Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Nam: Nhiều hộ dân thu nhập hàng trăm triệu đồng từ nuôi dúi

T.Nhân-H.Trường - 07:36, 21/03/2024

Những năm gần đây, mô hình nuôi dúi ở huyện Đại Lộc (Quảng Nam) phát triển mạnh. Nhiều người từ trồng lúa nước, làm nương rẫy sau khi được tập huấn mô hình nuôi dúi đã mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng trại để nuôi. dúi. Chỉ sau một thời gian ngắn, nhiều hộ đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Mạnh dạn đầu tư, anh Huỳnh Lê Việt thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ việc nuôi dúi thương phẩm và dúi giống
Mạnh dạn đầu tư, anh Huỳnh Lê Việt thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ việc nuôi dúi thương phẩm và dúi giống

Anh Tô Văn Bình, xã Đại Chánh, huyện Đại Lộc, là một trong những người đang sở hữu số lượng dúi thương phẩm và dúi giống sinh sản lớn trên địa bàn huyện. Anh cho biết, để có được cơ ngơi với hàng trăm con dúi như bây giờ, bắt nguồn từ sự tình cờ từ năm 2017. Thời điểm đó, anh được một người quen tặng 1 con dúi để về nuôi chơi cho vui. Tuy nhiên, qua thời gian chăm sóc và thuần dưỡng, anh nhận thấy dúi là loài vật dễ nuôi, nhanh lớn và có khả năng phát triển kinh tế cao.

“Thấy dúi phát triển nhanh, tôi quyết tâm đầu tư chuồng trại để nuôi số lượng lớn. Thời gian ban đầu hơi khó khăn, vì mình không rành về kỹ thuật chăm sóc nên một số con bị bệnh, thậm chí bị chết. Tuy nhiên, nhờ học hỏi trên các trang mạng và sự hỗ trợ của bàn bè nên dần khắc phục được. Đến nay, đàn dúi sinh sản tốt, đầu ra ổn định nên thu nhập cũng khá tốt”, anh Bình chia sẻ.

Thức ăn của dúi chủ yếu là tre, mía, bắp, cỏ. Mỗi ngày, anh Bình không mất quá nhiều công chăm sóc, buổi sáng dậy đi kiểm tra tình hình chuồng trại, cho ăn bắp. Buổi chiều mát, anh đi chặt tre, mía về cho chúng ăn. Anh chỉ mất một ít thời gian theo dõi những con dúi đến thời gian giao phối và sinh sản. Những con dúi giống sau thời gian chăm sóc khoảng 7 tháng bắt đầu sinh sản. Bình quân mỗi con dúi sinh sản từ 1-5 con.

Theo anh Bình, dúi là con vật mang lại giá trị kinh tế cao, chi phí thức ăn thấp, công chăm sóc ít, so với các loại vật nuôi khác thì hiệu quả rất cao. Hiện nay, trại dúi của anh Bình dao động khoảng 300-500 con, mỗi năm mang về cho anh từ 120-150 triệu đồng từ việc bán dúi thịt và dúi giống. 

Ngoài việc phát triển trang trại của mình, anh Bình sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho những hộ dân có nhu cầu về thả nui dúi để cải thiện thu nhập cho gia đình.

Anh Huỳnh Lê Việt, xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc từng học chuyên ngành công nghệ thông tin, nhưng lại chọn khởi nghiệp bằng nghề nuôi dúi và đã thành công. Hiện anh Hiệp đang sở hữu trại dúi với hơn 300 con, trong đó hơn 100 cặp là dúi sinh sản.

Anh khởi nghiệp từ năm 2020, với vốn liếng ban đầu là vài cặp dúi sinh sản. Sau thời gian chăm sóc, anh thấy việc nuôi dúi mang lại hiệu quả kinh tế nên đã mạnh dạn đầu tư 100 triệu đồng để mở rộng trang trại, sắm máy móc để phục vụ cho trại nuôi.

Anh Việt cho biết: Nuôi dúi sinh sản phải đảm bảo các yếu tố như: kỹ thuật nuôi, môi trường sống, cơ sở vật chất và đầu ra sản phẩm. Khâu quản lý trại nuôi cũng được số hóa, thể hiện ở việc ứng dụng công nghệ thông tin vào khâu quản lý đàn vật nuôi, vòng đời, vòng sinh sản, yếu tố phả hệ của dúi. Dúi nuôi ở trại được theo dõi hồ sơ, xuất bán theo ô, ngay cả việc cho ghép đôi giữa con đực và cái cũng được theo dõi chặt chẽ, khoa học.

