Ngày 27/9, Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Buôn Ma Thuột - Hội nhập và Phát triển” năm 2023 tổ chức Lễ trao giải và khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk hội nhập và phát triển”. Tham dự buổi lễ có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể và nhiều tác giải tham gia cuộc thi.
Ngày 22/9, tại Hà Nội, nhân dịp Tết Trung thu truyền thống, Ban quản lý phố cổ Hà Nội phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức trưng bày tài liệu và hiện vật với chủ đề “Sắc màu Trung thu xưa”.
Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 120 năm du lịch Sa Pa và chào mừng 65 năm Bác Hồ lên thăm Lào Cai; chiều 22/9, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội thảo khoa học “Sa Pa- hành trình từ Trạm nghỉ dưỡng đến khu du lịch Quốc gia”. Tham dự Hội thảo có đại biểu Cục Du lịch Việt Nam, Hội quy hoạch phát triển Việt Nam, các nhà khoa học; lãnh đạo thị xã Sa Pa (trước đây là huyện Sa Pa) qua các thời kỳ.
Cùng với cồng chiêng, sử thi (đồng bào Ê Đê gọi là klei khan) là di sản văn hóa đặc trưng của các dân tộc Tây Nguyên. Xu hướng phát triển của cuộc sống hiện đại, những đêm khan huyền thoại dần vắng bóng. Trước thực trạng đó, chính quyền và các nghệ nhân ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đã nỗ lực tìm nhiều giải pháp để níu giữ những đêm khan ở lại với buôn làng.
Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải Chung kết cấp vùng khu vực miền Trung, cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp" năm 2023 tại Tp. Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên). Trong đó, Dự án “Làng văn hóa du lịch Gia Rai xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh” của chị H’Uyên Niê (thôn Ia Lốk, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã xuất sắc giành giải Nhất.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2005. Đến nay, cùng với các tỉnh Tây Nguyên, những Nghệ nhân Ưu tú dân gian trên khắp các buôn làng tỉnh Gia Lai không chỉ nỗ lực bảo tồn mà còn đưa cồng chiêng Tây Nguyên ra thế giới.
Dân tộc Cơ Tu cư trú chủ yếu ở các huyện vùng cao biên giới của tỉnh Quảng Nam như: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang. Một bộ phận nhỏ người Cơ Tu sinh sống ở các huyện Nam Đông, A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế và huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng. Trên lãnh thổ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, người Cơ Tu sống tập trung ở huyện Ka Lum và Thông Vai, tỉnh Sê Kông, huyện Lau Ngam thuộc tỉnh Salavan với dân số khoảng 30.000 người. Người Cơ Tu ở Việt Nam và ở Lào hiện vẫn bảo lưu nhiều vốn văn hóa truyền thống đặc sắc, tiêu biểu là nghề dệt thổ cẩm.
Được tổ chức từ ngày ngày 28/9 đến 2/10, tại Quảng trường Bông lúa (phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái), Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Yên Bái năm 2023 gồm 15 hoạt động, trong đó 2 hoạt động quy mô cấp tỉnh và 13 hoạt động do thị xã Nghĩa Lộ tổ chức.
Trong 2 ngày 11 - 12/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai sẽ diễn ra Festival văn hóa cồng chiêng năm 2023 với Chủ đề “Gia Lai - Những sắc màu văn hóa". Tham gia Festival dự kiến có khoảng 1.000 nghệ nhân DTTS đến từ 17 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và các tỉnh Tây Nguyên.
Tại TP. Đà Nẵng - một đô thị lớn ở khu vực miền Trung có cộng đồng DTTS quần tụ ngay sát ngoại thành. Đó là cộng đồng người Cơ Tu cư trú ở 3 thôn: Phú Túc (xã Hòa Phú), Giàn Bí và Tà Lang (xã Hòa Bắc), huyện Hòa Vang. Điều đặc biệt là đồng bào Cơ Tu nơi đây vẫn giữ gìn được những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc mình trước những thách thức giao lưu, biến đổi và hội nhập của xã hội.
