Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Trên con đường xuyên lòng hồ Bản Vẽ

Thanh Hải - 18:37, 21/02/2025

Trong thanh âm hỗn tạp từ những chiếc máy xúc cỡ lớn phá đá, dỡ đất… hình hài của con đường trọng điểm vào các xã vùng lòng hồ Bản Vẽ (Tương Dương, Nghệ An) đã hiện ra. Con đường nhỏ xinh, như sợi chỉ vàng vắt vẻo qua bao triền núi để phá thế cô lập, bế tắc bao đời của một vùng đất.

Cầu Chà Là 1 đang tiến hành lao dầm
Cầu Chà Là 1 đang tiến hành lao dầm

Hai trong ba cây cầu cứng trên tuyến giao thông này vẫn chưa thể lao dầm, buộc chúng tôi phải lựa chọn thủy trình để vào các xã vùng lòng hồ.

Vẫn là điểm khởi đầu ở bến Thượng lưu xã Yên Na và điểm dừng chân ở bản Con Phen xã Hữu Khuông, vẫn là quãng thời gian non 2 giờ ngồi thuyền máy chòng chành như trước, nhưng ai nấy đều như thấy thật gần. Có phải vì sự háo hức sớm được thấy con đường huyết mạch vào các xã vùng lòng hồ Bản Vẽ đang dần rõ hình hài? Hay là vì một lí do khác, là sự hối hả, khẩn trương của những người thợ trên đại công trường miền Tây xứ Nghệ? Biết đâu, đó cũng là muốn được tận mắt chứng kiến biện pháp thi công cầu vào loại “độc nhất vô nhị” đến thời điểm này trên nước ta – thi công cầu trên lòng hồ mà cốt nước ngập vượt xa sự tính toán ban đầu và vận chuyển nguyên liệu bằng đường thủy.

Tập kết và vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng cầu ngay tại bến Thượng lưu xã Yên Na
Tập kết và vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng cầu ngay tại bến Thượng lưu xã Yên Na

Theo báo cáo kinh tế kỹ thuật: Quãng đường có chiều dài hơn 12km, nối xã Yên Tĩnh với xã Hữu Khuông, đến xã Nhôn Mai và Mai Sơn. Khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động sẽ chấm dứt tình trạng “chưa có đường bộ từ trung tâm huyện đến trung tâm xã”.

Thuyền cập bến ở bản Con Phen, chúng tôi cưỡi xe máy bắt đầu khám phá cung đường huyết mạch này. Vừa qua khỏi trụ sở UBND xã Hữu Khuông, cây cầu cứng có cái tên địa phương là Chà Là 2 đã hoàn thành và thông xe kỹ thuật. Từ đây, những ngọn núi, vạt rừng đã được phát sẻ, bạt gọn… để san nền đường. Giữa màu xanh thẫm của núi rừng, của nước hồ Bản Vẽ… nổi bật những dấu đất mới được đào xới, trông như những nhát rìu khổng lồ phang rất ngọt.

Người dân Hữu Khuông và ngay cả chúng tôi đã lưu thông dễ dàng ngay chính trên con đường đã thi công xong nền
Người dân Hữu Khuông và ngay cả chúng tôi đã lưu thông dễ dàng ngay chính trên con đường đã thi công xong nền

Xe chúng tôi cứ thế tiến về phía trước, thỉnh thoảng một vài chiếc xe máy của bà con dân bản chạy vụt ngang. Họ đi làm rẫy, đưa đón con cái đi học, đi thăm thân… Chúng tôi tìm gặp trưởng bản Huồi Pủng - Lữ Văn Núi thì anh không có nhà. Nối máy điện thoại, sóng phập phù, nhưng Núi vẫn không dấu nổi niềm vui, như thể niềm vui của bà con bản Huồi Pủng đã hội tụ nơi anh: “Đường đã xong rồi, cầu sắp xong rồi… bà con sẽ thuận lợi hơn trong phát triển kinh tế và đi lại. Nhất là việc đi lại, mai nay đi ra trung tâm huyện sẽ rất chủ động.

