Lễ hội Cầu ngư vạn chài Nhơn Hải, Tp. Quy Nhơn (Bình Định) diễn ra từ ngày 11 đến 13 tháng Hai (âm lịch) hằng năm. Đây là Lễ hội gắn với tín ngưỡng dân gian thờ cúng cá voi mà ngư dân tôn kính gọi cá Ông (thần) Nam Hải. Đây là dịp để cư dân làng biển bày tỏ lòng tôn kính, biết ơn cá Ông; cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đánh bắt bội thu; đồng thời lưu giữ, trao truyền vốn văn hóa truyền thống của cha ông…
Chị Đàng Thị Lúa là nghệ nhân tiêu biểu của làng gốm Bàu Trúc, thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Sản phẩm gốm Chăm do chị Lúa chế tác có đường nét sắc sảo, hoa văn tinh tế, chất lượng bền chắc, được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Nhờ nguồn thu nhập ổn định từ nghề làm gốm, gia đình chị có cuộc sống no ấm, xây dựng nhà cửa khang trang, nuôi con ăn học thành đạt.
Mặc dù ngày nay nước máy đã được dẫn về từng buôn, song người M'nông Gar (nhóm địa phương thuộc dân tộc M'nông) huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk vẫn lấy nước từ bến nước về chế rượu cần và thờ cúng thần linh. Lễ cúng bến nước vẫn được người dân nơi đây duy trì hằng năm.
Những năm qua, những Người có uy tín trên địa bàn xã Trì Quang, huyện Bảo Thắng, Lào Cai đã phát huy vai trò là cầu nối giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân, trở thành điểm tựa tin cậy cho đồng bào DTTS trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ngày càng có nhiều tấm gương Người có uy tín tiêu biểu trong các lĩnh vực, trong đó có ông Đặng Hồng Khánh- người tâm huyết bảo tồn và truyền dạy chữ Nôm Dao.
Khác với nhà dài truyền thống của người Ê Đê, Mnông trong vùng, ngôi nhà cổ hơn 140 năm ở Buôn Trí, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ, 3 mái nhọn. Với kiến trúc độc đáo, ngôi nhà sàn cổ không chỉ là nơi lưu giữ những kỷ vật quý giá của "vua săn voi" Y Thu Knul mà còn trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều du khách trên hành trình du lịch, khám phá vùng đất, tìm hiểu văn hóa của xứ sở voi Tây Nguyên.
Lễ hội Mường Xia là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Thái, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa). Đây là dịp để Nhân dân tri ân, tưởng nhớ công ơn của Tướng quân Tư Mã Hai Đào - người có công lớn trong việc đánh tan quân xâm lược, trấn ải biên cương, mang lại cuộc sống ấm no cho người dân dọc biên giới miền Tây xứ Thanh.
3.000 người đồng diễn áo dài trên đường đi bộ Nguyễn Huệ, 1.000 người trẻ diễu hành cổ phục, cùng hơn 47.000 người đồng diễn tại các quận huyện khiến TP. Hồ Chí Minh rợp trong những tà áo dài ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.
Nằm trong khuôn khổ Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025, ngày 7/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức Hội thảo “Định hướng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch muối Bạc Liêu”.
Dù đã có nhiều thay đổi so với xưa kia nhưng những căn nhà sàn của đồng bào Thái ở Mường Đán này vẫn giữ được nét đẹp đặc trưng. Cuộc sống của người dân vẫn bình yên bên dòng Nậm Việc, dưới chân thác 7 tầng xanh mát giữa đại ngàn xứ Nghệ.
Theo thông tin chính thức từ UBND huyện A Lưới (TP. Huế) cho biết: Ngày hội Sắc Xuân vùng cao A Lưới sẽ diễn ra trong hai ngày 28 - 29/3/2025. Có 3 địa điểm: Làng văn hóa các DTTS huyện A Lưới; Quảng Trung tâm huyện A lưới; Chợ phiên vùng cao A Lưới là nơi diễn ra các hoạt động của Ngày hội.
Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 được tổ chức tại Quảng trường Hùng Vương (phường 1, TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) từ ngày 6 - 8/3. Không gian trưng bày các sản phẩm, tác phẩm nghệ thuật đều làm bằng muối như: Tiểu cảnh, mô hình làng muối, bản đồ... thu hút sự quan tâm của đông đảo Nhân dân và du khách.
Lạng Sơn là tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, nổi tiếng không chỉ về cảnh đẹp tự nhiên mà còn về ẩm thực đặc trưng và phong phú. Với vị trí giáp biên giới Trung Quốc, ẩm thực xứ Lạng có sự ảnh hưởng rõ rệt từ nền văn hóa ẩm thực của hai quốc gia. Trong đó, ẩm thực mùa Xuân của Lạng Sơn lại mang một nét riêng biệt, đậm đà hương vị đất trời, hòa quyện giữa sự tươi mới của thiên nhiên và bản sắc văn hóa lâu đời của các DTTS nơi đây.
Trong không gian rộng rãi của nhà Gươl, từng khung cửi vang lên tiếng thoi lách cách rộn ràng. Mỗi người một việc, người dệt vải, người tra cườm, tạo nên bức tranh lao động đầy sinh động. Không chỉ đơn thuần là công việc mưu sinh, những đôi bàn tay khéo léo ấy còn đang góp phần gìn giữ sắc màu thổ cẩm Cơ Tu.
Sắc màu 54 -
Tào Đạt - Chúc Ly -
18:16, 06/03/2025 Cây đàn kìm cao 4,1m, ngang 3,5m được làm từ hơn 500kg muối các loại (gồm muối trắng, muối đen và muối tiêu) để đính lên khung sắt chiếc đàn. Thời gian hoàn thiện sau 41 ngày với 10 nhân công và phải làm tới lần thứ 9 mới thành công. Hiện tại, cây đàn kìm đang được trưng bày tại không gian Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025.
Trong tháng Giêng, ở khắp các địa phương trong cả nước đều tổ chức lễ hội văn hóa truyền thống. Nhiều địa phương đã đẩy mạnh bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch, biến di sản văn hóa thành sản phẩm hàng hóa, khai thác phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm.
Tháng 3/2025, giữa không khí Ramưwan rộn ràng, chúng tôi ghé thăm Nghệ sĩ Ưu tú - Nhạc sĩ Amư Nhân tại làng Phú Nhuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Ông là nhạc sĩ dân tộc Chăm tài hoa dành gần trọn cuộc đời cho hoạt động âm nhạc với nhiều ca khúc được công chúng yêu thích.
Lễ hội đền Hai Bà Trưng (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) là một lễ hội độc đáo, có lịch sử lâu đời, là niềm tự hào của người dân Thủ đô.
Sắc màu 54 -
Hồng Phúc - Văn Sơn -
11:35, 06/03/2025 Lần đầu khi đặt chân đến vùng đất biên cương Nam Giang, tỉnh Quảng Nam xa xôi, chúng tôi vượt chặng đường từ xã Chà Vàl, xã Đắc Pre bằng xe máy để chiêm ngưỡng dòng suối Cha Cóp thơ mộng. Quả thật như đồng bào Ve, Tà Riềng (nhánh thuộc dân tộc Gié Triêng) vẫn nói, không thăm suối Cha Cóp thì coi như chưa đến Nam Giang. Mọi mệt mỏi dường như tan biến khi vẻ đẹp quyến rũ của dòng suối hiện ra trước sự ngỡ ngàng của chúng tôi.
Trong các lễ hội truyền thống của người Hà Lăng (nhóm địa phương của dân tộc Xơ Đăng) ở xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum không thể thiếu được điệu múa chiêu đặc sắc. Mỗi dịp lễ hội, khi tiếng cồng chiêng, tiếng trống vang lên, vòng xoang được kết nối; các nhịp chiêu quen thuộc như đón khách, mừng lúa mới, mừng nhà rông mới...
Lễ cúng Giang Sơn là nghi lễ bắt buộc, diễn ra 3 lần trong 1 năm của đồng bào dân tộc Chứt ở Quảng Bình. Đây là hoạt động tín ngưỡng văn hóa vẫn giữ nét nguyên sơ, huyền bí của đồng bào Chứt ở Quảng Bình.