Ở xã Xuân Giang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, dân tộc Tày chiếm 80% số dân trên địa bàn. Một trong những nét văn hóa độc đáo của dân tộc Tày ở đây là nghề đan nón lá.
Ngày 17/9 (tức mùng 3/8 năm Quý Mão), tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Cửa Ông, Tp. Cẩm Phả (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ khai hội Đền Cửa Ông. Mặc dù trời mưa, nhưng đông đảo người dân và du khách vẫn đến tham gia Lễ hội.
Ở khu vực biên giới Ia Lâu của huyện Chư Prông (Gia Lai), giáp ranh với Camphuchia, có đông đồng bào dân tộc Mường từ các tỉnh phía Bắc di cư theo diện kinh tế mới sinh sống. Đồng bào coi Tây Nguyên là quê hương thứ hai, họ cùng nhau đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa, góp phần tạo nên bức tranh đa sắc màu trên vùng đất biên giới này.
200 bức ảnh, hơn 60 trang phục truyền thống của đồng bào các DTTS cùng những câu chuyện thú vị và hiện vật đặc sắc trong cuộc hành trình khám phá vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam đã được nhiếp ảnh gia người Pháp Réhahn Croquevielle ghi lại trên hành trình khám phá vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam, hiện đã có mặt trên “bảo tàng số” Google Arts & Culture.
Sắc màu 54 -
Việt Hà - Mai Hương -
21:27, 15/09/2023 Trong kho tàng nghệ thuật của các DTTS ở Việt Nam, dân ca, dân vũ là loại hình diễn xướng dân gian và gắn liền với đời sống tinh thần của dân tộc. Đối với tỉnh Hòa Bình, việc bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các DTTS gắn với phát triển du lịch luôn được các cấp chính quyền tỉnh Hòa Bình quan tâm, đẩy mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế -văn hóa - xã hội một cách bền vững.
Huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên) là địa phương có đông đồng bào Mông sinh sống. Trải qua nhiều cuộc thiên di, đồng bào nơi đây vẫn kiên gan “bám đá” để làm nên bề dày lịch sử của một vùng đất và sản sinh ra những nét văn hóa truyền thống độc đáo. Về với Cao nguyên Tủa Chùa hôm nay, giữa tầng tầng, lớp lớp đá xám, âm thanh réo rắt của những cây khèn Mông vẫn có sức hút đặc biệt.
Ngày 14/9, Hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản tỉnh Đắk Lắk tổ chức Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản tỉnh Đắk Lắk năm 2023, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (21/9/1973 - 21/9/2023).
Dày công tìm hiểu từ thực tế, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Đắk Nông Y Thịnh ở Bon Jốc Ju, phường Nghĩa Trung, TP.Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đã cho ra mắt cuốn sách “Lịch sử văn hóa Mnông”. Tác phẩm mang tính khoa học sâu sắc, phản ánh tương đối đầy đủ về bản chất con người, lịch sử, văn hóa, xã hội của người Mnông từ trước đến nay.
Hoành Sơn Quan vốn là một địa danh lịch sử nổi tiếng, thế nhưng bây giờ di tích này đang xuống cấp, nằm hiu hắt trên con đường thiên lý Bắc - Nam. Hoành Sơn Quan đang chờ một cái “bắt tay lịch sử” của hai địa phương để đổi thay “thân phận” bị bỏ rơi của mình.
Sắc màu 54 -
L.Phương - N.Triều -
15:04, 11/09/2023 Sau 3 ngày diễn ra với nhiều hoạt động hấp dẫn, mang bản sắc đặc trưng của các dân tộc miền Trung, tối 10/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) cùng các đơn vị liên quan đã tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV, năm 2023. Đồng thời, trao Cờ đăng cai Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ V, năm 2026 cho tỉnh Khánh Hòa.