Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Các hộ xây dựng nhà dang dở được hoàn trả tiền (Bài 5)

Ngọc Chí - 2 giờ trước

Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có loạt bài phản ánh: Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, xử lý nội dung mà Báo đã phản ánh. Với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, đến nay, các hộ dân có “nhà tình thương” đang làm dang dở ở xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô đã được hoàn trả lại tiền đối ứng và tiền làm hồ sơ.

Gấp rút trả tiền cho dân

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Kon Tum, đến nay, các hộ dân có “nhà tình thương” đang làm dang dở và dừng thi công ở xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô đã được nhận lại tiền đối ứng, tiền làm hồ sơ từ bà Nguyễn Thị Kim Thảo và bà Y Phím.

Chị Y Thảo, thôn Tê Pên, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô đã được trả lại tiền đối ứng làm nhà
Chị Y Thảo, thôn Tê Pên, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô đã được trả lại tiền đối ứng làm nhà

Chị Y Thảo, thôn Tê Pên, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô cho biết: Khi làm nhà tình thương, tôi đã đóng 20 triệu đồng (5 triệu đồng tiền làm hồ sơ, 15 triệu đồng tiền đối ứng). Sau đó thì đổ gạch và xây cho tôi cái móng nhà. Vừa rồi, họ tính toán lại tiền vật liệu, tiền công làm móng nhà là 10 triệu đồng và trả lại cho tôi 10 triệu đồng. Việc này tôi kiến nghị từ tháng 12/2024 nhưng mà chưa được giải quyết. Nếu báo chí không vào cuộc thì người dân sẽ khó được trả tiền.

Tương tự, chị Luyện Thị Vinh, thôn Tê Pên, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô cho biết: Năm 2024, tôi và chị tôi là Luyện Thị Vân thấy bà Y Phím đăng lên Zalo là còn mấy suất làm nhà nữa mà bà con không có tiền đối ứng, ai có nhu cầu thì nộp tiền đối ứng rồi người ta hỗ trợ làm nhà. Thế là tôi và chị tôi mới đến xin 2 suất, 1 suất là 39 triệu đồng (trong đó, 35 triệu đồng tiền đối ứng, 4 triệu đồng tiền làm hồ sơ), đóng tiền tổng cộng 2 suất là 78 triệu đồng. Nhận tiền xong thì bà Y Phím không đổ vật liệu, không làm nhà, tôi và chị tôi xin lại tiền thì bà Y Phím trả 8 triệu đồng, còn lại 70 triệu đồng chưa trả, cứ hứa hết ngày này sang ngày khác.

“Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có bài phản ánh thì các cơ quan chức năng của tỉnh vào cuộc, đến ngày 13/5/2025, bà Y Phím đã trả cho tôi và chị tôi đủ số tiền còn lại là 70 triệu đồng. Tôi và chị tôi cảm ơn cơ quan báo chí rất nhiều, đã đồng hành bảo vệ quyền lợi cho bà con”, chị Luyện Thị Vinh chia sẻ.

Các hộ dân ở xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô được trả lại tiền đối ứng làm “nhà tình thương” (ảnh do UBND xã Đăk Trăm cung cấp)
Các hộ dân ở xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô được trả lại tiền đối ứng làm “nhà tình thương”. (Ảnh do UBND xã Đăk Trăm cung cấp)

Theo báo cáo số 109, ngày 13/5/2025 của UBND xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô, sau khi Báo điện tử Dân tộc và Phát triển phản ánh liên quan đến việc triển khai xây dựng nhà tình thương, ngày 09/5/2025, UBND xã Đăk Trăm đã mời bà Nguyễn Thị Kim Thảo, bà Y Phím và các hộ dân chưa xây xong nhà, chưa nhận lại tiền đối ứng để làm việc. Theo đó, còn 18 hộ tham gia đối ứng tiền xây dựng “nhà tình thương” nhưng chưa làm xong nhà (trong đó, 5 hộ xây dang dở và 13 hộ đối ứng tiền nhưng chưa đổ vật liệu làm nhà).

Ông Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô cho biết: Đối với 13 hộ đối ứng tiền nhưng chưa đổ vật liệu làm nhà, hiện nay bà Y Phím đã trả xong tiền cho 13 hộ. Đối với 5 hộ xây dang dở, hiện nay bà Y Phím và bà Nguyễn Thị Kim Thảo đã trả xong cho 4 hộ; còn một hộ ông A Đưng thì bà Nguyễn Thị Kim Thảo hứa sẽ hoàn thiện xây xong “nhà tình thương” cho gia đình trước ngày 15/6/2025. Như vậy, 17 hộ đã được trả với số tiền 238 triệu đồng.

Thay đổi thông tin người nhận chuyển nhượng đất

Cũng theo báo cáo số 109, ngày 13/5/2025 của UBND xã Đăk Trăm “báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh vụ việc báo chí phản ánh”, hiện nay có 7 hộ được bà Nguyễn Thị Kim Thảo và bà Phím hỗ trợ xây dựng nhà ở đã chuyển nhượng đất rẫy, diện tích khoảng 10,3ha. “Bà Y Phím là người nhận chuyển nhượng đất rẫy của các hộ dân, bà Nguyễn Thị Kim Thảo không liên quan và không phải là người nhận chuyển nhượng đất rẫy của các hộ dân…”.

