Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kon Tum: Hiểm họa rình rập từ những cây cầu treo dân sinh

Phạm Nguyên - 4 giờ trước

Theo thống kê, toàn tỉnh Kon Tum hiện có 64 cầu tràn, ngầm tràn và 227 cầu treo, cầu dân sinh bắc qua sông, suối nhỏ. Trong đó, nhiều ngầm tràn được làm bằng rọ đá và 95 cây cầu treo chưa đảm bảo kết cấu bê tông cốt thép, 29 cầu treo trong tình trạng hư hỏng nặng. Thực trạng này đang gây khó khăn, nguy hiểm cho người dân khi đi qua lại cầu treo, ngầm tràn.

Kon Tum có địa hình đồi núi dốc và nhiều sông, suối nên để phục vụ việc đi lại sản xuất, người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) thường góp tiền, góp sức làm tạm cây cầu treo bắc qua sông, suối. Những chiếc cầu treo này chủ yếu được được làm từ tre, gỗ ván kết nối bằng sợi dây thép.

Hiện nay, địa phương có nhiều cầu treo hư hỏng nhất là huyện Đăk Glei và huyện Đăk Tô. Trong đó, huyện Đăk Glei có 76 cầu treo thì có đến 16 cầu trong tình trạng xuống cấp, hư hỏng; huyện Đăk Tô có 17 cầu treo thì có 5 cầu không đảm bảo an toàn.

Cầu treo bắc qua suối Đăk Rơ Nga ở thôn Đăk Tăng, xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô được người dân làm tạm đi lại bếp bênh, nguy hiểm
Cầu treo bắc qua suối Đăk Rơ Nga ở thôn Đăk Tăng, xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô được người dân làm tạm đi lại bếp bênh, nguy hiểm

Điển hình như cây cầu treo tạm bắc qua suối Đăk Rơ Nga, thôn Đăk Tăng, xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô là lối duy nhất để người dân (chủ yếu là đồng bào DTTS) vượt suối Đăk Rơ Nga đến khu sản xuất rộng hơn 70ha suốt nhiều năm qua. Chiếc cầu treo dài hơn 30m, được dựng tạm bằng tre, nứa và cây gỗ nhỏ. Thân cầu thấp, mặt cầu chỉ cao hơn mặt nước khoảng 1m, có đoạn còn võng xuống sát mặt nước. Nguyên nhân do là cọc gỗ lún không chịu được sức tải của người và hàng hóa.

Ông A Giáo (dân tộc Xơ Đăng), thôn Đăk Tăng, xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô cho biết: Cây cầu này chỉ đi được xe máy, vận chuyển nông sản vào mùa khô và hàng năm bà con đều phải làm lại. Mỗi khi trời mưa nước suối dâng lên, chảy mạnh thì hầu như không ai dám đi. Người dân mong mỏi chính quyền hỗ trợ làm cầu mới để thuận lợi phát triển kinh tế, việc đi lại, giao thương với bên ngoài cũng dễ dàng hơn.

Toàn tỉnh Kon Tum hiện có 95 cây cầu treo chưa đảm bảo kết cấu bê tông cốt thép và 29 cầu treo trong tình trạng hư hỏng nặng
Toàn tỉnh Kon Tum hiện có 95 cây cầu treo chưa đảm bảo kết cấu bê tông cốt thép và 29 cầu treo trong tình trạng hư hỏng nặng

Tương tự, cây cầu treo nối thôn 5, xã Kon Đào, huyện Đăk Tô nối với khu sản xuất bên kia suối Đăk Rnghe cũng đã xuống cấp, hư hỏng từ vài năm trước. Tuy nhiên, cầu chưa được sửa nên khi đi canh tác, sản xuất, người dân thôn 5 phải lội suối. Nhiều thời điểm mưa lũ dâng cao, người dân buộc phải ở nhà, dừng công việc nương rẫy. Việc cầu xuống cấp, hư hỏng đã gây ảnh hưởng đến đời sống, cũng như việc phát triển kinh tế của thôn.

Ông A Nhanh (dân tộc Xơ Đăng), thôn 5, xã Kon Đào, huyện Đăk Tô chia sẻ: Cầu treo hỏng rồi chỉ vượt suối mùa khô vận chuyển bao sắn, bao phân bón qua lại thôi. Chở nhiều không được nên phải chở nhiều lần, rất tốn chi phí và công vận chuyển. Cầu hỏng nên mỗi khi mưa lớn đành ngồi nhìn và chờ nước rút.

