Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xóa nhà tạm, nhà dột nát – Từ chủ trương nhân văn đến sức lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội

Hà Anh - 16:07, 04/06/2025

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc mạnh mẽ, đồng lòng triển khai Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát với tinh thần trách nhiệm và nhân văn sâu sắc. Những nỗ lực bền bỉ ấy không chỉ mang lại những kết quả cụ thể về mặt số lượng mà còn thắp sáng lên niềm tin, tình người và sức mạnh đoàn kết của dân tộc.

Cán bộ Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, BĐBP Hà Giang phối hợp với các lực lượng giúp người dân xóa nhà tạm, xây dựng nhà khang trang. Ảnh: Quang Lập
Cán bộ Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, BĐBP Hà Giang phối hợp với các lực lượng giúp người dân xóa nhà tạm, xây dựng nhà khang trang. Ảnh: Quang Lập

Tính đến nay, trên toàn quốc đã có hơn 125.000 căn nhà được hỗ trợ xây dựng cho hộ nghèo, cận nghèo; hơn 26.300 căn nhà dành cho các hộ người có công và hơn 51.400 căn nhà từ các Chương trình mục tiêu quốc gia. Đằng sau mỗi con số ấy là những số phận được đổi thay, những mảnh đời được tiếp thêm hy vọng. Mỗi mái nhà không chỉ là nơi trú ngụ mà còn là biểu tượng cho sự sẻ chia, yêu thương của cộng đồng; là nơi thắp lên niềm tin vào sự chăm lo của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội dành cho người yếu thế.

Không dừng lại ở những kết quả định lượng, Chương trình đã tạo ra khí thế thi đua sôi nổi, lan tỏa mạnh mẽ trong các cấp, các ngành, các địa phương. Việc khánh thành, khởi công các công trình nhà ở trong thời gian qua không chỉ mang ý nghĩa vật chất mà còn trở thành nguồn cảm hứng tinh thần sâu sắc, thúc đẩy sự tham gia tích cực của cả cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức xã hội và người dân trên cả nước. Một phong trào đã được hình thành – phong trào “cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” – mang tính chất xã hội rộng lớn và thấm đượm tình người.

Đặc biệt, nhiều ngành và địa phương đã thể hiện tinh thần chủ động, sáng tạo trong cách làm, nhấn mạnh tính hiệu quả và bền vững. Trong đó, ngành Ngân hàng là một điểm sáng tiêu biểu. Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ phát động, ngành Ngân hàng đã cam kết đóng góp 1.300 tỷ đồng và phân công cụ thể cho từng ngân hàng hỗ trợ các địa phương. Cho đến nay, khoảng 1.200 tỷ đồng đã được chuyển đến tay các địa phương, đồng thời cán bộ, nhân viên toàn ngành cũng tham gia phong trào đóng góp ít nhất 1 ngày lương để thực hiện việc xóa 1.000 căn nhà tạm trên toàn quốc.

Song hành với đó là lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam, một lần nữa khẳng định vai trò nòng cốt trong mọi phong trào vì Nhân dân. Với phương châm xem việc xóa nhà tạm là một “nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình”, toàn quân đã đóng góp trên 600 tỷ đồng, huy động hơn 21.000 lượt cán bộ, chiến sĩ, đóng góp trên 76.500 ngày công lao động để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo. Chính sự tham gia của quân đội không chỉ là nguồn lực lớn về vật chất mà còn là biểu tượng của tình quân dân gắn bó keo sơn…

Nhờ sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, nhiều hộ nghèo đã được an cư trong những ngôi nhà mới kiên cố. Từ đó, giúp họ có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

Đơn cử, tại xã Trà Don, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, nơi từng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, ngay đầu tháng 6 này, anh Hồ Văn Cang, một hộ nghèo đã được hỗ trợ xây dựng một ngôi nhà mới với tổng diện tích hơn 60m², gồm một phòng khách, hai phòng ngủ và một phòng bếp. Tổng kinh phí xây dựng là 60 triệu đồng, do Hội Văn nghệ sĩ TP. Hồ Chí Minh tài trợ. Ngoài ra, chính quyền xã Trà Don cũng góp phần hỗ trợ vật liệu xây dựng; Ban Chỉ huy Quân sự huyện Nam Trà My đóng góp hơn 40 ngày công lao động để hoàn thiện ngôi nhà.

