương để làm kinh tế. Trong thành công đó, có dấu ấn của công tác tuyên truyền miệng, cầm tay, chỉ việc.
Xã hội -
Phạm Việt Thắng -
09:27, 30/01/2023 “Thế gian này tôi đã đi ngàn dặm, và còn nhiều hơn thế nữa cơ. Nhưng trưởng bản có máy in, máy tính quả là tôi chưa thấy bao giờ”. Tôi nhại bài thơ “Bốn đêm say”, để nói về sự ngạc nhiên của mình trước việc các trưởng bản ở xã Nhôn Mai (Tương Dương, Nghệ An) được dân sắm máy tính làm việc. Mấy ông trưởng bản khoái chí, vỗ đùi đen đét: Chi cũng có trong ni cả…
Giáo dục -
Thanh Hải - Nguyễn Hùng -
06:06, 23/11/2022 Những thế hệ đầu tiên của làng, là những công dân tứ xứ lên làm công nhân mỏ than Khe Bố (xã Tam Quang, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) từ những năm 70 của thế kỷ trước, lập nên. Dẫu cuộc sống khốn khó, nhưng chẳng ai nỡ để thế hệ tương lai phải theo kiếp “cha truyền con nối”. Bởi người làng - những công nhân, vẫn ngày ngày nuôi chí lớn, định hướng cháu con, rẽ ngoặt cuộc để trở thành... những người thầy dạy chữ.
Trời đã sang Xuân, mưa tí tách chạm đất. Ngồi bên bếp lửa nghe tuổi thơ ùa về trong những truyện cổ tích mẹ kể. Âm vị của quê ngọt ngào và trong trẻo, thèm nghe tiếng thoi đưa lách cách bên khung cửi ngày xưa mẹ dệt chăn cho các chị đi lấy chồng. Hình ảnh những đêm mẹ và các chị ngồi quay sợi vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức. Thèm nghe câu hát "Ư là ơi" hằng ngày mẹ ru, thèm những tiếng vọng của câu lăm, điệu xuối giữa mênh mang núi rừng…
Pháp luật -
Phạm Việt Thắng -
15:47, 03/10/2021 Hơn 234 triệu đồng, là kinh phí mở 3 lớp bồi dưỡng cho cán bộ cấp xã ở huyện Tương Dương (Nghệ An). Tuy chưa một học viên nào được triệu tập nhập học, thế mà tiền thì đã được Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) quyết toán.
Giáo dục -
Đình Tuân -
15:52, 28/09/2021 Tổ chức bán trú cho học sinh tiểu học ở vùng cao đã và đang mang lại hiệu quả khá tích cực như: Chất lượng dạy học được nâng lên, giảm thiểu rõ rệt tình trạng học sinh bỏ học. Tuy vậy, tại huyện Tương Dương (Nghệ An), do cơ sở hạ tầng thiếu thốn trầm trọng đã làm “khó” cho các trường trong việc bố trí chỗ ăn nghỉ cho học sinh.
Kinh tế -
Việt Thắng -
12:54, 01/08/2021 Sau 8 năm ra đời, Tổng đội thanh niên xung phong Tam Hợp, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương (Nghệ An), đã làm thay đổi cuộc sống của gần 200 gia đình đồng bào Mông ở vùng biên giới này.
Sau khi phát hiện 3 ca dương tính với Covid-19 ở bản Chằm Puông, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương (Nghệ An) đã lập chốt phong tỏa bản theo Chỉ thị số 16/CT-TTg. Theo ghi nhận, người dân thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội để chung tay sớm đẩy lùi dịch bệnh.
Phóng sự -
Thành An - CĐ -
21:01, 13/06/2021 Nhiều hộ dân xã Lượng Minh, huyện Tương Dương (Nghệ An) đang “khóc dở mếu dở”, khi niềm hi vọng sớm được an cư ở vùng đất mới đã bị tắt ngấm. Nguyên nhân là do khu vực được chọn làm điểm tái định cư (TĐC) đã xuất hiện vết nứt và sạt lở nghiêm trọng.
Hôm nay, 23/5/2021, trong không khí tưng bừng của Ngày hội non sông, 43.763 cử tri của huyện miền núi Tương Dương (Nghệ An) đã nô nức, phấn khởi thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình, đó là đi bầu đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Xã hội -
Việt Thắng - Y Nguyên -
20:25, 22/12/2020 Hàng trăm năm nay, khu rừng săng lẻ nằm sát ngay Quốc lộ 7A ấy vẫn vẹn nguyên, không hề bị vi sơ. Đối với người dân xã Tam Đình, huyện Tương Dương ( Nghệ An), khu rừng được coi là báu vật.