Ngầm tràn thôn Kô Chất, xã Măng Bút, huyện Kon Plông mùa khô nhưng các phương tiện qua lại rất khó khăn
Ngầm tràn thôn Kô Chất, xã Măng Bút, huyện Kon Plông mùa khô nhưng các phương tiện qua lại rất khó khăn

Không chỉ có cầu treo, trên địa bàn tỉnh Kon Tum còn nhiều ngầm tràn, cầu tràn qua các sông, suối nhỏ rất khó khăn trong đi lại, đặc biệt là vào mùa mưa. Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 64 cầu tràn, ngầm tràn và cống tràn. Trong số đó, có hàng chục ngầm tràn được làm bằng rọ đá phục vụ việc đi lại, vận chuyển nông sản của người dân nhưng việc đi lại rất khó khăn và nguy hiểm. Minh chứng như, địa bàn huyện Tu Mơ Rông và huyện Kon Plông là 2 địa phương có ngầm tràn bằng rọ đá nhiều nhất, thời gian qua, cũng đã có nhiều người bị nước lũ cuốn trôi khi qua lại các ngầm tràn nay.

Chị Y Na, làng Pa Tu 2, xã Ngọk Yêu, huyện Tu Mơ Rông cho hay: Năm 2022 tại ngầm Đăk Bông, đường Ngọc Hoàng - Măng Bút - Tu Mơ Rông - Ngọc Linh có 2 người ở xã Măng Bút, huyện Kon Plông đi qua trong lúc mưa bão bị lũ cuốn trôi, nhưng may mắn được người dân cứu kịp thời. Mùa mưa thì việc qua lại ngầm tràn này rất nguy hiểm.

Mùa khô nhưng người dân cũng rất vất vả khi qua lại các ngầm tràn trên đường Ngọc Hoàng - Măng Bút - Tu Mơ Rông - Ngọc Linh
Người dân rất vất vả khi qua lại các ngầm tràn trên đường Ngọc Hoàng - Măng Bút - Tu Mơ Rông - Ngọc Linh

Các cầu treo và cầu tràn, ngầm tràn chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, phục vụ cho đồng bào DTTS đi sản xuất và lưu thông hàng hóa. Vì vậy, chính quyền và người dân mong muốn các cấp, ngành quan tâm, sớm bố trí vốn đầu tư xây dựng cầu treo và những cây cầu bê tông qua những ngầm tràn để bảo đảm an toàn và thuận tiện cho người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa, góp thúc đẩy phát triển kinh tế.

Ông Vũ Văn Thuần, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Kon Tum cho biết: Hiện nay số lượng cầu tạm, ngầm tràn, cầu treo dân sinh trên địa bàn tỉnh còn nhiều. Nhưng do nguồn kinh phí eo hẹo nên tỉnh chưa thể bố trí xây dựng hết.

 Vì vậy, tỉnh sẽ tiếp tục rà soát và ưu tiên xây dựng cầu kiên cố tại các vị trí trọng điểm, xung yếu khi có nguồn vốn. Phương án tạm thời là bố trí người trực gác, hướng dẫn người điều khiển phương tiện, khi thấy dấu hiệu không đảm bảo an toàn, thì cương quyết không để phương tiện qua lại.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Xe ben chở đất “náo loạn” đường phố

Kon Tum: Xe ben chở đất “náo loạn” đường phố

Hơn 10 ngày nay, người dân sinh sống ở các đường phố trong khu vực nội thị Tp. Kon Tum (tỉnh Kon Tum) cảm thấy lo lắng, bất an khi tham gia giao thông. Bởi những chiếc xe ben chở đất phục vụ các công trình xây dựng chạy với mật độ dày đặc, náo loạn đường phố, gây bụi đất mù mịt, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông.
Tin nổi bật trang chủ
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Tiếp tục thảo luận dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Tiếp tục thảo luận dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Sáng 25/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.
Làng nghề gốm Chăm Bình Đức: Nhiều cơ hội phát triển nhờ Chương trình MTQG 1719

Làng nghề gốm Chăm Bình Đức: Nhiều cơ hội phát triển nhờ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Lâm Tấn Bình - 1 giờ trước
Toạ lạc dưới chân đồi Ngọc Sơn, trên một dải đất Nai Hoa bên bờ dòng Sông Luỹ, từ xa xưa, làng Chăm Trì Đức còn có tên là xóm Gọ, địa danh Chăm gọi là Palei Ragaok) nổi tiếng với nghề gốm thủ công gia dụng. Trải qua những biến động của lịch sử, thời gian, làng gốm Trì Đức (nay đổi tên thành Bình Đức) có nguy cơ mai một, thất truyền. Từ thời điểm tỉnh Bình Thuận triển khai thực hiện Dự án 6, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2012-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những người thợ làm gốm Bình Đức được tiếp thêm động lực để có điều kiện bảo tồn, phát triển nghề truyền thống của cha ông.
Kon Tum: Xe ben chở đất “náo loạn” đường phố

