Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Khi trí thức Dao nhập thế, giúp đời (Bài 4)

Vàng Ni - Vân Long - 18:30, 14/05/2025

Xa xưa, nếu việc học chữ Nôm Dao gần như là trách nhiệm của nam giới, thì tri thức y dược dân tộc lại là không gian học tập chung của người Dao. Ở đó, mọi giới, mọi lứa tuổi đều chung tay góp sức. Để từ đó, một kho tàng tri thức y thuật được liệt vào hàng đồ sộ bậc nhất ra đời, không chỉ là niềm tự hào của đồng bào mà còn là một kho tàng vô giá để ngành Y học Quốc gia tìm tòi và khám phá.

Với người Dao, học thuốc đồng nghĩa với học làm người, thực hành y đức và giữ gìn văn hóa. Trong hệ thống kinh sách Nôm Dao và truyền miệng lâu đời, thầy thuốc luôn được kỳ vọng, phải có tâm sáng trước khi có tay giỏi
Với người Dao, học thuốc đồng nghĩa với học làm người, thực hành y đức và giữ gìn văn hóa. Trong hệ thống kinh sách Nôm Dao và truyền miệng lâu đời, thầy thuốc luôn được kỳ vọng, phải có tâm sáng trước khi có tay giỏi

Một lĩnh vực thu  hút cả cộng đồng cùng chung tay

Không hề cao siêu và thần bí với những nghi thức kỳ lạ, thầy thuốc Triệu Thị Hà (người Dao Quần chẹt, thôn Hợp Nhất, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội, hiện công tác tại Làng Văn hóa - Du lịch các Dân tộc Việt Nam) chia sẻ về việc học thuốc của bản thân:

“Thuốc Nam gia truyền của đồng bào chỉ dạy theo cách cha truyền con nối. Sau khi học có hiểu biết ban đầu là sẽ được cha mẹ đưa lên rẫy, chỉ bảo từng lá thuốc, dạy cách hiểu loại bệnh nào thì sẽ chọn và kết hợp các loại cây nào. Từ đó, tạo nên phương pháp truyền dạy bí quyết thông qua việc học, thu hái, kết hợp vị thuốc và thực hành khám bệnh”.

Thầy thuốc Triệu Thị Lan (thôn Yên Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội) đang thực hành nghề (Ảnh: Làng Dao - Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam)
Thầy thuốc Triệu Thị Lan (thôn Yên Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội) đang thực hành nghề. (Ảnh: Làng Dao - Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam)

Nhờ tinh thần cùng nhau gìn giữ tri thức mà người Dao đang sở hữu kho tàng bài thuốc, phương pháp chữa bệnh và hiểu biết thảo dược được nhìn nhận đồ sộ bậc nhất trong số các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam. Không ít người, khi tiếp xúc lần đầu, không khỏi ngạc nhiên trước khả năng nhận biết và ứng dụng y học của đồng bào: từ những loài cây dại, hoa quả quanh nhà, đến các vị thuốc ở trong rừng già, trên đỉnh núi cao mà chỉ người Dao mới biết mặt gọi tên như “sùi lậy lọ”, “kùn kẹt”, “kòn chìn bụt”…

Đi cùng với đó là những kiểm chứng qua thực hành với hiệu quả chữa trị đáng kinh ngạc: từ gãy xương, bệnh tim mạch, tiêu hóa, hô hấp, đến cả những rối loạn thần kinh… những chứng bệnh mà y học hiện đại đôi khi vẫn lúng túng trong điều trị.

Một phần rất nhỏ trong kho tàng y dược đồ sộ của người Dao hiện đang được quảng bá tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Một phần rất nhỏ trong kho tàng y dược đồ sộ của người Dao hiện đang được quảng bá tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Khi y đức hòa quyện với văn hóa

“Quy tắc ngày xưa cha ông truyền lại là mình lấy cái tâm để bốc thuốc cho người bệnh. Ngày xưa, người Dao mình còn bốc thuốc không lấy tiền. Sau bệnh nhân khỏi bệnh, tùy gia cảnh mà họ sẽ làm lễ tạ ơn tương xứng, mình không đòi hỏi” – Thầy thuốc Triệu Thị Hà chia sẻ.

Bàn thờ thần cây thuốc của người Dao tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
Bàn thờ thần cây thuốc của người Dao tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Như thầy cúng, thầy thuốc Dao hiếm khi từ chối lời cầu khẩn, dù đêm khuya hay ngày bão lũ. Trước bệnh nhân, họ không nghĩ “nên giúp hay không?” mà chỉ băn khoăn “liệu mình có đủ năng lực?”. Sau khi bắt mạch, bốc thuốc, họ còn làm lễ cúng bàn thờ thần cây thuốc để xin cho thuốc phát huy hiệu nghiệm. Nếu không chữa được, họ sẵn sàng giới thiệu bệnh nhân tới thầy giỏi hơn, đồng thời ghi nhớ và học lại ca bệnh để tiếp tục nâng cao tay nghề.