Một buổi lễ bàn giao nhà Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025 trên địa bàn xã Dliê Yang, huyện EaH'leo, tỉnh Đăk Lăk
Một buổi lễ bàn giao nhà Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025 trên địa bàn xã Dliê Yang, huyện EaH'leo, tỉnh Đăk Lăk

Từ chốn ở tạm bợ, chắp vá, anh Cang và gia đình giờ đây đã được sống trong một mái ấm khang trang, kiên cố, thấm đẫm nghĩa tình và sự sẻ chia của cộng đồng. Anh Cang xúc động chia sẻ: Tôi chưa từng nghĩ sẽ có ngày được ở trong một căn nhà vững chãi như thế này. Ngày trước, mỗi lần mưa to gió lớn là cả nhà lo nơm nớp, chỉ mong trời mau sáng. Giờ thì yên tâm rồi. Tôi biết ơn Đảng, Nhà nước, và những nhà hảo tâm nhiều lắm. Mỗi viên gạch, mỗi tấm tôn trong căn nhà này đều là tình cảm của mọi người dành cho gia đình tôi. Căn nhà mới không chỉ che nắng che mưa, mà còn tiếp thêm cho tôi niềm tin để cố gắng làm ăn, nuôi dạy con cái đàng hoàng.

Tương tự, tại huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, năm 2025, qua quá trình rà soát, địa phương ghi nhận có 96 hộ dân là người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở nhằm xóa bỏ nhà tạm, nhà dột nát. Tổng kinh phí hỗ trợ được triển khai lên tới hơn 4,4 tỷ đồng.

Trong đợt hỗ trợ này, gia đình bà Đỗ Thị Huê, bản Tiền Phong, xã Nà Nghịu, thuộc diện hộ nghèo cũng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng căn nhà mới rộng 60m², gồm 2 phòng ngủ và 1 phòng khách.

Bà Huê xúc động chia sẻ: “Gia đình tôi thuộc diện khó khăn, nên khi được Nhà nước hỗ trợ 60 triệu đồng, tôi rất mừng. Cùng với số tiền dành dụm được, tôi đã xây được căn nhà mới. Từ khi bắt đầu khởi công, bà con trong bản, họ hàng và các đoàn thể đã cùng giúp đỡ vận chuyển vật liệu, đảo vữa, sàng cát, xây dựng nhà. Giờ tôi đã chuyển vào ở được hơn một tuần rồi. Tôi vui lắm. Có nhà mới, tôi sẽ cố gắng làm ăn để ổn định cuộc sống”.

Niềm vui hiện rõ trên gương mặt người phụ nữ đã bao năm gồng gánh, cho thấy giá trị không chỉ vật chất mà còn là tinh thần của những mái ấm đầy tình nghĩa…

Cũng qua quá trình triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát, ở cấp địa phương, tỉnh Bình Định đã nổi lên như một điển hình sáng tạo và thần tốc. Chỉ trong vòng 3 tháng, toàn tỉnh đã hoàn thành việc xóa 4.411 căn nhà tạm, dột nát – một con số thể hiện quyết tâm chính trị cao và năng lực tổ chức hiệu quả. Đặc biệt, Bình Định không chỉ dừng lại ở việc xây nhà, mà còn giải quyết căn cơ vấn đề đất ở, hỗ trợ mức kinh phí vượt chuẩn, nâng mức hỗ trợ xây mới lên đến 80 triệu đồng, sửa chữa lên 40 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa và các cơ chế linh hoạt tại địa phương…

Phát biểu tại buổi tọa đàm "Mái ấm cho đồng bào: Những nỗ lực phi thường" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức vào ngày 3/6 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Nông Thị Hà đã khẳng định: Việc xóa bỏ hoàn toàn nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước để đồng bào được thụ hưởng thành quả của cách mạng và công cuộc đổi mới là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân và đã cho thấy hiệu quả rõ nét trong thời gian qua.

Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Nông Thị Hà (thứ 2 từ phải qua) khẳng định: Việc xóa bỏ hoàn toàn nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước để đồng bào được thụ hưởng thành quả của cách mạng và công cuộc đổi mới là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân và đã cho thấy hiệu quả rõ nét trong thời gian qua.
Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Nông Thị Hà (thứ 2 từ phải qua) khẳng định: Việc xóa bỏ hoàn toàn nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước để đồng bào được thụ hưởng thành quả của cách mạng và công cuộc đổi mới là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân và đã cho thấy hiệu quả rõ nét trong thời gian qua

Tính đúng đắn ấy không chỉ thể hiện ở mục tiêu nhân văn sâu sắc, mà còn được chứng minh bằng sự vào cuộc mạnh mẽ, đồng bộ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Từ Trung ương đến địa phương, từ cơ quan Nhà nước đến doanh nghiệp, từ lực lượng vũ trang đến người dân, tất cả đều chung tay, góp sức triển khai chủ trương một cách quyết liệt và thực chất. Những lễ khởi công, khánh thành các công trình nhà ở cho hộ nghèo, người có công, đồng bào vùng khó khăn đã trở thành chất xúc tác lan tỏa tinh thần nhân ái, khơi dậy khí thế thi đua sôi nổi khắp các cấp, các ngành và trong cộng đồng.

Từ đó, mỗi căn nhà được hoàn thiện không chỉ là một mái ấm che mưa nắng, mà còn là biểu tượng của sự sẻ chia, của tình đồng chí, nghĩa đồng bào – là nơi kết tinh tình yêu thương, niềm tin và hy vọng mà xã hội gửi gắm cho những mảnh đời còn khó khăn. Chính từ những ngôi nhà ấy, một tinh thần mới đang được vun đắp: tinh thần vượt khó, đoàn kết và hướng đến một tương lai bền vững hơn cho mọi người dân, đặc biệt là người nghèo, người yếu thế, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn…

Qua đó, có thể thấy, thành công của chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát không chỉ nằm ở số lượng căn nhà được xây mới hay sửa chữa, mà quan trọng hơn, là sự chuyển biến trong tư duy điều hành, trong cách huy động nguồn lực và trong tinh thần trách nhiệm của toàn xã hội. Đây là một minh chứng sống động cho tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau” mà Đảng và Nhà nước đã kiên trì theo đuổi. Đồng thời, Chương trình còn góp phần củng cố lòng tin của Nhân dân vào chính quyền các cấp, lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp trong cộng đồng, và tạo dựng nền tảng bền vững cho công cuộc phát triển đất nước theo hướng bao trùm và bền vững.

Trong hành trình xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát không chỉ là giải pháp trước mắt mà còn là một chiến lược lâu dài, thể hiện tầm nhìn nhân văn của Chính phủ và toàn hệ thống chính trị. Đây là cách mà chúng ta, với tinh thần đại đoàn kết, đang cùng nhau kiến tạo một tương lai tốt đẹp hơn cho mọi người dân Việt Nam – từ miền xuôi đến miền ngược, từ đồng bằng đến biên giới, hải đảo.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cảnh sát biển Việt Nam với đồng bào DTTS, tôn giáo: Lan tỏa yêu thương trên đất Bình Minh

Cảnh sát biển Việt Nam với đồng bào DTTS, tôn giáo: Lan tỏa yêu thương trên đất Bình Minh

Trong khuôn khổ các hoạt động thiết thực hướng về cộng đồng, Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng Nghiệp vụ Cảnh sát biển vừa tổ chức, thực hiện chương trình công tác dân vận với thông điệp “Cảnh sát biển với đồng bào DTTS, tôn giáo” tại xã Bình Minh, TP. Hà Nội.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Nhận diện thực chất vấn đề chuyển đổi số, quyết liệt tổ chức lại nhiệm vụ với tư duy đổi mới

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Nhận diện thực chất vấn đề chuyển đổi số, quyết liệt tổ chức lại nhiệm vụ với tư duy đổi mới

“Tầm nhìn xa, hành động mau lẹ, bắt đầu từ việc cụ thể……”. Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung về bài học kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ Chuyển đổi số. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung yêu cầu việc nhận diện thực chất vấn đề chuyển đổi số để quyết liệt tổ chức lại nhiệm vụ, với tư duy đổi mới.
Tiêu điều những bản làng “ba không” sau lũ dữ

Tiêu điều những bản làng “ba không” sau lũ dữ

Thời sự - Thanh Hải - 1 giờ trước
Thảm họa lũ lụt đi qua, để lại những bản làng xơ xác, tiêu điều. Cho đến cuối chiều 25/7 thì nhiều bản làng ở Nghệ An vẫn chưa thể liên lạc, tiếp cận được, đối mặt với “nhiều không”.
BĐBP TP. Cần Thơ bàn giao Nhà đồng đội cho các quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

