Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sức sống mới ở Yên Na

Vi Hợi - 05:39, 18/03/2024

Trở lại xã Yên Na, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, tôi cảm nhận được sự khởi sắc của một vùng quê đang đổi thay từng ngày. Hai bên đường là những ngôi nhà sàn, nhà xây kiên cố mái ngói, mái tôn san sát, kinh doanh buôn bán sầm uất. Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân trong xã không ngừng được nâng lên.

 Mô hình nuôi cá lồng bè gắn điểm dừng chân trên hồ thủy điện Bản Vẽ đem lại thu nhập cao cho các hộ gia đình.
Mô hình nuôi cá lồng bè gắn với điểm dừng chân trên hồ thủy điện Bản Vẽ đem lại thu nhập cao cho các hộ gia đình.

"Đây là kết quả đồng thuận, năng động, sáng tạo của cán bộ, đảng viên, người dân địa phương trong quá trình cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, từ đó tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội" - Bí thư Đảng ủy xã Yên Na, ông Lô Văn Tùng chia sẻ.

Theo ông Lô Văn Tùng: “Xác định năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nên cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã tăng cường lãnh đạo thực hiện toàn diện các nhiệm vụ chính trị, trong đó tiếp tục tập trung thực hiện hiệu quả vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới”.

Là địa phương có nông nghiệp là lĩnh vực kinh tế chủ đạo, Yên Na đã tái cơ cấu cây trồng, vật nuôi tạo ra sự chuyển dịch tích cực, nhiều loại giống cây trồng, kỹ thuật canh tác tiên tiến đã được áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Trong đó, diện tích lúa trên 100ha, năng xuất bình quân đạt 56 tạ/ha; cây ngô 70ha, năng xuất ước đạt 46 tạ/ha; diện tích cây rau màu các loại gần 37ha, sản lượng đạt 258 tấn; cây lạc 4,8ha, sản lượng đạt hơn 7 tấn. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2023 đạt hơn 1.065 tấn, bình quân lượng thực đầu người trên 300 kg/người.

Phát huy lợi thế đất đai rộng, Yên Na đã phát triển được nghề chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn, gà thả vườn... đem lại hiệu quả kinh tế. Trên địa bàn hiện đang duy trì và phát triển 14 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm ở vùng hồ thủy điện. Để đảm bảo phát triển chăn nuôi hiệu quả, địa phương đã tích cực phối hợp với Phòng NNPTNT, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức mở các lớp dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, làm tốt công tác tuyên truyền, hướng nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Hiện nay tổng đàn trâu bò toàn xã có 3.567 con, lợn 1.817 con, dê 662 con, gia cầm 21.550 con, sản lượng hịt hơi xuất chuồng đạt 307 tấn, vượt 3% chỉ tiêu huyện giao.

Trao đổi với chúng tôi anh Lương Văn Đông - Trưởng bản kiêm Giám đốc HTX chế biến thủy sản Bản Vẽ cho biết: “Hiện nay đàn trâu, bò của Bản Vẽ có trên 1000 con, chiếm khoảng 30% tổng đàn trâu, bò cả xã. Hiện có 14 hộ gia đình vừa chăn nuôi trâu bò, gia cầm vừa nuôi cá lồng bè trên hồ thủy điện. Hàng năm các hộ nuôi cá lồng bè cung ứng cho thị trường trên 31 tấn cá, riêng HTX chế biến hải sản thu mua hơn gần 10 tấn để chế biến cá giàng thương phẩm”.

Toàn dân tích cực hưởng ứng tham gia làm đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng.
Toàn dân tích cực hưởng ứng tham gia làm đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng.

