Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Phóng viên thường trú ở vùng cao

Vũ Mừng - 12:22, 10/06/2025

Tôi vẫn nhớ như in, trước ngày lên đường nhận nhiệm vụ phóng viên thường trú tại tỉnh Hà Giang, các lãnh đạo trong Ban Biên tập Báo Dân tộc và Phát triển đã dặn dò: Việc bám cơ sở, xây dựng được niềm tin, uy tín với cơ sở, là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với phóng viên thường trú tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa. Với Báo Dân tộc và Phát triển, một tờ báo đặc thù trong lĩnh vực tuyên truyền về chính sách dân tộc và tôn giáo, việc này lại càng có ý nghĩa then chốt. Cuộc trò chuyện như vậy được chuyển ngay thành “lớp học kỹ năng báo chí chớp nhoáng”. Không giáo án, không bục giảng, nhưng những gì mà những lãnh đạo tờ báo phục vụ đồng bào DTTS và miền núi dặn dò luôn “nằm lòng” với chúng tôi tới tận bây giờ không sao quên được!

Không có cơ sở, không có câu chuyện để kể

Giữa thời đại 4.0, một cú click chuột có thể cho ra hàng nghìn kết quả, nhưng ở những địa bàn vùng sâu, vùng xa, thông tin thường ít được truyền tải đầy đủ. Thế nên những mối quan hệ với cán bộ thôn, xã, già làng, trưởng bản, giáo viên, y bác sĩ… chính là đầu mối nguồn tin kịp thời và xác thực.

Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển (ngoài cùng, bên trái) cùng lực lượng Công an trong chuyến đi thực tế tại xã biên giới Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang để thực hiện loạt bài: Hoa trên cao nguyên đá - Tác phẩm đạt Giải C, Giải báo chí tỉnh Hà Giang năm 2025
Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển (ngoài cùng, bên trái) cùng lực lượng Công an trong chuyến đi thực tế tại xã biên giới Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang để thực hiện loạt bài: Hoa trên cao nguyên đá - Tác phẩm đạt Giải C, Giải báo chí tỉnh Hà Giang năm 2025

Từ mạng lưới cơ sở này, phóng viên có thể nắm bắt đời sống, tâm tư, nguyện vọng của người dân, cách làm hay hoặc phát hiện những vấn đề nổi cộm, những bất cập cần phản ánh. Khi đã có thông tin nhiều chiều từ cơ sở, phóng viên dễ dàng phân tích, so sánh, kiểm chứng để đưa ra góc nhìn khách quan và thuyết phục. Quan hệ với cơ sở giúp phóng viên "đi thẳng vào ruột vấn đề".

Khi đã gắn bó với vùng sâu, vùng xa, ở một khía cạnh nhất định phóng viên là tiếng nói phản ánh cuộc sống, khó khăn của người dân đến với cấp có thẩm quyền, góp phần thúc đẩy sự thay đổi tích cực. Từ đó, uy tín cá nhân và hình ảnh của cơ quan báo chí được củng cố sau mỗi tác phẩm báo chí được gửi về.

Loạt bài viết: Chạm vào Hà Giang của Báo Dân tộc và Phát triển được Cổng thông tin Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang đăng tải và giới thiệu. Ảnh chụp màn hình tháng 3/2024
Loạt bài viết: Chạm vào Hà Giang của Báo Dân tộc và Phát triển được Cổng thông tin Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Giang đăng tải và giới thiệu. Ảnh chụp màn hình tháng 3/2024

Tôi cũng tin rằng, với mỗi phóng viên thường trú địa bàn hay khu vực của Báo Dân tộc và Phát triển, công việc làm báo đôi khi không chỉ là phản ánh mà còn là kết nối. Thông qua mạng lưới cơ sở, phóng viên có thể tổ chức truyền thông, phổ biến chính sách của Đảng, Nhà nước đến đồng bào DTTS một cách dễ hiểu, dễ tiếp nhận. Tránh thông tin sai lệch, tin đồn thất thiệt, đặc biệt ở những nơi còn hạn chế về công nghệ và trình độ dân trí.

