Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Khát vọng nơi vùng đất “bốn yên”: Cần một quyết sách an dân (Bài 3)

Thanh Nguyễn - 16:26, 16/06/2024

Dù rằng, người dân và chính quyền cơ sở đã nêu quan điểm, khẳng định không đồng ý để doanh nghiệp vào khai thác khoáng sản ở vùng đất “bốn yên”, ở đỉnh núi Pu Phen để giữ lấy sự bình yên mà sau bao năm mới tìm lại được. Nhưng, để có được một quyết định dứt khoát, đủ sức nặng về mặt pháp lý, thuộc về cơ quan có thẩm quyền. Vùng đất “bốn yên” đang chờ một giải pháp an dân...

Lực lượng chức năng huyện Tương Dương phá vỡ máy móc do khai thác vàng trái phép để lại - ảnh tư liệu
Lực lượng chức năng huyện Tương Dương phá hủy nhiều máy móc do các đối tượng khai thác vàng trái phép để lại (Ảnh tư liệu)

Doanh nghiệp... chưa từ bỏ 

Từ năm 2008 ở vùng “bốn yên”, phía doanh nghiệp từng được cấp phép khai thác thăm dò vàng đã có nhiều động thái khi đề nghị lên UBND huyện Tương Dương, UBND tỉnh Nghệ An, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT)… để tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, thủ tục, đưa dự án đầu tư khai thác hầm lò quặng vàng gốc tại khu vực xã Yên Na và xã Yên Tĩnh, huyện Tương Dương vào khai thác.

Trên cơ sở này, ngày 06/12/2023, Bộ TN&MT đã có Công văn 10340/BTNMT-KSVN gửi UBND tỉnh Nghệ An trao đổi những vấn đề xoay quanh. Bộ TN&MT khẳng định, trước khi tiến hành khai thác, Công ty Thủ Đô phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường của dự án này. 

Bộ TN&MT cũng khẳng định, Công ty Thủ Đô chậm thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án đầu tư khai thác hầm lò quặng vàng gốc tại khu vực xã Yên Na và xã Yên Tĩnh. Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, địa phương liên quan tiếp tục cho phép và hướng dẫn, hỗ trợ Công ty hoàn thiện các thủ tục, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, sớm đưa mỏ vào khai thác. Trường hợp không đồng thuận việc tổ chức tham vấn cộng đồng, dự án không đủ điều kiện để tiếp tục triển khai, đề nghị xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Đáp lại, UBND tỉnh Nghệ An đã gấp rút chỉ đạo các bên liên quan vào cuộc. Trên tinh thần đó, ngày 11/01/2024, UBND huyện Tương Dương đã ban hành giấy mời về việc tổ chức buổi làm việc lấy ý kiến của UBMTTQ, UBND các xã Yên Na và Yên Tĩnh, cộng đồng dân cư của 2 xã Yên Na, Yên Tĩnh.

Ông Lữ Khăn Phon-chủ tịch UBND xã Yên Tĩnh khẳng định tại cuộc tham vấn, lấy ý kiến cộng đồng: vàng tặc gây ra rất nhiều hệ lụy
Ông Lữ Khăn Phon, Chủ tịch UBND xã Yên Tĩnh khẳng định tại cuộc tham vấn, lấy ý kiến cộng đồng: Vàng tặc đã gây ra rất nhiều hệ lụy cho người dân trên địa bàn

Sau nhiều lần trì hoãn, ngày 09/5/2024, các bên liên quan đã tổ chức tham vấn, lấy ý kiến của UBMTTQ, UBND và cộng đồng dân cư về “Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác hầm lò quặng vàng gốc tại khu vực 2 xã Yên Na, Yên Tĩnh của huyện Tương Dương, Nghệ An”.

Tuy nhiên, cuộc tham vấn, lấy ý kiến cộng đồng thất bại. Trên thực tế này, UBND huyện Tương Dương đã phải làm văn bản số 182/BC-UBND ngày 17/5/2024 gửi UBND tỉnh Nghệ An và các sở, ngành liên quan với nội dung, đề nghị Bộ TN&MT thu hồi giấy phép khai thác quặng vàng của Công ty Thủ Đô tại hai xã Yên Na và Yên Tĩnh.

Người dân mong chờ thông tin chính thức  

Theo các văn bản mà chúng tôi có được, dự án Đầu tư xây dựng công trình khai thác hầm lò quặng vàng gốc của Công ty Thủ Đô tại núi Pu Phen chậm tiến độ trầm trọng. Dự án được cấp phép thăm dò từ năm 2008, đến năm 2017 được cấp phép khai thác. 