BĐBP TP. Cần Thơ bàn giao Nhà đồng đội cho các quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

Xã hội - Văn Long - Tào Đạt - 2 giờ trước
Từ ngày 22 - 25/7, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) TP. Cần Thơ đã tổ chức bàn giao 5 căn Nhà đồng đội cho các quân nhân có hoàn cảnh khó khăn đang công tác tại đơn vị. Đại tá Hà Huy Trường, Phó Chính ủy Ban Chỉ huy BĐBP TP. Cần Thơ chủ trì các Lễ bàn giao.
Cảnh sát biển Việt Nam với đồng bào DTTS, tôn giáo: Lan tỏa yêu thương trên đất Bình Minh

Cảnh sát biển Việt Nam với đồng bào DTTS, tôn giáo: Lan tỏa yêu thương trên đất Bình Minh

Dân tộc - Tôn giáo - Thiếu tá Nguyễn Minh Thế - 2 giờ trước
Trong khuôn khổ các hoạt động thiết thực hướng về cộng đồng, Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng Nghiệp vụ Cảnh sát biển vừa tổ chức, thực hiện chương trình công tác dân vận với thông điệp “Cảnh sát biển với đồng bào DTTS, tôn giáo” tại xã Bình Minh, TP. Hà Nội.
Lâm Đồng: Nhiều hoạt động tri ân người có công, thể hiện truyền thống

Lâm Đồng: Nhiều hoạt động tri ân người có công, thể hiện truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Tin tức - N.Tâm - B. Thuận - 2 giờ trước
Tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức các đoàn công tác thăm hỏi, tặng quà các Mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình liệt sĩ, thương binh, người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025). Đây là hoạt động có ý nghĩa, thể hiện truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 1 năm triển khai kế hoạch thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 1 năm triển khai kế hoạch thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Chiều 25/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 1 năm triển khai kế hoạch số 356/KH-BCA-C06 về thu nhận mẫu ADN cho thân nhân của liệt sĩ chưa xác nhận được danh tính trên toàn quốc do Bộ Công an tổ chức nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình tại biên giới Thái Lan - Campuchia

Khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình tại biên giới Thái Lan - Campuchia

Tin tức - PV - 3 giờ trước
Ngày 25/7, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao đưa ra khuyến cáo tới công dân Việt Nam liên quan tình hình biên giới Thái Lan - Campuchia.
Hàng trăm Bí thư chi bộ, trưởng thôn, khối phố được bồi dưỡng kiến thức dân tộc

Hàng trăm Bí thư chi bộ, trưởng thôn, khối phố được bồi dưỡng kiến thức dân tộc

Chính sách Dân tộc - Minh Anh - 3 giờ trước
Sáng 25/7, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Học viện Dân tộc khai giảng 2 lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho 140 bí thư chi bộ, trưởng thôn, khối phố ở vùng DTTS trên địa bàn.
Con số

Con số "biết nói" và cú hích phát triển nơi vùng cao Quảng Ninh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Hơn 120 nghìn tỷ đồng được huy động-chủ yếu là nguồn xã hội hóa đầu tư trên nhiều lĩnh vực đưa thu nhập của người dân vùng khó khăn tăng gấp đôi, hạ tầng hiện đại phủ khắp bản làng.., đó là những gì mà các địa phương vùng cao Quảng Ninh có được sau 5 năm triển khai Nghị quyết số 06-NQ/TU của Tỉnh ủy.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh tại tỉnh Cà Mau

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh tại tỉnh Cà Mau

Tin tức - Như Tâm - 4 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại tỉnh Cà Mau, Đoàn công tác Trung ương do Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dẫn đầu đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh.
Bộ Tư lệnh Quân khu 9 kiểm tra kết quả sắp xếp tổ chức trong lực lượng tại TP. Cần Thơ

Bộ Tư lệnh Quân khu 9 kiểm tra kết quả sắp xếp tổ chức trong lực lượng tại TP. Cần Thơ

Tin tức - Tào Đạt - Văn Long - 4 giờ trước
Ngày 25/7, Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Quân khu 9 do Thiếu tướng Chiêm Thống Nhất - Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu 9 làm Trưởng đoàn, đã đến kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ sắp xếp tổ chức quân sự địa phương khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, tại Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP. Cần Thơ, Bộ Chỉ huy Quân sự TP. Cần Thơ.