Ngôi nhà của vợ chồng bác sĩ Dũng Hạnh chỉ còn mấy cây cột lở lửng – Trong ảnh: Bố me đẻ của bác sĩ Dũng chia sẻ về nỗi mất nhà của gia đình (Ảnh: Thanh Hải)Ngồi trong căn nhà chỉ còn trơ lại những trụ móng, chênh vênh bên mép sông Cả, Bác sĩ Đậu Văn Dũng (sinh năm 1990) - Bác sĩ khoa Nội (nhà ở bản Cửa Rào 2, xã Tương Dương, Nghệ An) vẫn chưa hết bàng hoàng. Căn nhà mà vợ chồng anh sống cùng bố mẹ đẻ và 3 đứa con đã không còn chỉ sau một đêm lũ dữ.
Lần ngược theo dòng hồi tưởng, Dũng đã kể lại một kí ức có lẽ sẽ đi theo anh suốt cả cuộc đời. Gần 1 giờ sáng ngày 23/7, anh Dũng nhận cuộc gọi từ Giám đốc Trung tâm y tế Tương Dương báo tại Trạm y tế xã Xá Lượng (xã Xá Lượng, thị trấn Thạch Giám, xã Lưu Kiền nay sáp nhập thành xã Tương Dương) có một phụ nữ đang trên đường đến nhập trạm, để sinh. Nhận lệnh giữa đêm mưa gió, nước lũ đang lên, Dũng cùng vợ chị Lò Thị Bích Hạnh - Bác sĩ Khoa Lây (cả hai vợ chồng đều đang công tác tại Trung tâm y tế Tương Dương) lập tức xuống trạm, phụ trách ca đỡ đẻ.
Trạm y tế nơi diễn ra cuộc vượt cạn đáng nhớ (Ảnh: Thanh Hải)Xuống đến nơi, nước lũ đã mấp mé phía sau Trạm y tế xã Xá Lượng. Nhân viên trực của trạm đêm ấy có 2 người thì đang hối hả chuyển đồ và mắc kẹt nước lũ, chưa thể trở lại trạm. Cửa phòng đẻ bị khóa, không có dụng cụ trong tay, Dũng điện thoại ngay cho bố đẻ là Đậu Văn Sơn hỗ trợ phá khóa.
Hơn 1 giờ sáng cùng ngày, người nhà đưa chị Lô Thị Hoa (30 tuổi) vượt sông qua cầu Cửa Rào, nhập trạm. Điều kiện lúc ấy ở Trạm thiếu thốn: không điện, không áo quần y tế, không khẩu trang… Không thể chần chừ thêm, anh Dũng cuống cuồng đề nghị người nhà dùng đèn pin của máy điện thoại soi sáng để anh cắt tầng sinh môn, tiêm cầm máu.
Ca đỡ đẻ thành công, một bé gái được sinh thường. Nhưng sau sinh 1 giờ, sản phụ Lô Thị Hoa vẫn chảy máu nhiều. Lo sợ có thể bị băng huyết, bác sĩ Dũng tiếp thêm thuốc cầm máu (lọ thuốc cuối cùng), đồng thời cắt chỉ, khâu lại vết thương. “Tôi rất lo, lúc ấy nước đã ngập ngoài sân. Tại trạm không còn thuốc, dụng cụ thiếu. Nếu vẫn sản phụ vẫn còn chảy máu thì rất nguy”, bác sĩ Dũng nói.
Hơn 3h sáng, máu đã được cầm lại. Đợi thêm chừng 1 giờ nữa để yên tâm, vợ chồng Bác sĩ Dũng Hạnh rời Trạm y tế xã Xá Lượng về nhà mình chống lũ. Còn sản phụ Lô Thị Hoa cũng được người nhà khiêng cáng di chuyển khỏi trạm, đề phòng ngập nước.
Sản phụ Lô Thị Hoa kể lại hành trình vượt cạn của mình (Ảnh: Thanh Hải)Đoàn người đi trong mưa xối xả, trong dòng nước đã bắt đầu cuộn chảy trên quốc lộ 7. Vật lộn mãi, Dũng mới cùng vợ về được đến nhà. Chưa kịp di chuyển đồ đạc thì cả căn nhà độ ập xuống rồi bị lũ cuốn chìm vào dòng sông Cả. “Tôi như ngã quỵ, bất lực nhìn căn nhà trôi đi trước mắt mà không thể làm gì”, Dũng buồn bã.
Góp chuyện với con, giọng ông Đậu Văn Sơn trầm trầm: Mất tất cả nhà cửa, tài sản. Mấy hôm nay, chúng tôi đang ăn nhờ, ngủ nhờ nhà hàng xóm. Là người trụ cột, tôi luôn động viên vợ và các con rằng, cứu được người là phúc đức, là quan trọng nhất.
Bác sĩ Dũng thẫn thờ bên ngôi nhà đổ sụp vì lũ (Ảnh: Thanh Hải)Lại nói về sản phụ Lô Thị Hoa, chiều 26/7, khi chúng tôi tới bậc thang nhà chị tại bản Thạch Dương xã Tương Dương (bên kia cầu Cửa Rào), thì đã nghe tiếng đứa trẻ khóc đòi sữa. Ngồi trước mái hiên nhà sàn, Hoa nhỏ nhẹ: Em đau bụng, sinh đêm lũ về to nhất. May có vợ chồng bác sĩ Dũng Hạnh nên ca sinh đã mẹ tròn con vuông. Khi sinh xong, người nhà cáng em lên núi tránh lũ. Chiều hôm ấy, lũ rút, mới cáng mẹ con em về nhà.
Rồi Hoa cảm thán: Nếu không có vợ chồng bác sĩ Dũng Hạnh thì…
Trạng thái trên mạng xã hội của người nhà Lô Thị Hoa (Ảnh: Thanh Hải)Một cuộc “vượt cạn” đã thành công trong điều kiện quá nhiều thiếu thốn. Nhưng với vợ chồng bác sĩ Dũng Hạnh, thì cuộc vượt lũ của gia đình lại chưa thành. Dũng tâm sự: Cứu được người nhưng không cứu được nhà của mình. Còn người, còn của, chúng tôi sẽ làm lại từ đầu. Lương tâm của người bác sĩ không cho vợ chồng tôi lựa chọn khác.
Người nhà của sản phụ Lô Thị Hoa, cảm kích trước lương tâm, trách nhiệm của vợ chồng bác sĩ Dũng Hạnh, đã lên mạng xã hội, kêu gọi cộng đồng chung tay ủng hộ vợ chồng bác sĩ mất nhà vì lũ cuốn.
Rạng sáng 23/7, đã có một cuộc “vượt cạn” rồi vượt lũ của một thiếu phụ miền sơn cước xứ Nghệ. Và chính vợ chồng y, bác sĩ giúp thiếu phụ "vượt v đã hoàn thành sứ mệnh cứu được người chứ không cứu được mình trong cơn lũ dữ.