Nhiều bài viết trên Báo Dân tộc và Phát triển được sân khấu hóa để xây dựng các tiểu phẩm tuyên truyền tại Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc ở Hà Giang năm 2024. Ảnh chụp phần dự thi của huyện Mèo Vạc
Nhiều bài viết trên Báo Dân tộc và Phát triển được sân khấu hóa để xây dựng các tiểu phẩm tuyên truyền tại Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc ở Hà Giang năm 2024. Ảnh chụp phần dự thi của huyện Mèo Vạc

Những câu chuyện thực sự "đắt" thường không nằm trên mặt báo cáo hành chính, mà tồn tại âm thầm trong đời sống. Thế nên, đi sâu, đi sát, song hành cùng cuộc sống của người dân là điều đương nhiên và bắt buộc của mỗi phóng viên thường trú.

Sát cánh, đồng hành và lan tỏa

Công tác tại Hà Giang - Địa đầu Tổ quốc, niềm hạnh phúc khi mỗi ngày trôi qua được cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc và cùng chung bếp lửa với đồng bào, càng giúp tôi thêm yêu nghề và yêu cả những khó khăn làm lên bản sắc của người làm báo vùng cao...

Nhà giáo Hà Đình Phong, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang cùng các em học sinh Điểm trường mầm non Cá Lủng đón nhận những chiếc áo ấm được Báo Dân tộc và Phát triển trao tặng
Nhà giáo Hà Đình Phong, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang cùng các em học sinh Điểm trường mầm non Cá Lủng đón nhận những chiếc áo ấm được Báo Dân tộc và Phát triển trao tặng

Tháng 11/2024 tôi thăm xã Lũng Thầu, huyện Đồng Văn. Phó Chủ tịch UBND xã Ly Mí Lừ tâm sự, Lũng Thầu nằm khuất sau những dãy núi chót vót mây trời, đường giao thông về đây cũng là đường cụt, nên lâu lắm rồi mới lại có một khách miền xuôi ghé thăm. Đã cận kề Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) anh ngỏ lời mời tôi lên với Điểm trường mầm non Cá Lủng.

Năm học 2024 - 2025, Điểm trường có hai lớp, với 52 học sinh. Cô giáo Hoàng Thị Linh (sinh năm 1994) và cô giáo Sùng Thị Chở (sinh năm 1996) phụ trách Điểm trường. Mùa khô đến, nước nguồn dần cạn, mọi sinh hoạt của cô trò đều trông vào bể trữ nước mưa đã cũ phía sau nhà. Một ngày mấy bận, hai cô giáo lại bước lên hòn đá làm chân kê, cố đu người đẩy nắp bê tông nặng trịch, xách vài xô nước để cho lũ trẻ rửa mặt và làm sạch bàn chân con con đã ken đặc bùn đất trên đường đến lớp.

Khó khăn là vậy, nhưng hai cô giáo vẫn đều đặn lên lớp mỗi ngày. Lũ trẻ con vùng cao hai má đỏ hây hây như quả táo chín rất chịu khó đi học. Tôi đem kể lại câu chuyện của cô trò trong bài ghi chép: Lời ca trên đỉnh non ngàn. Với sự kết nối Báo Dân tộc và Phát triển, mùa Đông năm 2024 các em học sinh Điểm trường Cá Lủng đã được nhận nhiều món quà ý nghĩa là những téc nước, những chiếc áo ấm, những chiếc chăn bông... với tổng trị giá gần 70 triệu đồng.

HTX dệt thổ cẩm Pà Thẻn thôn Đồng Tiến, xã Yên Thành, huyện Quang Bình
HTX dệt thổ cẩm Pà Thẻn thôn Đồng Tiến, xã Yên Thành, huyện Quang Bình

Từ lâu, đồng bào dân tộc Pà Thẻn tại huyện Quang Bình, đã hình thành và lưu giữ được một kho tàng văn hóa đa dạng, phong phú trong đó nổi bật là nghề dệt thổ cẩm. Nghề dệt thổ cẩm không chỉ phản ánh đậm nét đời sống tinh thần mà còn là niềm tự hào của người Pà Thẻn tại vùng đất này.