Hiện tại, tuyến đường bộ từ xã Yên Tĩnh vào Hữu Khuông, đi Nhôn Mai, Mai Sơn đã hoàn thành xong cốt đường, xe công vụ, xe của bà con dân bản đã có thể đi lại bình thường. Tuy nhiên, đường vẫn chưa thể thông vì còn hai cây cầu cứng trên tuyến là cầu Chà Là 1 và Suối Hộc chưa thể lao dầm.

Cầu Chà Là 2 nằm trên tuyến đã thông xe kỹ thuật
Cầu Chà Là 2 nằm trên tuyến đã thông xe kỹ thuật

Nói về cầu Chà Là 1, khi chúng tôi có mặt, chứng kiến không khí thi công đầy hối hả, khẩn trương. Tiếng máy xúc cẩu nguyên vật liệu từ phà lên, tiếng máy trộn bê tông rì rì, tiếng búa gõ cọc cạch liên hồi… thỉnh thoảng còn là ánh nhấp nháy của những mũi khoan. Tất cả như phá tan bầu tĩnh lặng của núi rừng miền Tây xứ Nghệ.

Cầu Chà là 1 có 4 nhịp, gồm 3 trụ cầu và 2 mố. Còn nhớ, trong dịp vào với Hữu Khuông tháng 9/2024, cán bộ kỹ thuật thi công cầu chia sẻ rằng: “Để thi công mấy trụ cầu Chà Là 1, phải chờ cốt nước ngập của lòng hồ Bản Vẽ rút xuống thấp hơn, mới tiến hành triển khai được. Việc thi công gặp nhiều khó khăn do không thể dùng sà lan lớn để vận chuyển máy móc đáp ứng tiêu chuẩn thi công cầu”. Dẫu vậy, vượt qua muôn vàn khó khăn, những người thợ cầu vẫn nỗ lực đẩy nhanh tiến độ, để công trình sớm hoàn thiện, đáp ứng niềm mong mỏi của bà con các DTTS Thái, Khơ mú, Mông của 3 xã vùng lòng hồ Bản Vẽ.

Không khí lao động khẩn trương ở cầu Chà Là 1
Không khí lao động khẩn trương ở cầu Chà Là 1

Một tín hiệu đầy lạc quan ở cầu Chà Là 1, là công nhân hiện đang tiến hành lao dầm. Những chiếc dầm nặng hàng trăm tấn, được đúc ngay dưới chân cầu, rất thuận lợi khi cẩu và lao dầm. Chỉ độ vài tháng nữa thôi, cây cầu này sẽ hoàn tất, nối một phần bản Xàn và bản Pủng Bón với trung tâm xã Hữu Khuông; xóa bớt sự cô lập, bế tắc ngay chính trong địa phương này.

Do cầu Chà Là 1 chưa thể thông xe kỹ thuật, chúng tôi lại phải chọn hướng thủy trình để tiếp cận công trình cầu Suối Hộc. Từ giữa mênh mang nước lòng hồ, cầu Suối Hộc mới chỉ là hai mố cầu và một trụ nằm sát mép nước; chơ vơ, lọt thỏm giữa màu xanh bạt ngàn của núi rừng.

Chiếc cầu phao bắc tạm trên lòng hồ để chuẩn bị thi công trụ cầu Suối Hộc khi nước bắt đầu rút vào mùa khô
Chiếc cầu phao bắc tạm trên lòng hồ để chuẩn bị thi công trụ cầu Suối Hộc khi nước bắt đầu rút vào mùa khô

Hiện tại, công nhân thi công đang bắc chiếc cầu tạm để định vị những vị trí của trụ cầu theo bản vẽ thiết kế. Hỏi chuyện, chúng tôi được biết: Do cốt nước ngập cao hơn trung bình nhiều năm và cao hơn khảo sát nên phải chờ đến những tháng mùa khô, khi nước lòng hồ rút xuống thấp thì mới có thể tiến hành thi công.

Cầu Suối Hộc là một hợp phần có tổng mức đầu tư lớn nhất trong Dự án thi công đường từ xã Yên Tĩnh vào Hữu Khuông, đi Nhôn Mai và Mai Sơn. Hôm chúng tôi có mặt, những chiếc phà chở nguyên vật liệu là cát, đá… vẫn được đội thợ hối hả tập kết. Hành trình di chuyển của nguyên vật liệu cũng là từ bến Thượng lưu xã Yên Hòa, mất gần 2 giờ ì ạch trên lòng hồ thì mới cập bến để bốc dỡ.