Phát huy tiềm năng diện tích rừng tự nhiên trên 12.000ha, Yên Na đã đẩy mạnh công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng nhằm góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phụ trợ cho phát triển kinh tế. Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong bảo vệ và phát triển rừng, tỷ lệ phủ xanh đất trống đồi núi trọc của toàn xã đã đạt trên 79%. Song song với đó, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương còn tích cực vận động người dân ở các thôn bản tham gia trồng rừng, tập huấn phòng cháy chữa cháy, thực hiện các quy ước bảo vệ rừng nên nhận thức người dân về tầm quan trọng của rừng trong phát triển kinh tế cũng như môi trường sinh thái đã có đã có nhiều chuyển biến tích cực. Riêng năm 2023 đã trồng mới hơn 141ha, đưa diện tích rừng trồng toàn xã lên đến 265ha; khoanh nuôi, bảo vệ, chăm sóc trên 11.500ha; sản lượng khai thác gỗ trồng đạt 368m3.

Bên cạnh việc tích cực chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất nông sản hàng hóa, xã đã huy động được nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay 100% tuyến đường giao thông liên thôn đã được nhựa hóa, bê tông hóa và trồng thêm cây xanh. Tất cả 4 trường học của xã đều được xây dựng kiên cố, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, 100% bản đều có nhà văn hóa cộng đồng được xây dựng kiên cố, đúng quy chuẩn. Thu nhập bình quân đầu người của xã đạt trên 25 triệu đồng/năm, 96% lao động trong độ tuổi có việc làm, tỷ lệ hộ nghèo thuộc diện bảo trợ xã hội giảm xuống còn 47%... Trên địa bàn hiện không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội, các loại tội phạm và tệ nạn xã hội khác được kiềm chế, từng bước ngăn chặn.

Một góc sân chơi của Trường Mầm non Yên Na.
Một góc sân chơi của Trường Mầm non Yên Na.

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ xã lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới xã Yên Na đã đạt 14/19 tiêu chí, có 2 bản đã đạt 12/13 tiêu chí. Bà Lô Thị Mai - Bí thư chi bộ Bản Vẽ chia sẻ: “Quê tôi bây giờ đang đổi thay từng ngày, mỗi sáng thức dậy ngắm những con đường đẹp, những cánh rừng xanh ngát, từng đàn đàn trâu bò đủng đỉnh đi ăn, hàng trăm lồng ăm ắp cá… mà tôi cứ ngỡ như mình đang mơ. Người dân chúng tôi cảm ơn Đảng, Nhà nước thật nhiều vì đã quan tâm đưa về chương trình nông thôn mới, “thổi” về quê hương tôi một luồng gió mới ngập tràn ấm no và niềm vui!”

Về với Yên Na hôm nay, chúng ta dễ dàng cảm nhận được vùng quê này đang chuyển mình tạo ra một diện mạo mới tràn đầy sức sống với những thành tựu nổi bật trên tất cả các lĩnh vực. Cấp ủy Đảng, chính quyền, người dân nơi đây đã và đang đồng lòng xây dựng nền tảng vững chắc để xã Yên Na tự tin tạo ra thế và lực mới, vì quê hương Yên Na ngày càng văn minh, giàu đẹp.



Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Ninh: Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao đời sống đồng bào DTTS

Quảng Ninh: Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao đời sống đồng bào DTTS

Từ năm 2023, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch về thực hiện Đề án chuyển đổi số (CĐS) và ứng dụng CNTT trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719). Với nhiều tiện ích mang lại, CĐS và ứng dụng CNTT đang được các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh triển khai, đặc biệt ở vùng đồng bào DTTS, qua đó giúp người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng, hiệu quả, đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống và sản xuất.
Quảng Nam: Các mô hình phát triển sản xuất giúp đồng bào giảm nghèo bền vững

Quảng Nam: Các mô hình phát triển sản xuất giúp đồng bào giảm nghèo bền vững

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 5 phút trước
Những năm gần đây, từ nguồn lực các chương trình, chính sách dành cho vùng đồng bào DTTS, tỉnh Quảng Nam đã và đang tích cực triển khai các mô hình liên kết phát triển sản xuất cho người dân. Với các mô hình sản xuất phù hợp, hàng trăm hộ khó khăn trên địa bàn có điều kiện cải thiện sinh kế, vươn lên thoát nghèo.
Kon Tum: 28 năm 6 tháng tù giam cho 4 đối tượng tàng trữ và mua bán trái phép chất ma túy