Từ khi được cấp phép khai thác, phía Công ty chưa hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo quy định, lại vấp phải sự phản đối kịch liệt của người dân và chính quyền địa phương, dẫn tới càng chậm trễ.

Biết bao phu vàng đã bỏ mạng dưới những hầm lò này
Biết bao phu vàng đã bỏ mạng dưới những hầm lò này

Theo diễn biến thực tế, Sở TN&MT Nghệ An đã ban hành các công văn báo cáo Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, đề nghị Bộ TN&MT thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản vì lý do trên. Chi tiết hơn, ngày 20/02/2019, Sở TN&MT Nghệ An có văn bản số 776/STNMT-KS, ngày 06/9/2021 tiếp tục có văn bản số 5042/STNMT-KS và đến ngày 20/12/2021 có văn bản số 7926/STNMT-KS, với nội dung trên. Trước đó, UBND huyện Tương Dương cũng nhiều lần đề nghị thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản của doanh nghiệp này, kỳ vọng sớm chấm dứt tình cảnh đêm dài lắm mộng.

Mong muốn trên là điều dễ hiểu, nếu rà soát, đánh giá lại các vấn để liên quan. Đó là, suốt nhiều năm qua, Công ty không tuân thủ như cam kết ban đầu, cơ bản ngó lơ chính quyền địa phương trong công tác phối hợp quản lý, bảo vệ khoáng sản trên phạm vi được cấp phép. Đặc biệt, từ sự tắc trách này, là nguyên nhân “mở đường” cho nhiều thành phần, đối tượng tìm đến khai thác vàng trái phép rầm rộ suốt thời gian dài, dẫn đến bao hệ lụy đau buồn.

Một yếu tố quan trọng cần phải xem xét là, dự án khai thác hầm lò quặng vàng gốc tại khu vực 2 xã Yên Na, Yên Tĩnh thuộc địa giới của Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An. Đây là Khu dự trữ sinh quyển thế giới được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản thiên nhiên cấp quốc gia đặc biệt.


Chính quyền huyện Tương Dương đã phải mất rất nhiều công sức để dẹp nạn vàng tặc
Chính quyền huyện Tương Dương đã phải mất rất nhiều công sức để dẹp nạn vàng tặc

Ông Nguyễn Thành Dũng,Trưởng ban quản lý rừng phòng hộ Tương Dương cũng đã xác nhận: "Khu vực Yên Tĩnh, Yên Na nằm trong vùng đệm của Khu dự trữ sinh quyển".

Nếu vậy, việc triển khai dự án khai thác hầm lò quặng vàng gốc của Công ty Thủ Đô sẽ gây ra nhiều tổn thương cho “trái tim”, “mạch máu” của miền Tây xứ Nghệ. Dưới góc nhìn tổng quan, việc chấp nhận hi sinh những giá trị mang ý nghĩa di sản chỉ vì lợi ích trước mắt của doanh nghiệp, là điều cần phải cân nhắc, xem xét đánh giá kỹ lại.

Tuy nhiên, một vấn đề cần phải nhìn nhận khách quan là, sau những sự việc xảy ra, trong khi chờ ý kiến chính thống của các cơ quan có thẩm quyền quyết định, thì chính quyền địa phương ở các xã cũng phải ngăn chặn triệt để nạn vàng tặc đang tiềm ẩn...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Trang địa phương - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Xã hội - Huy Trường-Thanh Huyền - 1 giờ trước
Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 1 giờ trước
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.
Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Trong những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ về vật chất, động viên tinh thần, bồi dưỡng kiến thức của các địa phương, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang phát huy mạnh mẽ vai trò trên nhiều lĩnh vực.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 dương lịch, các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận rộn ràng tổ chức đón mừng năm mới Chăm lịch 2025. Riêng làng Chăm Bỉnh Nghĩa tổ chức đón mừng năm mới với chuỗi hoạt động nghi lễ độc đáo, mang đậm sắc thái tâm linh cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình hạnh phúc. Nghi lễ đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021.
Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Khắc ghi lời Bác dạy, thanh niên các DTTS nỗ lực dựng xây tương lai

Sự kiện - Bình luận - Hồng Phúc - 6 giờ trước
Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là kim chỉ nam, là nguồn cảm hứng bất tận cho thế hệ trẻ hôm nay, đặc biệt là thanh niên các dân tộc thiểu số (DTTS). Được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, mang trong mình niềm tự hào dân tộc và lý tưởng cống hiến, nhiều bạn trẻ đã không ngừng học tập, rèn luyện để viết tiếp khát vọng mà Bác Hồ từng gửi gắm: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang... chính là nhờ công học tập của các cháu".
Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Sáng 19/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng.