Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hợp tác xã dệt thổ cẩm giúp phụ nữ Ê Đê thoát nghèo

Hoàng Thùy - 22:02, 01/11/2023

Không chỉ bảo tồn bản sắc văn hóa, Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông, xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk còn tạo công ăn việc làm cho phụ nữ, mang đến thu nhập ổn định, giúp hàng chục hộ gia đình từng bước thoát nghèo.

Bà H’Yam Bkrông, Gám đốc HTX dệt thổ cẩm Tơng Bông giới thiệu sản phẩm của HTX
Bà H’Yam Bkrông, Gám đốc HTX dệt thổ cẩm Tơng Bông giới thiệu sản phẩm của HTX

Tạo việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ

Trước đây, cuộc sống của gia đình bà H’Tuyết Êban (SN 1980) ở buôn Tơng Jú, xã Ea Kao thuộc diện khó khăn. Gia đình có vài sào cà phê già cỗi, năng suất thấp, bà phải đi làm thuê trang trải cuộc sống.

Tham gia học nghề dệt thổ cẩm, rồi gắn bó với Hợp tác xã (HTX) từ những ngày đầu thành lập, gia đình bà đã có cuộc sống ổn định hơn. Bà H’Tuyết chia sẻ: Ngày nhỏ mình được mẹ dạy dệt thổ cẩm, mình rất thích. Nhưng lớn lên, cuộc sống gia đình khó khăn, sản phẩm thổ cẩm cũng chủ yếu để phục vụ gia đình chứ không bán được. Tham gia HTX dệt thổ cẩm Tơng Bông để nâng cao tay nghề và tìm đầu ra sản phẩm, mình có thu nhập ổn định. Mình đã giao việc nương rẫy cho chồng để tập trung dệt các sản phẩm thổ cẩm cho khách. Để đa dạng sản phẩm, mình còn học thêm nghề may, ban ngày thì đứng may, tối đến dệt thổ cẩm. Biết dệt thổ cẩm, biết may, mình vừa có công việc yêu thích phù hợp với sức khỏe, vừa giữ được nghề truyền thống của dân tộc và có thu nhập ổn định. Cuộc sống của gia đình mình ngày càng đầy đủ hơn.

Là thành viên trẻ nhất của HTX Dệt thổ cẩm Tơng Bông, chị H’Phê Đê Bkrông (SN 1999) tự hào khi giữ được nghề truyền thống của dân tộc mình và có kinh phí trang trải cuộc sống. Chị H’Phê bảo: Mình được học dệt tại gia đình từ khi còn nhỏ, biết dệt năm 16 tuổi. Tham gia HTX Dệt thổ cẩm Tơng Bông đã giúp mình có tiền trang trải học hành suốt mấy năm qua. Bây giờ mình đã tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk, mình vẫn dệt để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình.

Thành viên HTX hoàn thiện các sản phẩm trang phục truyền thống
Thành viên HTX hoàn thiện các sản phẩm trang phục truyền thống

Khi mới thành lập chỉ có 10 người tham gia, đến nay HTX đã có 45 thành viên. Các thành viên làm việc tập trung tại HTX với mức lượng cố định từ 4 - 5 triệu đồng/tháng, còn những người dệt thủ công bằng khung gỗ tại nhà thì trả công theo sản phẩm, thu nhập tối thiểu cũng được gần 3 triệu đồng/tháng. Với mức thu nhập ổn định từ HTX cùng với phát triển kinh tế gia đình đã giúp cho các thành viên tăng thêm thu nhập, vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, đồng thời giữ gìn được nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình. Từ đa phần xã viên là hộ nghèo, nay HTX chỉ còn 2 xã viên thuộc diện nghèo.

20 năm, một hành trình

Trải qua bao gian nan, HTX đã từng bước đứng lên, khẳng định được vị thế của mình, tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều phụ nữ dân tộc Ê Đê trong các buôn làng, giúp họ thoát cảnh đói nghèo, ổn định cuộc sống.

Nhớ lại những ngày đầu thành lập, bà H’Yam Bkrông, Giám đốc HTX dệt thổ cẩm Tơng Bông chia sẻ: Hồi đó, tôi làm cán bộ phụ nữ buôn, phụ trách việc đi thuê mượn trang phục truyền thống mỗi khi chương trình văn hóa, văn nghệ, nhưng trang phục truyền thống mới rất ít. Phụ nữ trong buôn hầu như đã bỏ nghề dệt, nhiều người hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn. Quyết tâm khôi phục nghề dệt vừa để con cháu sau này biết về văn hóa dân tộc mình, vừa giúp phụ nữ có thêm thu nhập, năm 2003 tôi thành lập HTX, rồi đến các buôn trong xã vận động những phụ nữ có tay nghề tham gia hỗ trợ. Được nghệ nhân trong vùng tích cực truyền nghề, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh hỗ trợ vốn mua nguyên liệu, khung dệt… Vừa học hỏi, vừa đúc rút kinh nghiệm, HTX dệt thổ cẩm Tơng Bông dần phát triển.

Từ 10 thành viên ban đầu, đến nay, HTX đã có 45 thành viên. Không chỉ dệt sản phẩm thổ cẩm, HTX còn nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm bằng việc cắt may. Vì thế, sản phẩm của HTX ngày càng phong phú và có quy trình sản xuất khép kín từ khâu dệt, may, thêu hoàn thiện sản phẩm. Với mẫu mã đa dạng như y phục nam nữ, túi xách, cà - vạt, khăn trải bàn, túi đựng hạt thơm, gối tựa lưng, áo dài, quần áo trẻ em… sản phẩm của HTX được nhiều người trong và ngoài tỉnh sử dụng.

Phụ nữ Ê Đê trong các buôn xã Ea Kao có thu nhập ổn định từ nghề dệt
Phụ nữ Ê Đê trong các buôn xã Ea Kao có thu nhập ổn định từ nghề dệt

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng, giá thành sản phẩm vừa phải, cạnh tranh được với thổ cẩm của các dân tộc khác, năm 2016 - 2017, HTX dệt thổ cẩm Tơng Bông đã mạnh dạn vay vốn đầu tư thêm 5 máy dệt và các máy xếp sợi, máy cuộn thoi, máy cuộn sợi… phục vụ sản xuất, nhưng vẫn giữ nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Ê Đê. Nhờ đó, sản phẩm của HTX có chỗ đứng, đầu ra ổn định tại thị trường trong và ngoài tỉnh. Hiện, sản phẩm của HTX được lựa chọn trưng bày tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Nỗ lực tìm kiếm, mở rộng thi trường, tích cực tham gia các hoạt động kết nối, giới thiệu sản phẩm thổ cẩm của HTX, 2 năm gần đây, du khách trong và ngoài tỉnh tìm đến không chỉ mua sản phẩm thổ cẩm mà còn trải nghiệm đời sống văn hóa của dân tộc Ê Đê, sản phẩm thổ cẩm của HTX cũng được biết đến nhiều hơn.

Ngoài nghề dệt thổ cẩm truyền thống, tận dụng những lợi thế của địa phương về phát triển du lịch, HTX dệt thổ cẩm Tơng Bông còn xây dựng trang trại nuôi gà, lợn thả vườn. Hiện, HTX mạnh dạn đầu tư xây dựng khu du lịch cộng đồng trên địa bàn buôn Tơng Jú với 3 nhà sàn trưng bày nhạc cụ, vật dụng lao động sản xuất, dụng cụ dệt vải, dụng cụ săn bắt của đồng bào Ê Đê. Khách du lịch đến đây vừa được thực hành dệt thổ cẩm, được tham quan trải nghiệm đời sống, xem nghệ nhân tạc tượng và được thưởng thức món ăn truyền thống, rượu cần của người Ê Đê do chính các thành viên tự làm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Hội thảo khoa học "Các nghiên cứu mới về Sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng"

Kon Tum: Hội thảo khoa học "Các nghiên cứu mới về Sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng"

Chiều 15/5, UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thảo khoa học "Các nghiên cứu mới về Sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng". Dự Hội thảo có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kon Tum Nguyễn Đức Tuy; lãnh đạo các Sở, ngành của tỉnh Kon Tum và các nhà khoa học trong cả nước.
Tin nổi bật trang chủ
Hà Giang: Triển khai thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính

Hà Giang: Triển khai thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính

Xã hội - Vũ Mừng - 11 phút trước
Công an tỉnh Hà Giang phối hợp với UBND huyện Bắc Quang và Công ty Genestory tổ chức chương trình thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính trên địa bàn tỉnh.
Kon Tum: Truy điệu và an táng 26 hài cốt liệt sỹ hi sinh tại Lào và Campuchia

Kon Tum: Truy điệu và an táng 26 hài cốt liệt sỹ hi sinh tại Lào và Campuchia

Trang địa phương - Ngọc Chí - 22 phút trước
Ngày 16/5, tại Nghĩa trang liệt sỹ huyện Ngọc Hồi, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum long trọng tổ chức Lễ viếng, truy điệu, an táng 26 hài cốt liệt sỹ hy sinh tại Lào và Campuchia được quy tập trong mùa khô năm 2024 - 2025. Tham dự buổi Lễ có đại diện Quân khu 5; các tỉnh Attapư, Sê Kông, Chămpasắc (Lào) và tỉnh Ratanakiri (Campuchia).
Hà Giang: Phát hiện, thu giữ hàng chục tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Hà Giang: Phát hiện, thu giữ hàng chục tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Pháp luật - Vũ Mừng - 33 phút trước
Tối 15/5, Công an tỉnh Hà Giang thông tin, Phòng Cảnh sát Kinh tế - Công an tỉnh vừa phát hiện liên tiếp 2 vụ vận chuyển thực phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.
Bình Định: Trưng bày hơn 1.500 tài liệu lưu trữ về “Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc”

Bình Định: Trưng bày hơn 1.500 tài liệu lưu trữ về “Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc”

Xã hội - T.Nhân - N.Triều - 39 phút trước
Nhằm chào mừng kỷ niệm 70 năm cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc tại Quy Nhơn (16/5/1955 - 16/5/2025), từ ngày 14 - 17/5, Trung tâm Lưu trữ lịch sử tỉnh Bình Định tổ chức trưng bày hơn 1.500 tài liệu lưu trữ với chủ đề “Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc” tại Trung tâm Hội nghị tỉnh.
Hà Giang: Thu lợi bất chính gần 3 tỷ đồng từ khai thác cát trái phép

Hà Giang: Thu lợi bất chính gần 3 tỷ đồng từ khai thác cát trái phép

Pháp luật - Vũ Mừng - 41 phút trước
Ngày 15/5, Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Hà Giang đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố 1 bị can về tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên” theo quy định tại khoản 2, Điều 227 Bộ luật Hình sự đối với Lê Văn Toàn, sinh năm 1987, trú tại thị trấn Vinh Quang, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.
Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhà thờ Trà Cổ - Điểm đến hấp dẫn nơi địa đầu Tổ quốc. Vẻ đẹp bình yên ở Hợp tác xã Sinh Dược. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Truyền thông Lào khẳng định những cống hiến vĩ đại cho dân tộc, nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Truyền thông Lào khẳng định những cống hiến vĩ đại cho dân tộc, nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thời sự - Minh Nhật - 3 giờ trước
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025), báo Pathet Lao và ấn phẩm điện tử của hãng Thông tấn xã Lào số ra ngày 15/5 đã đăng bài xã luận “Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”.
Đại sứ Ấn Độ cảm động khi chứng kiến người dân Việt Nam tới chiêm bái Xá lợi Đức Phật

Đại sứ Ấn Độ cảm động khi chứng kiến người dân Việt Nam tới chiêm bái Xá lợi Đức Phật

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - 4 giờ trước
Theo thống kê sơ bộ cho thấy, đã có khoảng 1,8 triệu người Việt đến chiêm bái Xá lợi Đức Phật trong những ngày ở TP. Hồ Chí Minh; 125.000 người đến chiêm bái Xá lợi Đức Phật trong 4 ngày ở núi Bà Đen (Tây Ninh). Còn tại Hà Nội, lượng người đến chùa Quán Sứ chiêm bái Xá lợi Đức Phật quá đông, Ban Tổ chức đã phải mở cửa xuyên đêm để phục vụ nhu cầu của bà con.
Hội thi văn hóa Raglay và văn nghệ dân gian tại Ninh Thuận

Hội thi văn hóa Raglay và văn nghệ dân gian tại Ninh Thuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 5 giờ trước
Tối 15/5, tại xã Phước Đại, UBND huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thi Văn hóa Raglay và văn nghệ dân gian. Đây là chuỗi hoạt động nằm trong chương trình Lễ hội Văn hóa Raglay huyện Bác Ái lần thứ III- năm 2025. Tham gia Hội thi có gần 200 nghệ nhân và diễn viên không chuyên đến từ 9 xã trên địa bàn huyện: Phước Bình, Phước Hòa, Phước Tân, Phước Tiến, Phước Đại, Phước Chính, Phước Thắng, Phước Thành.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Thái Lan tham quan triển lãm sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Thái Lan tham quan triển lãm sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Chiều tối 15/5, tại Trụ sở Chính phủ, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cùng Thủ tướng Thái Lan tham quan triển lãm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025

Thời sự - An Yên - 6 giờ trước
Hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), tối 15/5, UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với Bộ Công an; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức trọng thể khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025 và khánh thành công trình tượng đài "Bác Hồ về thăm quê" tại Nghệ An.