Kon Tum: 28 năm 6 tháng tù giam cho 4 đối tượng tàng trữ và mua bán trái phép chất ma túy

Pháp luật - Ngọc Chí - 8 phút trước
Sáng 4/4, Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức xét xử sơ thẩm vụ án “Tàng trữ trái phép chất ma túy” và “Mua bán trái phép chất ma túy”, theo quy định tại Điều 249 và Điều 251, Bộ luật Hình sự.
Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ có hơn 300 đồng bào, nghệ nhân tham gia

Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ có hơn 300 đồng bào, nghệ nhân tham gia

Tin tức - Ngọc Vân - 9 phút trước
Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức trong 04 ngày (từ ngày 17 - 20/4/2025) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Quảng Ninh: Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao đời sống đồng bào DTTS

Quảng Ninh: Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao đời sống đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 11 phút trước
Từ năm 2023, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch về thực hiện Đề án chuyển đổi số (CĐS) và ứng dụng CNTT trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719). Với nhiều tiện ích mang lại, CĐS và ứng dụng CNTT đang được các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh triển khai, đặc biệt ở vùng đồng bào DTTS, qua đó giúp người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng, hiệu quả, đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống và sản xuất.
Gia Lai tích cực hưởng ứng Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện

Gia Lai tích cực hưởng ứng Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện

Xã hội - Ngọc Thu - 13 phút trước
Ngày 4/4, tại Tp. Pleiku đã diễn ra Chương trình hiến máu hưởng ứng 25 năm Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện 7/4, do Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Gia Lai tổ chức, với chủ đề Hiến máu cứu người - Một nghĩa cử cao đẹp!
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kính gửi: Các đơn vị quan tâm

Kính gửi: Các đơn vị quan tâm

Sự kiện - Bình luận - BDT - 14 phút trước
Căn cứ Quyết định số 475/QĐ-UBDT ngày 23/7/2024 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT về chủ trương đầu tư dự án “Xây dựng Báo Dân tộc và Phát triển thành cơ quan truyền thông đủ năng lực đáp ứng yêu cầu về công tác dân tộc và thông tin tuyên truyền hiệu quả, kịp thời về Đề án tổng thể và CTMTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội”;
Tiếp thêm động lực cho nghệ nhân vùng đồng bào DTTS

Tiếp thêm động lực cho nghệ nhân vùng đồng bào DTTS

Văn hóa dân tộc - PV - 34 phút trước
Ở nhiều địa phương, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), chế độ chính sách hiện chưa thỏa đáng so với những đóng góp của nghệ nhân với cộng đồng. Xây dựng trợ cấp mức sinh hoạt hằng tháng đối với nghệ nhân đã có danh hiệu là nguồn động viên để họ tiếp tục chăm lo, truyền dạy các giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ.
Thủ tướng yêu cầu triển khai hiệu quả đợt cao điểm tấn công tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Thủ tướng yêu cầu triển khai hiệu quả đợt cao điểm tấn công tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Pháp luật - Minh Nhật - 1 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 29/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô Hà Nội sắp được xây dựng

Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô Hà Nội sắp được xây dựng

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Văn Hoa - 2 giờ trước
Nhằm giới thiệu, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống Phật giáo Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1889/QĐ-UBND về phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô; địa điểm tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.

"Festival Phở năm 2025" quy tụ phở ba miền Bắc-Trung-Nam

Ẩm thực - Minh Nhật - 2 giờ trước
Chương trình “Festival Phở năm 2025” nhằm quảng bá hình ảnh “Phở Hà Nội” sẽ được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long. Chương trình sẽ có hơn 50 gian hàng, quy tụ các thương hiệu phở nổi tiếng cả ba miền Bắc-Trung-Nam