Tiếng lành đồn xa, tài chữa bệnh, cộng với y đức gắn chặt trong văn hóa, giúp người Dao trở thành những thầy thuốc được tin cậy không chỉ trong cộng đồng mình mà với cả các dân tộc anh em. Nghề thuốc cũng giúp người Dao hình thành ý thức, còn rừng, còn núi, còn thuốc chữa bệnh. Từ đó, học cách sống hài hòa với thiên nhiên. Thuốc vừa là chỗ dựa sức khỏe, vừa là “ngọn hải đăng” tiên phong đưa hình ảnh cộng đồng Dao giỏi thuốc, nhân hậu, yêu rừng lan tỏa và gắn kết với xung quanh.

Nghề thuốc cũng trở thành một thành tố quan trọng cho nếp sống yêu rừng, bảo vệ rừng của người Dao (Ảnh: Hà Minh Hưng)
Nghề thuốc cũng trở thành một thành tố quan trọng cho nếp sống yêu rừng, bảo vệ rừng của người Dao. (Ảnh: Hà Minh Hưng)

Học để tồn tại - học để chuyển mình

Dù đã trở thành một trong những biểu tượng văn hóa nổi bật nhất của người Dao, nghề thuốc cũng đang phải học cách sinh tồn trước những sức ép của thời đại.
Dù đã trở thành một trong những biểu tượng văn hóa nổi bật nhất của người Dao, nghề thuốc cũng đang phải học cách sinh tồn trước những sức ép của thời đại. (Ảnh: Thầy thuốc Lý Mùi Phỉn)

Trở ngại lớn nhất hiện nay là sự đòi hỏi về chứng minh của y học hiện đại. Thầy thuốc Triệu Thị Hà chia sẻ: “Bà con người Dao ngày xưa nhiều người chữ nghĩa khoa học không biết. Từng có thời gian một số người có kiến thức khoa học biện chứng về Đông y và Tây y hỏi vặn. Do không thể trả lời được nên bà con thường phải chịu thiệt, bị ép phải bán thuốc theo giá nguyên liệu, rất lãng phí”

Cùng lúc, nhu cầu khám chữa bệnh của Nhân dân khắp nơi, tăng phi mã qua từng năm lại tạo thêm gánh nặng cho các thầy thuốc và cả những vùng đất đang cưu mang nguồn dược liệu quý hiếm. Từ Ba Vì (Hà Nội) đến Đồng Văn (Hà GIang); từ Cao Bằng, Lạng Sơn đến Sìn Hồ (Lai Châu), không ít cánh rừng, đỉnh núi mà đồng bào bao đời nâng niu đang đứng trước nguy cơ bị tận thu đến nghèo kiệt.

Trước sức ép từ thời đại, người Dao không bó gối chịu trận. Từ bản làng đến viện nghiên cứu, một nhu cầu học hỏi mới đang trỗi dậy. Từng ngày, mọi người đang dốc sức giải đáp những thắc mắc trong bài thuốc truyền thống bằng ngôn ngữ khoa học. Nhiều thầy thuốc đã học thêm Tây y, kỹ thuật điều chế, thương mại… và nhất là nuôi trồng dược liệu tại nhà để giảm gánh nặng cho rừng. 

Bản sao bằng công nhận làng nghề truyền thống của UBND TP.Hà Nội dành cho làng nghề truyền thống thuốc nam dân tộc Dao Yên Sơn (xã Ba Vì, huyện Ba Vì) hiện đang được trưng bày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Ảnh: Vân Long)
Bản sao Bằng công nhận Làng nghề truyền thống của UBND TP. Hà Nội dành cho Làng nghề truyền thống thuốc nam dân tộc Dao Yên Sơn (xã Ba Vì, huyện Ba Vì) hiện đang được trưng bày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. (Ảnh: Vân Long)

Những nỗ lực này đã gặt hái quả ngọt. Các thầy thuốc như Lăng Thị Châm (Hà Nội), Lý Mùi Phỉn (Cao Bằng), Lý Mí Chải (Lai Châu)… đã dần khẳng định tên tuổi. Các làng nghề kết hợp thuốc Nam, du lịch tại Yên Sơn (Hà Nội), Nặm Đăm (Hà Giang) đã được các cấp chính quyền và giới y khoa công nhận. Từ nấu cao, làm miếng dán đến tán bột, kỹ thuật hiện đại đang giúp nghề thuốc Dao bắt kịp thời đại mà vẫn giữ hồn cốt dân tộc.