Năm 2023 từ nguồn vốn của Tiểu Dự án 1 - Dự án 9, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ 2021 - 2025,  HTX dệt thổ cẩm Pà Thẻn thôn Đồng Tiến, xã Yên Thành, huyện Quang Bình được thành lập. Kể từ đó tới nay, HTX luôn duy trì hơn 60 xã viên và đã dạy nghề cho hàng chục con em tại địa phương.

Ông Hủng Văn Sứ (bên trái) - Người có uy tín thôn Đồng Tiến, xã Yên Thành, huyện Quang Bình cùng cán bộ địa phương tìm hiểu thông tin trên Báo Dân tộc và Phát triển
Ông Hủng Văn Sứ (bên trái) - Người có uy tín thôn Đồng Tiến, xã Yên Thành, huyện Quang Bình cùng cán bộ địa phương tìm hiểu thông tin trên Báo Dân tộc và Phát triển

Khi đọc bài viết tôn vinh văn hóa của dân tộc mình và tính hiệu quả của Tiểu Dự án trên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Hủng Văn Sứ - Người có uy tín của địa phương đã khóc vì xúc động. Ngày tôi trở lại Yên Thành, ông ngỏ lời được xin thêm nhiều cuốn báo, để người dân địa phương trân trọng lưu giữ tại Nhà văn hóa của thôn, tại tủ sách cộng đồng của xã. Ông bộc bạch: “Từ bài báo ấy, thế hệ tiếp nối HTX dệt thổ cẩm Pà Thẻn thôn Đồng Tiến sẽ biết rõ hơn Đảng và Nhà nước đã quan tâm tới đời sống của đồng bào Pà Thẻn nhiều như thế nào”.

Anh Ma Chẩu Sính tỉ mẩn đo lại diện tích nền nhà trước ngày khởi công
Anh Ma Chẩu Sính tỉ mẩn đo lại diện tích nền nhà trước ngày khởi công

“Cưới vợ, tậu trâu, làm nhà...",  là câu nói của người xưa để nhắc nhớ về ba việc quan trọng của một đời người! Thế nên hôm nay tôi không lấy làm lạ khi thấy anh Sính tỉ mẩn vạch trên nền đất những con số như đang tính toán thêm một lần nữa diện tích của nền căn nhà mới, rồi anh cẩn thận kéo chiếc thước dây vạch một đường thẳng chạy dài thật mạch lạc.

Phía góc sân, chị Dua vừa đảo tay sàng gạo, chốc chốc lại nhìn chăm chú về phía chồng. Hàng xóm, láng giềng được gia đình mời phụ giúp những công đoạn thi công, xây cất, đã lục tục kéo tới, rồi ngồi chật kín quanh chiếc bàn trà. Rôm rả tiếng nói cười, rào rào tiếng hạt gạo rơi trên sàng và tiếng con gà mẹ cục cục đứng ở ngoài chực nhảy vào nhặt tấm. Những khung cảnh ấy như gợi ra trước mắt về một tương lai no ấm, một tương lai có biết bao điều đổi khác”.

Tôi thuật lại niềm vui ấy trong bài bút ký với nhan đề: Những mái ấm trên đỉnh mây bay, khi ghé thăm nhà anh Ma Chẩu Sính và chị Hoàng Thị Dua tại xã biên giới Thèn Chu Phìn, huyện Hoàng Su Phì. Anh Sính, chị Dua là một trong số rất nhiều hộ gia đình được hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố từ phong trào thi đua: "Xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Chính quyền xã Thèn Chu Phìn cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thàng Tín (Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Hà Giang) góp sức cùng người dân xây dựng nhà ở
Chính quyền xã Thèn Chu Phìn cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thàng Tín (Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Hà Giang) góp sức cùng người dân xây dựng nhà ở

Cách đây ít ngày, Phó Chủ tịch UBND xã Thèn Chu Phìn - Trần Tiến Thành liên lạc cho tôi hồ hởi: Toàn xã đang triển khai xây dựng gần 50 căn nhà kiên cố cho các hộ nghèo. Sức lan tỏa của bài viết trên Báo Dân tộc và Phát triển như sự động viên, khích lệ và củng cố niềm tin của người dân biên giới vào chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước. Chỉ một bài báo thôi mà mang giá trị bằng rất nhiều buổi tuyên truyền. Bộ mặt nông thôn của Thèn Chu Phìn thay đổi có sự đóng góp của cả Báo Dân tộc và Phát triển”.