Chúng tôi nhẩm tính rằng, với việc phải thi công cầm chừng chờ cốt nước lòng hồ rút thấp, với việc phải vận chuyển nguyên vật liệu qua nhiều chặng ngay chính trên lòng hồ… thì tiến độ của cây cầu nói riêng, của đại dự án ngốn 428,8 tỷ đồng có nguy cơ trễ hẹn, có nguy cơ đội vốn.

Trung tâm xã Hữu Khuông nhìn từ Dự án mở đường từ Yên Tĩnh vào xã Hữu Khuông đi Nhôn Mai và Mai Sơn
Trung tâm xã Hữu Khuông nhìn từ Dự án mở đường từ Yên Tĩnh vào xã Hữu Khuông đi Nhôn Mai và Mai Sơn

Thêm một trở ngại ở điểm cuối tuyến đường bộ từ xã Yên Tĩnh vào, đoạn tiếp giáp với cầu Suối Hộc là một lèn đá nhô ra, án ngữ ngay chính trên phần đường được thiết kế. Chủ tịch UBND xã Hữu Khuông - Lô Văn Giáp cho biết: Chúng tôi nghe nói đang trình dự toán để phá đá, mở đường. Nếu thông hoàn toàn thì quá trình vận chuyển nguyên vật liệu thi công cầu Suối Hộc có thể bằng đường bộ.

Ngược trở ra, chúng tôi xin nhờ xe của bà con dân bản, ngay ở mố chân cầu Suối Hộc, nhằm phía hướng đất xã Yên Tĩnh thẳng tiến. Con đường từ đây ngược ra đã san ủi xong mặt nền. Xe công vụ, xe máy của bà con đi rừng, đi rẫy đã có thể lưu thông. Mặt nền đất nhấp nhô theo những lần tăng ga của tài xế khiến chúng tôi cũng nhấp nhổm. Lời anh bạn đi cùng như lọt thỏm trong gió núi: Theo kế hoạch, Dự án mở đường ở Bản Vẽ hoàn thành vào cuối năm 2025, nhưng chắc sẽ khó về đích đúng hẹn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đồng bào Mnông làm du lịch cộng đồng

Đồng bào Mnông làm du lịch cộng đồng

Sống lâu đời bên hồ nước tự nhiên có diện tích lớn nhất khu vực Tây Nguyên (hồ Lắk), buôn Jun, thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk còn giữ được nhiều bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Mnông. Cuối năm 2024, buôn Jun được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk công bố là điểm đến du lịch cộng đồng, tiếp thêm động lực để đồng bào Mnông bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La chỉ đạo khẩn sau vụ tai nạn nghiêm trọng khiến 6 người chết

Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La chỉ đạo khẩn sau vụ tai nạn nghiêm trọng khiến 6 người chết

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Vào lúc 0h30 sáng 22/2, trên quốc lộ 6, địa phận bản Thín, xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đã xảy ra vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng giữa xe đầu kéo và xe khách giường nằm.
Mùa phơi cá cơm ở biển Cà Ná

Mùa phơi cá cơm ở biển Cà Ná

Media - BDT - 20:00, 21/02/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 21/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Dân ca vang vọng khắp miền quê. Mùa phơi cá cơm ở biển Cà Ná. Chủ tịch Hội nông dân làm kinh tế giỏi. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người phụ nữ “ba vai” xây dựng thôn làng no ấm

Người phụ nữ “ba vai” xây dựng thôn làng no ấm

Gương sáng giữa cộng đồng - Thái Sơn Ngọc - 18:41, 21/02/2025
Sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chúng tôi đến thôn Rã Giữa, xã Phước Trung, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận và thật sự ấn tượng với khu dân cư vùng đồng bào DTTS có cuộc sống thanh bình. Trẻ em đến trường học tập chăm ngoan, người lớn đưa đàn gia súc chăn thả dưới tán lá rừng. Tại thôn Rã Giữa, người phụ nữ “ba vai” Chamaléa Thị Khém là điển hình tiêu biểu phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, chị tích cực vận động đồng bào Raglay chung tay xây dựng bản làng no ấm.
Chuyên gia Ấn Độ giúp trùng tu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn

Chuyên gia Ấn Độ giúp trùng tu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn

Tin tức - Ngọc Ánh - 18:38, 21/02/2025
Sáng 21/2, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Cơ quan Nghiên cứu Khảo sát, Khảo cổ học Ấn Độ (ASI) triển khai Dự án trùng tu khu tháp E, F trong quần thể Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn, giai đoạn 2025-2029.
Trên con đường xuyên lòng hồ Bản Vẽ

Trên con đường xuyên lòng hồ Bản Vẽ

Phóng sự - Thanh Hải - 18:37, 21/02/2025
Trong thanh âm hỗn tạp từ những chiếc máy xúc cỡ lớn phá đá, dỡ đất… hình hài của con đường trọng điểm vào các xã vùng lòng hồ Bản Vẽ (Tương Dương, Nghệ An) đã hiện ra. Con đường nhỏ xinh, như sợi chỉ vàng vắt vẻo qua bao triền núi để phá thế cô lập, bế tắc bao đời của một vùng đất.
Những đồi chè hút hồn du khách

Những đồi chè hút hồn du khách

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 21/2/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Các làng Chăm Ninh Thuận vui đón Tết Ramưwan . Ngát xanh những đồi chè hút hồn du khách. Nhịp sống nơi thượng nguồn Nậm Nơn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Du lịch Quảng Nam trên đà

Du lịch Quảng Nam trên đà "cất cánh"

Du lịch - T.Nhân - H.Trường - 18:35, 21/02/2025
Năm 2024, toàn ngành du lịch Quảng Nam đón hơn 8 triệu lượt khách với tổng thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt hơn 21,6 nghìn tỷ đồng. Đây là con số cao kỷ lục đối với du lịch địa phương từ trước đến nay. Phát huy lợi thế đó, ngay từ đầu năm 2025, ngành Du lịch tỉnh đã có hàng loạt các hoạt động, chương trình kích cầu du lịch ấn tượng, tạo điểm nhấn để đưa du lịch phát triển mạnh trong thời gian tới.
Diện mạo mới trên quê hương Bảo Thắng

Diện mạo mới trên quê hương Bảo Thắng

Xã hội - Thanh Nga - Duy Trinh - 18:33, 21/02/2025
Trở lại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, chúng tôi có thể cảm nhận rõ nét bức tranh nông thôn mới nâng cao đang dần hiện hữu. Những công trình mới mọc lên, những ngôi nhà cao tầng khang trang, hiện đại. Đường giao thông nông thôn được mở rộng, trải dài từ trung tâm huyện đến các bản làng, tạo nên một diện mạo tươi mới, đầy sức sống.
Nét đẹp tục “cưới lại vợ mình” của người Hà Nhì ở Y Tý

Nét đẹp tục “cưới lại vợ mình” của người Hà Nhì ở Y Tý

Sắc màu 54 - Trọng Bảo - 18:32, 21/02/2025
Tục “zà mì gù lá” nghĩa là “cưới lại vợ mình” của đồng bào Hà Nhì ở xã Y Tý, huyện bát Xát tỉnh Lào Cai là một tập tục đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Theo quan niệm của người Hà Nhì, như thế mới trọn nghĩa vẹn tình.
Báo chí góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, khai thông nguồn lực

Báo chí góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, khai thông nguồn lực

Tin tức - Duy Chí - 18:30, 21/02/2025
Ngày 21/2/2025, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Dương tổ chức Họp mặt báo chí đầu Xuân Ất Tỵ 2025.
Du lịch tâm linh đầu Xuân – Nét đẹp hướng về nguồn cội của người Việt

Du lịch tâm linh đầu Xuân – Nét đẹp hướng về nguồn cội của người Việt

Du lịch - Nguyệt Anh - 18:29, 21/02/2025
Mỗi dịp Xuân về, bên cạnh niềm vui sum họp gia đình, người Việt có thói quen du lịch tâm linh – một nét đẹp văn hóa truyền thống. Đây không chỉ là hành trình tìm về cội nguồn, bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, mà còn là dịp để cầu mong một năm mới bình an, may mắn và thuận lợi.