“Để nuôi dúi sinh sản, trước hết chú trọng về chuồng nuôi, địa điểm nuôi cần yên tĩnh, chuồng nên tránh ánh sáng trực tiếp. Chuồng nuôi bên trong tô xi măng thật láng hoặc ốp gạch men, nền bê tông hoặc lát gạch, mỗi ô chuồng dùng cho 1 con. Dúi có tuổi đời trung bình khoảng 6 năm, mỗi năm đẻ khoảng 3 - 4 lần, 3 - 5 con/lần đẻ. Dúi trưởng thành có trọng lượng đạt 1 ký trở lên có giá bán 2,5 - 3 triệu đồng/cặp giống” anh Việt chia sẻ thêm.

Từ sự hỗ trợ của Tổ hợp tác Chăn nuôi dúi Đại Lộc, anh Huỳnh Lê đã mở rộng mô hình chăn nuôi và có thu nhập cao từ dúi
Từ sự hỗ trợ của Tổ hợp tác Chăn nuôi dúi Đại Lộc, anh Huỳnh Lê đã mở rộng mô hình chăn nuôi và có thu nhập cao từ dúi

Trầy trật mãi với nhiều nghề, nhưng cuộc sống của anh Huỳnh Lê, xã Đại Tân, huyện Đại Lộc vẫn rất khó khăn. Trong một lần tình cờ, anh được người bạn là thành viên trong Tổ hợp tác Chăn nuôi dúi Đại lộc giới thiệu về mô hình này, anh cảm thấy thích thú và bắt đầu tìm hiểu. Thời gian đầu lận đận, bởi kinh nghiệm ít ỏi, nhiều cặp giống anh mang về nuôi cũng bị bệnh, thậm chí có con chết. Không nản chí, anh tiếp tục trao đổi cùng bạn bè từ khắp nơi, và mạnh dạn đầu tư mô hình trang trại nuôi dúi Đến nay, anh đã sở hữu trong tay gần 300 con dúi, trong đó có khoảng 100 con dúi sinh sản.

Theo anh Lê, để có được mô hình nuôi dúi thành công như ngày hôm nay, ngoài sự nỗ lực của bản thân, thì còn sự hỗ trợ rất lớn từ Tổ hợp tác Chăn nuôi dúi Đại Lộc, trong đó anh Huỳnh Thế Toàn, Bí thư Huyện đoàn Đại Lộc làm Tổ trưởng. Ngoài việc được hỗ trợ về kỹ thuật nuôi dúi, các thành viên trong Tổ như anh được chia sẻ nhiều kinh nghiệm hay về phương pháp chăm sóc và điều trị khi dúi mắc bệnh. 

"Các thành viên trong tổ còn chia sẻ nhau về cách phối giống làm sao cho hiệu quả, động viên để nhiều người có nghị lực cùng làm giàu. Ước tính, mỗi năm, gia đình thu nhập khoảng hơn 100 triệu đồng từ bán dúi thương phẩm và dúi giống", anh Lê cho hay.

Mô hình nuôi dúi thương phẩm và dúi giống giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu
Mô hình nuôi dúi thương phẩm và dúi giống giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu

“Tôi may mắn được Tổ hợp tác chỉ vẽ kinh nghiệm, nên mới bước đầu được thành công như ngày hôm nay. Tôi thấy nuôi dúi so với làm nông lúa nước thì thu nhập cao hơn nhiều, công bỏ ra ít hơn. Với kinh nghiệm chăm sóc dúi của tôi, hiện nay có thể nói là tạm ổn, nếu người nào muốn khởi nghiệp từ mô hình này thì chúng tôi sẵn sàng liên kết, hỗ trợ về kỹ thuật để cùng nhau phát triển”, anh Lê chia sẻ.

Được giới thiệu, chúng tôi tìm gặp anh Huỳnh Thế Toàn, Bí thư Huyện đoàn Đại Lộc. Anh Toàn cho biết, năm 2018, khi còn là cán bộ Huyện đoàn, anh đã đầu tư nuôi dúi để có thêm thu nhập. Một năm sau đó, mô hình phát triển và mang lại cho anh thu nhập ổn định. 

Với mong muốn giúp đỡ nhiều thanh niên cùng phát triển về kinh tế, năm 2019, anh đã đứng ra liên kết với 5 hộ dân nuôi dúi khác trên địa bàn, hình thành Tổ hợp tác Chăn nuôi dúi Đại Lộc, riêng quy mô trại nuôi của anh tại thời điểm đó có hơn 150 con dúi giống và dúi thịt.

