Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Kiều nữ” lừa bán 14 người Việt sang Tam Giác Vàng ép hoạt động lừa đảo

Minh Nhật - 11:35, 05/06/2024

Lò Thúy Ngân từng làm phiên dịch viên tiếng Trung cho một công ty ở Lào và từ đây đã nhận lời lôi kéo, dụ dỗ, lừa đưa người Việt sang làm việc cho công ty.

Ngày 4/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Điện Biên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với đối tượng Lò Thúy Ngân (SN 1999) trú tại bản Co Nôm, xã Noong Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên để điều tra về hành vi mua bán người.

Trước đó, qua công tác bám nắm địa bàn và nguồn tin từ nhân dân cung cấp, đầu tháng 5/2024, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Điện Biên phát hiện một đường dây nghi vấn liên quan đến hành vi mua bán người.

Từ đó, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Điện Biên đã chủ trì, phối hợp với Cục Cảnh sát Hình sự Bộ Công an điều tra, xác minh, làm rõ, thu thập chứng cứ để triệt phá chuyên án.

Đối tượng Lò Thúy Ngân
Đối tượng Lò Thúy Ngân

Ngày 1/6, Ban chuyên án làm rõ đối tượng trong đường dây là Lò Thúy Ngân đã triệu tập về cơ quan công an để đấu tranh làm rõ. Tại cơ quan Công an, Lò Thúy Ngân đã thừa nhận hành vi mua bán người.

Ngân khai, đầu năm 2022 làm phiên dịch tiếng Trung cho một công ty có tên “Tai Yang” tại đặc khu kinh tế Tam Giác Vàng, tỉnh Bò Kẹo, Lào. Sau một thời gian quen việc, Ngân đã nhận lời một đối tượng người Trung Quốc, sử dụng các mối quan hệ để tìm kiếm, lôi kéo, dụ dỗ và lừa đưa người Việt Nam sang làm việc tại công ty. Cứ đưa được một người sang Ngân sẽ nhận được 2.000 Nhân dân tệ (khoảng 6 triệu đồng), hoặc nếu người đó làm việc được đủ 6 tháng Ngân sẽ nhận 2.000 Nhân dân tệ và khoảng 1% "hoa hồng" từ lương hằng tháng của người đó.

Để thu hút bị hại, Ngân đã tuyên truyền với nhiều người về việc ra nước ngoài làm việc bán hàng online, giới thiệu sản phẩm, việc nhẹ, lương cao khoảng 20 triệu đồng/tháng.

Với chiêu bài này, từ tháng 5 đến tháng 7/2022, Lò Thúy Ngân đã lừa đưa được 14 công dân trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên tin theo, sang làm việc cho công ty trên.

Song trên thực tế, công ty Ngân làm phiên dịch chuyên lừa đảo qua mạng. Các công dân Việt Nam sang lao động tại đây bị ép lập các Nick ảo trên mạng xã hội Facebook, Zalo để tìm kiếm, lôi kéo, dụ dỗ lừa người Việt Nam tham gia vào các App đầu tư tài chính, chứng khoản, tiền ảo mà chúng lập ra nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người tham gia.

Các công dân khi đã “sa chân” vào công ty sẽ bị thu hết giấy tờ cá nhân, điện thoại; bị quản lý, giám sát chặt chẽ 24/24h; bị ép làm việc 12 tiếng/ngày, nếu không lừa được ai sẽ bị phạt thêm 2 tiếng thành 14 tiếng. Không làm việc, muốn trở về Việt Nam thì phải nộp cho chủ công ty một khoản tiền chuộc từ vài chục triệu đồng cho đến hàng trăm triệu đồng, nếu không có tiền chuộc sẽ bị bán sang công ty khác.

Quá trình làm việc, nhiều công dân vi phạm quy định của chúng đã bị đánh đập, tra tấn dã man. Trong số 14 người do Lò Thúy Ngân lừa sang, có 2 người phải nộp tiền chuộc để về, một người bị đuổi do nghiện ma túy, số còn lại được các cơ quan chức năng giải cứu.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 1 giờ trước
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Tin tức - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Sáng ngày 17/5, tại Trưởng Phổ thông DTNT Trung học cơ sở và THPT huyện Bảo Thắng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo một số bộ, ban ngành, lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai và một số tỉnh khu vực Tây Bắc, đại diện UNICEF tại Việt Nam cùng đông đảo các em học sinh các trường học trên địa bàn.
Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Media - PV - 4 giờ trước
Dân tộc Xtiêng còn có nhiều tên gọi khác, như: Điêng, Xa Điêng, Xơ Điêng, Xa Chiêng, là dân tộc sinh sống lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Phóng sự - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

Phóng sự - Thanh Hải - 5 giờ trước
Đời người, có những ký ức không thể nào quên, như là động lực, là niềm tin, là tự hào, là hãnh diện mãi mãi. Khoảnh khắc gặp Bác, khi thì ở Phủ Chủ tịch, khi lại ở quê nhà… với một cụ bà đã vượt qua hơn một thế kỷ cuộc đời, là tất cả như thế. Cụ là Nguyễn Thị Thức, 106 tuổi, ở làng Hồng Lĩnh, xã Hậu Thành, Yên Thành (Nghệ An).
70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 5 giờ trước
Tối 16/5, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Quy Nhơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam (16/5/1955 - 16/5/2025). Đây là dịp để ôn lại một chặng đường lịch sử hào hùng, nơi hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam rời quê hương trong niềm tin “ra đi để trở về”, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
Ngày 16/5, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025. Tham dự hội nghị có hơn 50 đại biểu là chức sắc, chức việc, nhà tu hành đại diện các tổ chức tôn giáo.
Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - Sa Rây - 5 giờ trước
Ngày 16/5, tại xã Bình Thạnh (huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An), Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Trà Vinh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Trà Vinh phối hợp với Hội LHPN tỉnh Long An và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Long An đã tổ chức Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2025.