Nghề dệt choàng (dệt khăn rằn) xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp vừa vinh dự đón nhận bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề thủ công truyền thống.
Thông qua nhiều nguồn lực đầu tư, đặc biệt nguồn lực từ thực hiện Dự án 6 về Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn liền với phát triển du lịch, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã và đang làm "sống lại" nhiều nét đẹp các văn hóa dân tộc trên địa bàn huyện Chi Lăng...
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch tổ chức Lễ hội Katê tại di tích tháp Pô Sah Inư (TP. Phan Thiết) năm 2023. Lễ hội diễn ra từ ngày 13 - 14/10 với nhiều phần lễ truyền thống và phần hội mang đậm văn hóa dân tộc Chăm.
Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn trải dài trên 4 huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ với tổng diện tích trên 2.356,8 km2, được UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu vào ngày 3/10/2010. Nhằm bảo tồn và phát triển Cao nguyên đá Đồng Văn, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 438/QĐ - TTg ngày 7/4/2017 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2012 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Sừng sững giữa núi non hùng vĩ, hơn 100 ngôi nhà rông ở huyện Krông Chro (Gia Lai) có thiết kế độc đáo, tinh xảo được người Ba Na lưu giữ và bảo tồn .
Từ 12 - 14/8, Tỉnh Đoàn Kon Tum tổ chức Ngày hội Văn hóa tuổi trẻ các dân tộc tỉnh Kon Tum năm 2023, với hơn 200 đội viên, đoàn viên đến từ các huyện, thành phố trên địa bàn tham gia.
Ngày 15/8, UBND tỉnh Bình Định tổ chức cuộc họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV năm 2023, tại tỉnh Bình Định. Tham dự và chủ trì cuộc họp có bà Trịnh Thị Thủy - Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), Trưởng Ban Chỉ đạo Ngày hội. Ngoài ra, còn có các cơ quan trực thuộc Bộ VHTT&DL, lãnh đạo tỉnh Bình Định và đại diện lãnh đạo các tỉnh thuộc khu vực miền Trung.
Người Chăm Hroi là một nhánh của dân tộc Chăm, sinh sống chủ yếu ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định và huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh tỉnh Phú Yên. Nếu như người Chăm Hroi ở huyện Đồng Xuân, Vân Canh có sự đan xen văn hóa với người Ba Na, thì người Chăm Hroi ở huyện Sơn Hòa, Sông Hinh có sự đan xen, giao thoa văn hóa đậm nét với người Ê Đê. Dấu ấn dễ nhận thấy nhất đó là trang phục, nhà ở, diễn tấu cồng chiêng… Chính sự giao thoa này đã tạo nên một nét văn hóa riêng của người Chăm Hroi.
Cũng như các dân tộc khác, trong cuộc đời người đàn ông dân tộc Dao ở bản Nậm Lò - Nậm Tăm (huyện Sìn Hồ, Lai Châu) có nhiều nghi lễ như: Lễ thôi nôi, Lễ cưới, mừng thọ… Một trong những nghi lễ quan trọng nhằm mục đích công nhận sự trưởng thành của người con trai là Lễ Cấp sắc.
Chi Lăng là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn, đồng bào DTTS chiếm 84%, tạo nên những giá trị văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc. Những năm qua, từ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các hoạt động gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn các di sản văn hóa đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Đặc biệt, gần 3 năm qua, thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG 1719, đang được nhìn nhận là đã tạo nên một “bước tiến mới”, góp phần phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Những nét đẹp văn hóa DTTS đặc trưng, đa dạng chính là một nguồn cảm hứng, một chất liệu độc đáo được nhiều nghệ sĩ khai thác. Bằng việc vận dụng sáng tạo, khéo léo phối kết hợp các yếu tố dân tộc với âm nhạc hiện đại, họ đã mang đến sự bùng nổ mạnh mẽ cho những đứa con tinh thần của mình, góp phần không nhỏ vào việc quảng bá, đưa nét đẹp bản sắc vùng cao đến gần hơn với khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ.
Sáng 14/8, Tỉnh đoàn Kon Tum tổ chức chương trình Liên hoan văn hóa cồng chiêng, đàn hát dân ca và trình diễn trang phục các dân tộc.
Nhằm gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và tạo sân chơi lành mạnh bổ ích cho thanh, thiếu nhi trong dịp Hè, Đoàn Thanh niên thị trấn Thạch Giám, huyện Tương Dương (Nghệ An) phối hợp với Câu lạc bộ (CLB) Bảo tồn và Phát huy các loại hình nhạc cụ dân tộc huyện tổ chức lớp truyền dạy nhạc cụ dân tộc miễn phí cho trẻ.
Festival Thu Hà Nội với chủ đề “Thu Hà Nội - Đến để yêu” sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 29/9 - 1/10 tại khu vực không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và một số quận, huyện trên địa bàn thành phố, hướng tới quảng bá vẻ đẹp văn hóa, du lịch đến với du khách Thủ đô.
Trò chơi dân gian gắn liền với bao thế hệ trẻ em, gắn với ký ức tuổi thơ của mỗi người nơi làng quê. Trẻ em người Chăm cũng vậy, lớn lên ở miền quê có cánh đồng lúa, góc sân và khoảng vườn, những cây cỏ, đất sét, hạt sỏi… được trẻ em tận dụng để sáng tạo ra những trò chơi dân gian giữa những ngày Hè đầy nắng gió.
Tồn tại giữa mênh mông rừng già, thành cổ Tà Kơn hội tụ những nét đẹp nguyên sơ, hùng vĩ mà thiên nhiên ban tặng cho xã vùng cao Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định).
Sống trong môi trường rừng núi tự nhiên hàng nghìn đời nay, các dân tộc vùng Trường Sơn - Tây Nguyên có những tập quán ứng xử đặc biệt với các loài động vật hoang dã và chim thú rừng, vật nuôi, trở thành tâm thức văn hóa, hình thành các phong tục lưu truyền trong cộng đồng.
Triển lãm gốm nghệ thuật “Linh thú thời nay” bao gồm những tác phẩm điêu khắc gốm về đề tài linh thú của Nghệ nhân ưu tú Trần Nam Tước vừa được khai mạc tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội).
Ngày 10/8, ông Nguyễn Ngọc Thanh - Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) thông tin, tuần lễ được tổ chức từ ngày 8 - 14/11, trong đó, trọng điểm là từ ngày 10 - 12/11 tại nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya).
Hằng năm vào dịp tháng 7 âm lịch, khi việc đồng áng bớt bận rộn, đồng bào La Chí lại tổ chức Tết Khu Cù Tê để bày tỏ lòng biết ơn tới ông bà, tổ tiên, người đã có công khai sơn phá thạch, cầu cho làng bản gia đình ấm no hạnh phúc, cho cây ngô ra bắp, cho cây lúa trĩu bông. Tế Cù Tê là Tết truyền thống lớn nhất trong năm của đồng bào La Chí được tổ chức theo dòng tộc và bản làng