Tưởng như sẽ bị lấn át, tri thức y dược của người Dao lại tìm được lối đi mới từ chính tinh thần ham học đã ăn sâu trong từng nếp văn hóa. Không chỉ bảo vệ tri thức cổ, bà con còn đưa y dược dân tộc trở thành một phần năng động trong hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia, bước đầu định vị được mình giữa cả Đông - Tây y, trở thành gương mặt tiêu biểu cho sự chuyển hóa và ứng biến không ngừng.

Từ những thầy lang, thầy cúng đọc kinh thư, bốc thuốc cứu người giữa rừng sâu, đến các bác sĩ, nhà khoa học, cán bộ người Dao góp mặt trong bộ máy nhà nước – có thể thấy rằng, tri thức Dao chưa bao giờ chỉ nằm trên sách vở. Nó luôn vận động theo hai chiều: chủ động học hỏi từ bên ngoài để làm giàu cho những giá trị tiếp thu từ bên trong. Trong chu trình bền bỉ ấy, một thế hệ trí thức Dao mới đang lớn dần lên, họ có chung một khát vọng cống hiến. Họ cùng nhau gánh vác di sản cộng đồng, cùng sáng tạo, làm mới, nuôi dưỡng giấc mơ kiến tạo tương lai. Để từ đó, người Dao không chỉ hòa vào nhịp sống đất nước, mà còn sánh bước cùng khu vực và thế giới.


Bài 5: Dòng chảy trí thức Dao mới

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

Phải thú thực rằng, kể từ khi công tác ở Báo Dân tộc và Phát triển, thì tôi mới có nhiều cơ hội và điều kiện để trải nghiệm cảm giác “cắm bản”, “bám bản”. Đó cũng là điều kiện cần để bắt đầu cho một hành trình chuyển tải thông tin về những khó khăn, vất vả, mà còn cả những tiềm năng, thế mạnh, những gương người tốt việc hay của một vùng đất. Nhưng sau bao chuyến ngược ngàn, trong tôi vẫn còn đó những “khoảng lặng” không nói đủ bằng lời.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: 63 tỉnh thành hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương

Thủ tướng: 63 tỉnh thành hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương

Phát biểu bế mạc Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị ở cấp xã, ngày 15/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, 63 tỉnh thành, hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương, phải thay đổi tư duy, xóa bỏ định kiến để tất cả vì sự phát triển chung, đồng thời điều quan trọng nhất của cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy là chuyển đổi trạng thái sang kiến tạo, chủ động phục vụ, giải quyết các công việc, vấn đề của người dân và doanh nghiệp, gần dân, sát dân, bám dân, bám cơ sở.
Chính phủ ban hành quy định mới về đối tượng tinh giản biên chế, có hiệu lực từ 16/6

Chính phủ ban hành quy định mới về đối tượng tinh giản biên chế, có hiệu lực từ 16/6

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 154/2025/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2025.
Báo chí đồng hành trong hành trình thực hiện chính sách cho vùng đồng bào DTTS

Báo chí đồng hành trong hành trình thực hiện chính sách cho vùng đồng bào DTTS

Thời sự - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Những năm qua, báo chí luôn đồng hành cùng quá trình triển khai thực hiện các chính sách dành cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, kịp thời tuyên truyền những mô hình hay, cách làm hiệu quả và phát hiện những vấn đề bất cập, phản ánh kịp thời để các cấp chính quyền vào cuộc, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đồng bào DTTS. Minh chứng tại tỉnh Kon Tum đã cho thấy điều đó.
Viết báo đồng hành cùng đồng bào DTTS bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch

Viết báo đồng hành cùng đồng bào DTTS bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch

Sắc màu 54 - Trần Đình Quang - 1 giờ trước
Hơn 30 năm làm báo, tôi từng đảm nhận nhiều vai trò: phóng viên phát thanh, truyền hình, biên tập viên, quay phim, đạo diễn và phụ trách Phòng Biên tập Phát thanh – Truyền hình tiếng dân tộc thiểu số, Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Quảng Ngãi. Dù ở vị trí nào, tôi luôn tâm niệm viết báo không chỉ để thông tin mà còn để đồng hành cùng đồng bào gìn giữ văn hóa truyền thống, phát triển du lịch. Sau khi nghỉ hưu, tôi tiếp tục gắn bó với nghề trong vai trò cộng tác viên Báo Dân tộc và Phát triển, bền bỉ theo đuổi hành trình viết báo vì cộng đồng.
Chương trình MTQG 1719 góp phần đưa nước hợp vệ sinh đến đồng bào vùng cao

Chương trình MTQG 1719 góp phần đưa nước hợp vệ sinh đến đồng bào vùng cao

Dân tộc - Tôn giáo - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn; trong đó có việc đầu tư nước sạch, nước hợp vệ sinh phục vụ sinh hoạt cho đồng bào vùng cao. Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), sau hơn 4 năm triển khai đã có hàng nghìn hộ dân khu vực nông thôn, vùng DTTS đã được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.
Gia Lai: Nhiều hoạt động hướng đến trