Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Hành trình nhân ái nơi những vùng đất khó Nghệ An

An Yên - 12:15, 10/06/2025

Nếu không có mặt tại những “điểm nóng” về xóa nhà tạm, nhà dột ở Nghệ An, thì thật khó để mường tượng đủ đầy về không khí hối hả, quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong hành trình nhân ái này. Nhưng, nếu đã chứng kiến trọn vẹn, thì chỉ có thể thốt lên rằng: Đó thực sự là ngày hội an cư.

Người dân huyện Tương Dương hối hả chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn
Người dân huyện Tương Dương hối hả chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn

“Không ai bị bỏ lại phía sau”

Tháng 5 - nắng như đổ lửa. Dẫu thế thì vẫn không nóng hổi bằng câu chuyện xóa nhà tạm, nhà dột cho hộ nghèo, hộ cận nghèo ở xã vùng biên Tri Lễ, Quế Phong.

Trên những con đường ngoằn ngoèo ôm lưng đồi, thi thoảng, chúng tôi lại bắt gặp hình ảnh mồ hôi thấm ướt lưng áo những người thợ xây, của bà con dân bản, của cán bộ xã, xóm… chung tay gùi đá, tải xi măng, chuyển cát. Mồ hôi ai nấy túa ra, nhưng gương mặt thì đầy sự hồ hởi. Trong căn nhà mới hoàn thành ở bản Cắm, anh Lô Văn Chương xúc động không thôi: Tôi cứ nghĩ đến chết cũng không có nổi căn nhà kiên cố để ở. Giờ thì yên tâm rồi, không còn lo nước mưa dột ướt chiếu nữa. Tất cả là nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, của bà con trong bản. Tôi rất xúc động và biết ơn.

Cách đó chừng 30km đường rừng, nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo ở xã biên giới Nhôn Mai, huyện Tương Dương (Nghệ An) cũng đang khấp khởi trong những căn nhà mới được dựng xây từ nguồn hỗ trợ của các cấp, ngành và xã hội hóa. Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Nhôn Mai Lữ Ngọc Tinh cho biết: Đến giữa tháng 5/2025, toàn xã đã hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Tất cả là nhờ vào sự quyết tâm, bám nắm địa bàn để chỉ đạo, đôn đốc nhiệm vụ của huyện, của xã.

Với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau, huyện Tương Dương đã vào cuộc quyết liệt, thần tốc theo đúng tinh thần “6 rõ” của tỉnh; là rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, rõ thời gian, rõ kết quả thực hiện của từng cấp, ngành, địa phương. Bí thư Huyện ủy Tương Dương Lê Văn Lương chia sẻ: Ban Chỉ đạo của huyện đã phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên, tích cực xuống cơ sở để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến những hộ chưa có đất ở hợp pháp, về nguồn nguyên, vật liệu làm nhà, huy động nguồn xã hội hóa đối ứng… Nhờ thế, đến ngày 28/5/2025, 100% hộ dân có nhu cầu hỗ trợ được rà soát, phê duyệt trong giai đoạn 2023 - 2025 đã khởi công, đạt mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.

Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Nghệ An, nhất là những địa bàn miền núi khó khăn, không chỉ là cuộc chạy đua với thời tiết mưa lũ thất thường, địa hình cách trở, những khó khăn trong vận chuyển nguyên vật liệu; mà còn là hành trình dựng lên những mái nhà ấm lòng người. 

Hôm nay, những mái nhà được dựng xuống, không chỉ là nơi trú nắng, che mưa; mà còn là biểu tượng của một niềm tin lớn lao về tương lai tươi sáng hơn. Bởi, khi người dân đã có chỗ ở ổn định, trẻ nhỏ mới yên tâm đến trường, người lớn an lòng lên nương rẫy.

Các lực lượng vũ trang trên địa bàn xã Môn Sơn, huyện Con Cuông chung tay xáo nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn
Các lực lượng vũ trang trên địa bàn xã Môn Sơn, huyện Con Cuông chung tay xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn

Khi được hỏi về hành trình nhân ái thông qua việc xóa nhà tạm, nhà dột nát, Bí thư Huyện ủy Kỳ Sơn Vi Hòe nhấn mạnh: Chúng tôi xác định việc xóa nhà tạm không đơn thuần là chỉ tiêu, mà còn là trách nhiệm, là tình cảm để xây dựng thế trận lòng dân nơi biên giới. Mỗi căn nhà mới mọc lên còn khẳng định một điều rằng, Đảng và Nhà nước không để ai bị bỏ lại phía sau.

Có lẽ vì thế mà Nghệ An đã đạt được những kết quả khả quan trên hành trình nối dài lòng nhân ái này. Tính đến ngày 22/5/2025, toàn tỉnh đã hoàn thành hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 17.935 căn nhà ở cho người dân, trong tổng số 20.922 căn theo kế hoạch của giai đoạn 2023 - 2025, đạt 85,72%.