Thế đấy, ở vùng sâu, vùng xa, phóng viên của Báo Dân tộc và Phát triển không chỉ là người ghi chép hiện thực, mà còn là người bạn đồng hành với đồng bào. Và nếu không thực sự “cắm rễ” ở cơ sở, có lẽ chúng tôi sẽ dễ bị cuốn trôi giữa dòng thông tin bề mặt và đánh rơi những câu chuyện chân thật, sâu sắc – những câu chuyện đáng được lắng nghe và kể lại nhất của mỗi một người dân, mỗi một bản làng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

Phải thú thực rằng, kể từ khi công tác ở Báo Dân tộc và Phát triển, thì tôi mới có nhiều cơ hội và điều kiện để trải nghiệm cảm giác “cắm bản”, “bám bản”. Đó cũng là điều kiện cần để bắt đầu cho một hành trình chuyển tải thông tin về những khó khăn, vất vả, mà còn cả những tiềm năng, thế mạnh, những gương người tốt việc hay của một vùng đất. Nhưng sau bao chuyến ngược ngàn, trong tôi vẫn còn đó những “khoảng lặng” không nói đủ bằng lời.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: 63 tỉnh thành hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương

Thủ tướng: 63 tỉnh thành hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương

Phát biểu bế mạc Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị ở cấp xã, ngày 15/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, 63 tỉnh thành, hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương, phải thay đổi tư duy, xóa bỏ định kiến để tất cả vì sự phát triển chung, đồng thời điều quan trọng nhất của cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy là chuyển đổi trạng thái sang kiến tạo, chủ động phục vụ, giải quyết các công việc, vấn đề của người dân và doanh nghiệp, gần dân, sát dân, bám dân, bám cơ sở.
Chính phủ ban hành quy định mới về đối tượng tinh giản biên chế, có hiệu lực từ 16/6

Chính phủ ban hành quy định mới về đối tượng tinh giản biên chế, có hiệu lực từ 16/6

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 154/2025/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2025.
Báo chí đồng hành trong hành trình thực hiện chính sách cho vùng đồng bào DTTS

Báo chí đồng hành trong hành trình thực hiện chính sách cho vùng đồng bào DTTS

Thời sự - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Những năm qua, báo chí luôn đồng hành cùng quá trình triển khai thực hiện các chính sách dành cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, kịp thời tuyên truyền những mô hình hay, cách làm hiệu quả và phát hiện những vấn đề bất cập, phản ánh kịp thời để các cấp chính quyền vào cuộc, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đồng bào DTTS. Minh chứng tại tỉnh Kon Tum đã cho thấy điều đó.
Viết báo đồng hành cùng đồng bào DTTS bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch

Viết báo đồng hành cùng đồng bào DTTS bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch

Sắc màu 54 - Trần Đình Quang - 1 giờ trước
Hơn 30 năm làm báo, tôi từng đảm nhận nhiều vai trò: phóng viên phát thanh, truyền hình, biên tập viên, quay phim, đạo diễn và phụ trách Phòng Biên tập Phát thanh – Truyền hình tiếng dân tộc thiểu số, Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Quảng Ngãi. Dù ở vị trí nào, tôi luôn tâm niệm viết báo không chỉ để thông tin mà còn để đồng hành cùng đồng bào gìn giữ văn hóa truyền thống, phát triển du lịch. Sau khi nghỉ hưu, tôi tiếp tục gắn bó với nghề trong vai trò cộng tác viên Báo Dân tộc và Phát triển, bền bỉ theo đuổi hành trình viết báo vì cộng đồng.
Chương trình MTQG 1719 góp phần đưa nước hợp vệ sinh đến đồng bào vùng cao

