Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Diện mạo mới trên quê hương Nậm Tăm

Hà Minh Hưng - 11:41, 09/09/2024

Xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu có 3 dân tộc chính là Dao, Thái, Lự sống tập trung tại 10 bản với trên 1.000 hộ dân. Trong ký ức của đồng bào di dân tái định cư năm xưa vẫn nhớ như in thời điểm rời bản, xa mường để nhường chỗ cho lòng hồ thủy điện Sơn La, tất cả vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc.

Toàn cảnh xã Nậm Tăm hôm nay
Toàn cảnh xã Nậm Tăm hôm nay

Trò chuyện với chúng tôi, ông Tao Văn Ún, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Nậm Tăm vẫn nhớ như in giai đoạn từ năm 2004 đến nay, huyện Sìn Hồ thực hiện di dân, tái định cư để xây dựng 3 công trình thủy điện: Thủy điện Sơn La, Thủy điện Nậm Na 2 và Thủy điện Nậm Na 3. Trong đó, công trình Thủy điện Sơn La là lớn nhất với diện tích đất ngập trên địa bàn huyện phải thu hồi là 1.142ha, thực hiện tại 9 xã, 50 bản, 1.172 hộ, 6.256 nhân khẩu phải di chuyển. Khối lượng công việc vô cùng lớn, dù vậy huyện đã hoàn thành kế hoạch di dời trước một năm so với tiến độ tích nước Thủy điện Sơn La.

Hệ thống đường giao thông nông thôn ở Nậm Tăm đã kiên cố hóa đạt 100% theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đảm bảo giao thông đi lại thuận lợi; hệ thống kênh, mương đảm bảo phục vụ tưới tiêu sản xuất. Đời sống người dân ngày được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng/người/năm; số hộ nghèo dưới 10%; số hộ khá, giàu tăng theo từng năm. Nhiều hộ đã sắm được các vật dụng tiện nghi có giá trị, có trên 90% hộ đạt gia đình văn hóa.

Trong cuộc di dân tái định cư được ví như bản hùng ca lịch sử thời đại, riêng xã Nậm Tăm có 6/14 bản thuộc diện này, hàng trăm nóc nhà của đồng bào Thái, Mông, Dao, Lự phải di chuyển lên nơi ở mới. Rời bản cũ nhường đất cho thủy điện, trong lòng nhiều người dân rất lo lắng bởi “vạn sự khởi đầu nan”, những khó khăn ban đầu là không thể tránh khỏi.

Ngày đó, Nậm Tăm với những con đường gập ghềnh nhỏ hẹp, những căn nhà gỗ đơn sơ nép mình bên những vạt đồi, ven suối. Nhưng rồi mọi khó khăn ban đầu cũng qua đi, sau khi chuyển đến nơi ở mới, các hộ được phân lô, làm nhà, xây dựng cuộc sống ở vùng đất mới. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cùng với những giải pháp thiết thực, hiệu quả đã mang đến một diện mạo mới cho vùng quê Nậm Tăm ngày một no ấm, đủ đầy.

Ông Cà Văn Nguyên, Bí thư Đảng ủy xã Nậm Tăm cho biết: Người dân trong xã luôn đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, phát huy thế mạnh địa phương. Cùng với việc được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ thông qua Hội Nông dân, nhiều gia đình ở Nậm Tăm đã chuyển đổi phương thức sản xuất, mô hình kinh tế mới, cho thu nhập khá và thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Năm 2017, chính quyền và Nhân dân xã Nậm Tăm đón nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới và là xã cán đích nông thôn mới đầu tiên của huyện Sìn Hồ.

 Cây ăn trái đang giúp bà con xã Nậm Tăm ăn nên làm ra
Cây ăn trái đang giúp bà con xã Nậm Tăm ăn nên làm ra

Được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước, gia đình ông Tao Văn Kẻo, dân tộc Lự ở bản Pậu đầu tư 20 thùng gỗ nuôi ong. Áp dụng khoa học kỹ thuật, đàn ong sinh trưởng và nhân đàn, đến nay đã phát triển gần 100 thùng. Mỗi đợt quay ong, gia đình có vài ba trăm lít mật, với giá bán buôn khoảng 150 nghìn đồng/lít, mỗi năm gia đình ông Kẻo thu hơn 100 triệu đồng từ bán mật ong.