Theo các hộ dân thôn Tê Pên, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô cho biết thì diện tích đất rẫy đã được chuyển nhượng cho những người khác ở Tp. Hồ Chí Minh
Theo các hộ dân thôn Tê Pên, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô cho biết thì diện tích đất rẫy đã được chuyển nhượng cho những người khác ở Tp. Hồ Chí Minh

Diện tích đất rẫy và số hộ dân chuyển nhượng đất rẫy có sự thay đổi; đặc biệt, người nhận chuyển nhượng đất rẫy của các hộ dân giờ là bà Y Phím, chứ bà Nguyễn Thị Kim Thảo không liên quan. Như vậy, báo cáo số 109 của UBND xã Đăk Trăm đã “quay xe” so với các báo cáo trước đây của chính UBND xã Đăk Trăm và UBND huyện Đăk Tô.

Cụ thể, theo báo cáo số 41, ngày 17/2/2025 của UBND xã Đăk Trăm “báo cáo kết quả xác minh đơn tố cáo của cộng đồng dân cư thôn Tê Pên, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum” thì có 09 hộ xây dựng xong nhà, đưa vào sử dụng đã chuyển nhượng đất rẫy cho bà Y Phím và bà Nguyễn Thị Kim Thảo, với diện tích khoảng 11ha.

Tương tự, báo cáo số 102, ngày 31/3/2025 của UBND huyện Đăk Tô “báo cáo kết quả xử lý, giải quyết đơn tố cáo của cộng đồng dân cư thôn Tê Pen, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô” do Chủ tịch UBND huyện Đăk Tô ký và gửi các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum cũng nêu rõ: Có 09 hộ xây dựng xong nhà, đưa vào sử dụng, đã chuyển nhượng đất rẫy cho bà Y Phím và bà Nguyễn Thị Kim Thảo, với diện tích khoảng 11ha.

Báo cáo số 102, ngày 06/5/2025 của UBND xã Đăk Trăm “báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh vụ việc báo chí phản ánh” thì có 10 hộ xây dựng xong nhà, đưa vào sử dụng, đã chuyển nhượng đất rẫy cho bà Y Phím và bà Nguyễn Thị Kim Thảo, với diện tích khoảng 13,77ha.

Anh A Phú, thôn Tê Pên, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô chỉ về khu đất mà trước đây anh đã chuyển nhượng thông qua bà Y Phím
Anh A Phú, thôn Tê Pên, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô chỉ về khu đất mà trước đây anh đã chuyển nhượng thông qua bà Y Phím

Sự “bất nhất” trong báo cáo về người nhận chuyển nhượng đất, số người dân chuyển nhượng đất, diện tích đất chuyển nhượng, ông Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô giải thích: Báo cáo trước đó có 10 người chuyển nhượng đất rẫy, nhưng nay kiểm tra lại thì có 3 hộ bán đất rẫy không liên quan đến đối ứng tiền làm nhà nên xã không đưa vào báo cáo, chỉ còn 7 hộ. Cũng qua làm việc thì mấy hộ cho biết chuyển nhượng đất đều qua bà Y Phím, nhận tiền bán đất và đóng tiền đối ứng cũng cho bà Y Phím, nên xã báo cáo lại là bà Y Phím nhận chuyển nhượng đất. Còn việc của bà Y Phím và bà Nguyễn Thị Kim Thảo như thế nào thì xã không có làm việc để làm rõ vấn đề đó.

Vậy ai mới thực sự là người nhận chuyển nhượng đất rẫy của các hộ dân được hỗ trợ xây dựng “nhà tình thương”. Liệu có khuất tất gì trong vấn đề này? Câu hỏi này xin chuyển đến các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum.  

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ (Bài 4)

Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ (Bài 4)

Việc hỗ trợ xây dựng “nhà tình thương” do bà Nguyễn Thị Kim Thảo (đại diện doanh nghiệp K. Ngọc) và bà Y Phím không chỉ gói gọn trong địa bàn xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô mà còn lan rộng đến địa bàn huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), nơi có hơn 95% đồng bào DTTS sinh sống. Điều mà người dân mong muốn hiện nay là các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum vào cuộc quyết liệt để làm sáng tỏ vấn đề, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người dân, nhất là người đồng bào DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch nước Lương Cường dự lễ khánh thành bến cảng container quốc tế tại Hải Phòng

Chủ tịch nước Lương Cường dự lễ khánh thành bến cảng container quốc tế tại Hải Phòng

Thời sự - PV - 22 phút trước
Chiều 13/5, tại Hải Phòng, Chủ tịch nước Lương Cường dự Lễ khánh thành bến cảng container quốc tế số 3 và 4 Lạch Huyện-Cảng Hải Phòng, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thành phố Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2025).
Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Nền văn hóa tôn vinh người trí thức (Bài 3)

Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Nền văn hóa tôn vinh người trí thức (Bài 3)