Kon Tum: Xe ben chở đất “náo loạn” đường phố

Pháp luật - Phạm Nguyên - 1 giờ trước
Hơn 10 ngày nay, người dân sinh sống ở các đường phố trong khu vực nội thị Tp. Kon Tum (tỉnh Kon Tum) cảm thấy lo lắng, bất an khi tham gia giao thông. Bởi những chiếc xe ben chở đất phục vụ các công trình xây dựng chạy với mật độ dày đặc, náo loạn đường phố, gây bụi đất mù mịt, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông.
Quyết tâm đẩy lùi hủ tục ở xã biên giới Đăk Plô

Quyết tâm đẩy lùi hủ tục ở xã biên giới Đăk Plô

Media - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Một thời gian dài, những hủ tục, tập tục lạc hậu đã ăn sâu vào tiềm thức của những thế hệ người dân ở xã biên giới Đăk Plô, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, là rào cản phát triển kinh tế - xã hội và gây mất đoàn kết trong cộng đồng thôn. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thì những hủ tục, tập tục lạc hậu đang dần được xóa bỏ, cuộc sống mới nơi vùng biên đang từng ngày khởi sắc.
Tận hưởng gói cước dài kỳ, nâng tầm giải trí từ MobiFone

Tận hưởng gói cước dài kỳ, nâng tầm giải trí từ MobiFone

Kinh tế - Vân Khánh - 1 giờ trước
Miễn phí gói ClipTV KM trong 12 tháng với đặc quyền xem 5 kênh K+ chất lượng SD và trải nghiệm trên 150 kênh truyền hình trong nước và quốc tế, xài data thả ga không cần suy nghĩ, là những ưu đãi dành cho khách hàng MobiFone khi gia hạn, nâng cấp hoặc đăng ký mới các gói cước dài kỳ từ nay đến hết năm 2024.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết âm lịch 2025

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết âm lịch 2025

Xã hội - Vân Khánh - 1 giờ trước
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về phương án nghỉ Tết Nguyên đán và các dịp nghỉ lễ khác của năm 2025.
Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó

Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 24/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam. Du lịch sinh thái Cà Mau hút khách. Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nghệ An: Đầu tư xây dựng các chợ miền núi góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng đồng bào DTTS

Nghệ An: Đầu tư xây dựng các chợ miền núi góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh vùng đồng bào DTTS

Kinh tế - An Yên - 3 giờ trước
Thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021-2025, Nghệ An đã được phân bổ nguồn vốn để đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ; đồng thời thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi Điều này đang được các địa phương kỳ vọng là động lực cho việc giao thương, trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế ở vùng biên.
Kon Tum: Hiểm họa rình rập từ những cây cầu treo dân sinh

Kon Tum: Hiểm họa rình rập từ những cây cầu treo dân sinh

Pháp luật - Phạm Nguyên - 4 giờ trước
Theo thống kê, toàn tỉnh Kon Tum hiện có 64 cầu tràn, ngầm tràn và 227 cầu treo, cầu dân sinh bắc qua sông, suối nhỏ. Trong đó, nhiều ngầm tràn được làm bằng rọ đá và 95 cây cầu treo chưa đảm bảo kết cấu bê tông cốt thép, 29 cầu treo trong tình trạng hư hỏng nặng. Thực trạng này đang gây khó khăn, nguy hiểm cho người dân khi đi qua lại cầu treo, ngầm tràn.
Lào Cai: Điều chỉnh kế hoạch, danh mục đầu tư Chương trình MTQG 1719 sau mưa lũ

Lào Cai: Điều chỉnh kế hoạch, danh mục đầu tư Chương trình MTQG 1719 sau mưa lũ

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Sau mưa lũ, hệ thống cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Lào Cai bị thiệt hại nặng nề. Để tập trung khắc phục hậu quả, cũng như bảo đảm tiến độ triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương đã và đang khẩn trương điều chỉnh danh mục, kế hoạch đầu tư phù hợp với điều kiện thực tế.
Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó

Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó

Media - BDT - 20:00, 24/10/2024
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 24/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam. Du lịch sinh thái Cà Mau hút khách. Độc đáo phong tục “giữ hồn lúa”, “gọi hồn lúa” của người Xá Phó. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương Tô Lâm tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc

Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương Tô Lâm tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc

Thời sự - PV - 19:55, 24/10/2024
Ngày 24/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương Tô Lâm đã tiếp Thượng tướng Trương Hựu Hiệp, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.