Từ mô hình nuôi ong lấy mật của gia đình ông Kẻo, nhiều hộ trong xã học hỏi, làm theo. Hiện, toàn xã có 457 đàn ong, hằng ngày ông Kẻo cùng 25 hộ nuôi ong, phát triển thương hiệu mật ong bản Bậu.

Nông sản, rau quả được bà con bày bán hai bên đường vào chợ
Nông sản, rau quả được bà con bày bán hai bên đường vào chợ

Chúng tôi dạo một vòng trên những cung đường thảm nhựa, bê tông phẳng lỳ nối các bản tái định cư với trục đường lớn. Các điểm tái định cư Phiêng Lót, Nậm Ngập, Phiêng Chá, Nà Tăm... hiện lên với những mái nhà sàn, nhà xây khang trang kiên cố. Cây cầu Bản Pậu bắc qua lòng hồ nối các bản với nhau như một chứng nhân lịch sử cho sự đổi thay từ vùng đất này. Đứng từ đầu cầu nhìn xuống lòng hồ thấy cảnh bà con cùng thuyền bè nhộn nhịp, hòa trong tiếng ô tô, xe máy thương lái ra vào tấp nập, cảnh mua bán trao đổi nhộn nhịp cả một vùng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
“Giữ chân” người bảo vệ rừng bằng cơ chế đặc thù

“Giữ chân” người bảo vệ rừng bằng cơ chế đặc thù

Việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách đãi ngộ phù hợp là một trong những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ, phát triển rừng. Tại Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Lào Cai khóa XVI ngày 22/8/2024 đã thông qua Nghị quyết số 14/2024/NQ-HĐND (NQ14) về mức cấp kinh phí, đầu tư, hỗ trợ đầu tư, khoán bảo vệ rừng; hỗ trợ tiền ăn cho người tham gia chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trong đó, ban hành mức cấp kinh phí khoán bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh đối với các loại rừng với mức hỗ trợ đều tăng so với trước đây.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Trưa 23/11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên đường về nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11/2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim và Phu nhân.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, sáng 23/11, tại thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Cố vấn tối cao của Quốc vương Campuchia, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Campuchia-Việt Nam, Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia-Việt Nam Samdech Men Sam An.
“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”.

Tin tức - An Yên - 2 giờ trước
Đó là nội dung chính của Hội thảo tọa đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030” do cơ quan Thanh tra UBDT tổ chức sáng ngày 23/11 tại Nghệ An. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo, có đại diện Thanh tra chính phủ, Bộ Nội vụ, các vụ thuộc UBDT. Ở các địa phương, có lãnh đạo Ban Dân tộc cùng thanh tra các tỉnh, thành Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Nghệ An. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long.
Luật Công nghiệp công nghệ số tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Luật Công nghiệp công nghệ số tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Thời sự - Hoàng Quý - 3 giờ trước
Sáng 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra báo cáo về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, trưa 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia.
Bình Phước có tân Bí thư Tỉnh ủy

Bình Phước có tân Bí thư Tỉnh ủy

Tin tức - Tào Đạt - 8 giờ trước
Bà Tôn Ngọc Hạnh - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định và Thái Lan tăng cường hợp tác đầu tư

Bình Định và Thái Lan tăng cường hợp tác đầu tư

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Ngày 22/11, tại Tp. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định và Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại tỉnh Bình Định.
Phân bổ số tiền 948 tỷ đồng đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Phân bổ số tiền 948 tỷ đồng đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Xã hội - Văn Hoa - Hương Diệp - 8 giờ trước
Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Ban Vận động Cứu trợ Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đợt 3, đối với các địa phương bị thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Phú Yên tổ chức trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”

Phú Yên tổ chức trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 8 giờ trước
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 - 28/11/2024).
“Đắk Lắk đã chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên”

“Đắk Lắk đã chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc được nâng lên”

Thời sự - Lê Hường - 8 giờ trước
Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024), diễn ra tối 22/11. Tham dự Lễ kỷ niệm có Mẹ Việt Nam Anh hùng Thái Thị Tài; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr và lãnh đạo các bộ, ngành, các tỉnh bạn, lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV, năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV, năm 2024

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 8 giờ trước
Sáng 23/11, tại Trung Tâm văn hóa tỉnh Bạc Liêu, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV, năm 2024 đã chính thức khai mạc. Đại hội vinh dự đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.