Đến nay, Tổ hợp tác Chăn nuôi dúi Đại Lộc đã có 14 thành viên, trong đó nhiều hộ đã thành công với trang trại dúi đến vài trăm con và có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Chính quyền địa phương kỳ vọng, mô hình nuôi dúi sẽ ngày càng được lan rộng và nhiều người được tiếp cận, được hỗ trợ về kinh nghiệm, kỹ thuật để khởi nghiệp vươn lên làm giàu.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.
Tin nổi bật trang chủ
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng (thực hiện) - 1 giờ trước
Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích…Xung quanh vấn đề này Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.
Huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) khánh thành Chợ trung tâm Phja Đén và đón bằng công nhận cây di sản

Huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) khánh thành Chợ trung tâm Phja Đén và đón bằng công nhận cây di sản

Xã hội - Minh Thu - 2 giờ trước
UBND huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng vừa tổ chức lễ khánh thành Chợ phiên Phja Đén; công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng về công nhận làng nghề miến dong Phja Đén, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình và đón Bằng công nhận cây di sản Việt Nam.
Quỳ Châu (Nghệ An): Kết quả tích cực từ giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Quỳ Châu (Nghệ An): Kết quả tích cực từ giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Pháp luật - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Trong những năm gần đây, tình trạng tảo hôn ở huyện miền núi Quỳ Châu (Nghệ An) đã liên tục giảm nhanh. Nếu trong năm 2020, toàn huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có 30 trường hợp tảo hôn, thì đến năm 2024 (tính đến 20/11) toàn huyện chỉ ghi nhận 1 trường hợp tảo hôn.
Tu Mơ Rông (Kon Tum): “An cư lạc nghiệp” nhờ chính sách cho vay xây dựng nhà ở

Tu Mơ Rông (Kon Tum): “An cư lạc nghiệp” nhờ chính sách cho vay xây dựng nhà ở

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Thực hiện Nghị định số 28/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã triển khai cho hơn 1.233 hộ đồng bào DTTS vay để sửa chữa và xây dựng nhà ở kiên cố. Qua đó, giúp đồng bào DTTS an cư và yên tâm lao động sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo.
Ông Vi Văn Sơn, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An: Tăng cường công tác tham mưu quản lý, điều hành tổ chức hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Ông Vi Văn Sơn, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An: Tăng cường công tác tham mưu quản lý, điều hành tổ chức hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - An Yên - 4 giờ trước
Thực hiện giai đoạn I: từ 2021-2025 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các linh vực đời sống, kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng... Ông Vi Văn Sơn, Tỉnh ủy viên, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về thành quả, định hướng trong công tác điều hành, quản lý, tổ chức triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 trong giai đoạn tiếp theo.
Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn

Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia. Ðà Lạt: Phá rừng trái pháp luật gia tăng. Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thái Nguyên: Chú trọng công khai đảm bảo chất lượng con giống hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo

Thái Nguyên: Chú trọng công khai đảm bảo chất lượng con giống hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 6 giờ trước
Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao thực hiện 2 dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo tại các huyện Phú Bình và Đại Từ. Để đảm bảo chất lượng, công khai nguồn cung cấp con giống hỗ trợ sinh kế cho các hộ, trước khi đưa bò giống đến tay bà con, Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức cho tất cả đối tượng được hưởng lợi đến tham quan, chọn lựa tại các cơ sở giống có uy tín.
Tỉnh Quảng Trị có nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên

Tỉnh Quảng Trị có nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên

Xã hội - Minh Thu - 6 giờ trước
Nghiệp đoàn cơ sở nghề cá thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh là nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên tại tỉnh Quảng Trị vừa được thành lập với 60 thành viên.
Chuyện ở thung lũng nóc Ông Đến

Chuyện ở thung lũng nóc Ông Đến

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Nóc Ông Đến là tên người dân gọi thân thương về nơi ở của mình. Còn gọi theo tên hành chính là tổ 4, thuộc thôn 2, xã Trà Giang, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Nóc Ông Đến như một một thung lũng nằm biệt lập giữa rừng xanh, nơi đây có 14 nóc nhà, với hơn 60 nhân khẩu là đồng bào Co sinh sống hòa mình với núi rừng.
Nghệ sĩ Lê Thanh Phong - “Hoàng tử ví dặm” được nhận Bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Nghệ sĩ Lê Thanh Phong - “Hoàng tử ví dặm” được nhận Bằng khen của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tin tức - Việt Hà - 8 giờ trước
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa tặng Bằng khen cho nghệ sĩ Lê Thanh Phong vì những đóng góp trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.
Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Quyết sách giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Nam phát triển bền vững

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 8 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng DTTS và miền núi của tỉnh.