Phóng sự - Vàng Ni - Vân Long - 1 giờ trước
Khi con chữ Nôm đã ghi lại trọn vẹn tri thức, việc học không còn là chuyện riêng của mỗi cá nhân. Với người Dao, học không chỉ để biết chữ mà có tri thức để gánh vác. Hiện nay, những người học cao hiểu rộng như thầy thuốc, thầy cúng được công nhận… dần trở thành điểm tựa vững chãi cho cộng đồng. Họ được nhắc tên với sự kính trọng, được gửi trọn niềm tin như những thư viện, bệnh xá sống bảo vệ người dân. Cứ thế, chẳng biết từ bao giờ, người Dao đã âm thầm bồi đắp nên một nền văn hóa tôn vinh người trí thức với muôn hình vạn trạng, bằng những món quà và cả sự thầm lặng tinh tế, bền bỉ như ước ao ngọn đèn chủ mãi rực sáng Lễ Cấp sắc.
Quảng Nam tạo

Quảng Nam tạo "bứt phá" về giảm nghèo: Tăng cường đầu tư công trình dân sinh, sinh kế ở vùng cao (Bài 1)

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Trong những năm qua, Quảng Nam đã tăng cường phát huy các nguồn lực, nhất là các nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ sinh kế cho người dân, xây dựng cơ sở hạ tầng, góp phần giúp cho đời sống người dân vùng cao ngày càng khởi sắc. Đến nay, bộ mặt kinh tế - xã hội ở nhiều huyện, xã vùng cao đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Bộ Y tế thu hồi công bố 18 sản phẩm bảo vệ sức khỏe của Abbott Healthcare Việt Nam

Bộ Y tế thu hồi công bố 18 sản phẩm bảo vệ sức khỏe của Abbott Healthcare Việt Nam

Tin tức - Anh Trúc - 2 giờ trước
Bộ Y tế thu hồi hiệu lực công bố 18 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty TNHH Abbott Healthcare Việt Nam.
Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Các hộ xây dựng nhà dang dở được hoàn trả tiền (Bài 5)

Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Các hộ xây dựng nhà dang dở được hoàn trả tiền (Bài 5)

Pháp luật - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Sau khi Báo Dân tộc và Phát triển có loạt bài phản ánh: Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, xử lý nội dung mà Báo đã phản ánh. Với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, đến nay, các hộ dân có “nhà tình thương” đang làm dang dở ở xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô đã được hoàn trả lại tiền đối ứng và tiền làm hồ sơ.
Lễ hội cầu ngư Rằm tháng Tư

Lễ hội cầu ngư Rằm tháng Tư

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 12/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội cầu ngư Rằm tháng Tư. Chùa Viên Giác - Dấu ấn chùa cổ ở Bến Tre. Người cất mật ngọt trên đất Hợp Thành. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Chuẩn bị công tác xây dựng cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Bình Định: Chuẩn bị công tác xây dựng cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Ông Phạm Anh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa ký văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính về việc thống nhất làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án thành phần 1, thuộc Dự án Đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku, đoạn qua địa bàn tỉnh.
Lễ hội cầu ngư Rằm tháng Tư

Lễ hội cầu ngư Rằm tháng Tư

Media - BDT - 3 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 12/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội cầu ngư Rằm tháng Tư. Chùa Viên Giác - Dấu ấn chùa cổ ở Bến Tre. Người cất mật ngọt trên đất Hợp Thành. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ ủng hộ thỏa thuận thương mại cùng có lợi

Thủ tướng đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ ủng hộ thỏa thuận thương mại cùng có lợi

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Sáng 13/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với đại diện cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam để lắng nghe, giải quyết các vướng mắc, đề xuất giải pháp thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ.
Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Chữ Nôm Dao - làm mới để đồng hành cùng dân tộc (Bài 2)

Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Chữ Nôm Dao - làm mới để đồng hành cùng dân tộc (Bài 2)

Phóng sự - Vàng Ni - Vân Long - 4 giờ trước
Vượt qua vai trò lưu giữ những điều hay, lẽ đẹp phục vụ cuộc sống, bộ chữ Nôm như một cách ghi lại những tinh túy văn hóa của đồng bào Dao. Bộ chữ ấy không nằm yên trong sách vở, mà trở thành nền móng cho một hệ thống đào tạo truyền thống quy củ, chặt chẽ và giàu bản sắc. Nó vượt khỏi vai trò tư liệu, trở thành hơi thở của tinh thần hiếu học ăn sâu trong tâm khảm mỗi người, dẫn họ bước vào hành trình tri thức của chính mình, dù cho có từng tiếp xúc với con chữ Nôm hay không.
Phát hiện loài hoa dơi đen thực vật quý hiếm ở Sơn La

Phát hiện loài hoa dơi đen thực vật quý hiếm ở Sơn La

Tin tức - Minh Nhật - 4 giờ trước
Vừa qua, Ban Quản lý rừng đặc dụng phòng hộ Sốp Cộp (Sơn La) đã phát hiện loài hoa dơi đen thực vật quý hiếm, trong chuyến khảo sát hệ thực vật tại khu rừng đặc dụng Sốp Cộp, địa phận xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.