Mục tiêu của Nghệ An

Nằm trong tốp dẫn đầu về thành tích xóa nhà tạm, nhà dột trên cả nước; Nghệ An đang viết dài câu chuyện hành trình nhân ái dành cho hộ nghèo và cận nghèo. Chẳng cần nhìn ở đâu xa, cứ nhìn vào tỷ lệ những căn nhà mới được dựng xây thì cũng sẽ rõ phần nào. Nếu như tỷ lệ chung của toàn tỉnh là 85,72%; thì nhiều địa phương đã hoàn thành vượt xa con số này. 

Với các huyện đồng bằng như Thị xã Hoàng Mai đạt 100%, huyện Quỳnh Lưu đạt 96,41%, huyện Đô Lương đạt 88,44%... thì không nói làm gì. Vùng miền núi ngổn ngang khó khăn, mới chính là những con số đáng lưu ý. Cụ thể, huyện Quỳ Hợp đạt 99,88%, huyện Quế Phong đạt 96,53%, huyện Kỳ Sơn đạt 95,26%, huyện Quỳ Châu đạt 87,86%; huyện Tương Dương đạt 88,1%… là một sự nỗ lực, quyết tâm lớn.

Toàn tỉnh hiện vẫn còn 1.970 căn nhà cần hoàn thiện xây dựng trước 31/7/2025. Và đến nay đã có 1.393 căn khởi công (chiếm 70,71%); còn lại 577 căn chưa khởi công (chiếm 29,29%). Những căn nhà chưa được khởi công, rơi vào các trường hợp đất đai chưa có tính hợp pháp, giao thông đi lại quá khó khăn, giá cả vật liệu và nhân công thực hiện rất cao… 

Câu chuyện 73 căn nhà tạm bợ cần xóa bỏ ở bản Búng và Cò Phạt thuộc xã Môn Sơn (Con Cuông) là ví dụ cho điều ấy. Chủ tịch UBND huyện Con Cuông Lô Văn Thao nói: Cùng với các yếu tố khó khăn đặc thù của vùng miền núi, thì việc người dân Đan Lai dù ở hàng bao đời, nhưng do nằm trong quy hoạch rừng Quốc gia Pù Mát, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên chưa đủ cơ sở pháp lý để triển khai xây dựng.

Nghệ An quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát trước 31/7/2025 - Trong ảnh: Các lực lượng tại chỗ huyện Quế Phong chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
Nghệ An quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát trước 31/7/2025 - Trong ảnh: Các lực lượng tại chỗ huyện Quế Phong chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thực tế hiện nay, công cuộc xóa nhà tạm, nhà dột nát ở Nghệ An nói chung, vùng đồng bào DTTS&MN nói riêng có những khó khăn không nhỏ. Các huyện miền núi cao ít doanh nghiệp, do đó việc vận động, huy động kinh phí để hỗ trợ so với đăng ký chưa cao. 

Mặt khác, các hộ dân thật sự khó khăn không có khả năng đối ứng. Một số gia đình cần xóa nhà tạm, nhà dột nát nhưng chưa bảo đảm điều kiện về quyền sử dụng đất… Đáng lưu ý, thiên tai cũng là một nguyên nhân khiến cho việc xóa nhà tạm, nhà dột nát càng thêm khó khăn.

Thêm một khó khăn của vùng đất xứ Nghệ, là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, dân số đứng thứ tư toàn quốc. Thế nhưng, tới 83% dân cư nơi đây sinh sống tại các địa bàn miền núi, nơi đời sống còn nhiều khó khăn. Phần lớn các hộ nghèo, cận nghèo tập trung ở khu vực này. Chỉ tính riêng năm huyện vùng cao, đã có tới 13.300 hộ cần được hỗ trợ nhà ở, chiếm hơn 60% tổng số hộ khó khăn toàn tỉnh.

Dẫu vậy, Nghệ An đã quyết tâm cao, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp Nhân dân cho hành trình nhân ái xóa nhà tạm, nhà dột nát. Mục tiêu mà tỉnh hướng đến là xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trước ngày 31/7/2025, sớm hơn 90 ngày so với kế hoạch Trung ương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trắng tay sau lũ

Trắng tay sau lũ

Đặt chân đến bản Cửa Rào 2 (Tương Dương, Nghệ An), thì lũ dữ đã lùi xa đến mấy mét. Dòng sông Cả đã hiền hòa trở lại. Duy chỉ có màu nước thì vẫn quạch đỏ, đỏ như đôi mắt ráo hoảnh của chính những người dân đã mất nhà nơi ấy.
Tin nổi bật trang chủ
Nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân và hồi ức không quên

Nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân và hồi ức không quên

Thời sự - Tào Đạt - 1 giờ trước
Năm nào cũng vậy, đến Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7), bà Chín Nghĩa - nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân 1968, lại tìm về những địa danh, con đường từng in dấu chân của bà và đồng đội đã chiến đấu để giành lấy hòa bình cho Tổ quốc.
Gia Lai: Bảo vệ rừng cây Kơ nia cổ thụ độc nhất vô nhị ở đồng bằng

Gia Lai: Bảo vệ rừng cây Kơ nia cổ thụ độc nhất vô nhị ở đồng bằng

Trang địa phương - T.Nhân - 1 giờ trước
Tại thôn Hoà Mỹ, phường Bình Định (Gia Lai), trước đây thuộc xã Nhơn Phúc có một cụm rừng cây Kơ nia, tuổi đời hàng trăm năm, được người dân xem như “báu vật” và bảo vệ nghiêm ngặt qua nhiều thế hệ. Địa phương cũng đang lập hồ sơ đề nghị công nhận rừng Kơ nia này thành rừng cây di sản Việt Nam.
Tái chế pin xe điện và những thách thức phải giải quyết

Tái chế pin xe điện và những thách thức phải giải quyết

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 2 giờ trước
Theo các chuyên gia, tại Việt Nam, việc tái chế pin xe điện được xem là một thách thức lớn nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp phát triển nguồn thu mới.
Đền ơn đáp nghĩa 2025: Quảng Ninh có gì mới?

Đền ơn đáp nghĩa 2025: Quảng Ninh có gì mới?

Trang địa phương - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Tặng quà tận thôn, bản, chi trả gộp trợ cấp, ưu tiên sửa chữa nhà ở thay vì xây mới... đó là những điểm mới nổi bật trong công tác “Đền ơn đáp nghĩa” năm 2025 tại Quảng Ninh. Các chính sách được thiết kế linh hoạt, thực chất và gần dân hơn.
Lào Cai: Hàng chục hộ dân phải di dời khỏi vùng nguy hiểm

Lào Cai: Hàng chục hộ dân phải di dời khỏi vùng nguy hiểm

Tin tức - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Đêm 26/7, rạng sáng 27/7, trên địa bàn phường Cam Đường, tỉnh Lào Cai xảy ra mưa to, dẫn đến ngập cục bộ tại một số khu vực trên địa bàn.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Đưa nông sản về phố

Đưa nông sản về phố

Sản phẩm - Thị trường - Minh Anh - 3 giờ trước
Hội chợ các sản phẩm OCOP xuất khẩu - VIETNAM OCOPEX 2025 được kỳ vọng không chỉ là nơi quảng bá sản phẩm OCOP chất lượng từ mọi vùng miền, mà còn là bước chuyển mình mạnh mẽ trong hành trình số hóa thương mại nông sản Việt Nam.
Sơn La phải di dời khẩn cấp 35 hộ dân dọc Sông Mã vì nước lũ

Sơn La phải di dời khẩn cấp 35 hộ dân dọc Sông Mã vì nước lũ

Trang địa phương - Minh Nhật - 4 giờ trước
Do ảnh hưởng từ mưa lớn kéo dài, ngay trong đêm 26 và rạng sáng nay (27/7), 35 hộ dân ở các xã Chiềng Khoong, Huổi Một (huyện Sông Mã cũ), tỉnh Sơn La đã phải di dời khẩn cấp.
Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở tại 4 tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ

Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở tại 4 tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ

Tin tức - Minh Nhật - 5 giờ trước
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 27/7, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất diễn ra ở nhiều khu vực.
Những chuyến xe “đong đầy” nghĩa đồng bào chở về vùng lũ

Những chuyến xe “đong đầy” nghĩa đồng bào chở về vùng lũ

Nhịp cầu nhân ái - Phạm Tiến - 7 giờ trước
Sau chuyến xe đầu tiên lên được xã Tương Dương vào rạng sáng 25/7 để trao nhu yếu phẩm cho bà con vùng lũ, chiều 26/7, từng dòng xe đã ngược Quốc Lộ 7A để kịp về hỗ trợ đồng bào sau cơn lũ dữ.
Nhiều người nhập viện nguy kịch vì hiểu sai về sốt xuất huyết

Nhiều người nhập viện nguy kịch vì hiểu sai về sốt xuất huyết

Sức khỏe - Minh Nhật - 8 giờ trước
Hiện nay Việt Nam đang bước vào cao điểm mùa sốt xuất huyết, theo thống kê của Cục Phòng bệnh Bộ Y tế, tính từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 32.189 ca bệnh. Riêng khu vực phía Nam chiếm 70% tổng số ca mắc trên toàn cả nước.