Chương trình MTQG 1719 góp phần đưa nước hợp vệ sinh đến đồng bào vùng cao

Dân tộc - Tôn giáo - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn; trong đó có việc đầu tư nước sạch, nước hợp vệ sinh phục vụ sinh hoạt cho đồng bào vùng cao. Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), sau hơn 4 năm triển khai đã có hàng nghìn hộ dân khu vực nông thôn, vùng DTTS đã được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.
Gia Lai: Nhiều hoạt động hướng đến trẻ em trong dịp hè

Gia Lai: Nhiều hoạt động hướng đến trẻ em trong dịp hè

Xã hội - Hòa Bình - 1 giờ trước
Không chỉ là khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, kỳ nghỉ hè là lúc để các em học sinh khám phá thêm nhiều điều mới lạ, trau rồi thêm các kỹ năng sống. Vì vậy, các cấp, ngành tỉnh Gia Lai tích cực triển khai nhiều chương trình thiết thực, với quyết tâm mang đến cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em khó khăn, vùng DTTS có môi trường sống an toàn, lành mạnh và công bằng.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Từ cửa Phật lan tỏa nếp sống đẹp trong cộng đồng

Từ cửa Phật lan tỏa nếp sống đẹp trong cộng đồng

Dân tộc - Tôn giáo - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Phong trào “Chùa cảnh tinh tiến, gương mẫu” do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh triển khai đã góp phần làm đẹp cảnh quan chùa, lan tỏa lối sống từ bi, bác ái và xây dựng nếp sống văn minh. Từ chốn thiền môn, Phật giáo đang đồng hành cùng cộng đồng trong hành trình dựng xây quê hương giàu đẹp, nghĩa tình.
Gần 30 tỉnh, thành công bố điểm thi và điểm chuẩn lớp 10 năm 2025

Gần 30 tỉnh, thành công bố điểm thi và điểm chuẩn lớp 10 năm 2025

Giáo dục - Minh Nhật - 1 giờ trước
Hàng loạt địa phương trên cả nước đã công bố điểm thi, điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026. Đây là kỳ thi quan trọng, đánh dấu năm đầu tiên tuyển sinh theo Chương trình GDPT 2018.
Hầm Hô - Viên ngọc xanh giữa lòng đất võ!

Hầm Hô - Viên ngọc xanh giữa lòng đất võ!

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 1 giờ trước
Giữa lòng huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định - nơi sinh ra người Anh hùng áo vải cờ đào Nguyễn Huệ có một vùng đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp hiếm có: Hầm Hô. Đây không chỉ là một thắng cảnh nổi bật trên bản đồ du lịch Bình Định mà còn là nơi kết tụ của lịch sử, truyền thuyết và hào khí dân tộc. Từ vẻ đẹp của sông nước đá núi đến những câu chuyện tình yêu, nghĩa khí lẫm liệt của thời Tây Sơn hiển hách, Hầm Hô hiện lên như một sử thi vừa tráng lệ vừa nên thơ.
“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

Phóng sự - Thanh Hải - 2 giờ trước
Phải thú thực rằng, kể từ khi công tác ở Báo Dân tộc và Phát triển, thì tôi mới có nhiều cơ hội và điều kiện để trải nghiệm cảm giác “cắm bản”, “bám bản”. Đó cũng là điều kiện cần để bắt đầu cho một hành trình chuyển tải thông tin về những khó khăn, vất vả, mà còn cả những tiềm năng, thế mạnh, những gương người tốt việc hay của một vùng đất. Nhưng sau bao chuyến ngược ngàn, trong tôi vẫn còn đó những “khoảng lặng” không nói đủ bằng lời.
Gia Lai: Chương trình MTQG 1719 tiếp sức xóa nhà tạm trong vùng đồng bào DTTS

Gia Lai: Chương trình MTQG 1719 tiếp sức xóa nhà tạm trong vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã tiếp sức tỉnh Gia Lai giải quyết một số nhu cầu cấp thiết trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh, trong đó có nội dung hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Theo đó, gần 3.000 hộ nghèo được hiện thực hoá giấc mơ an cư, là nền tảng để người dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.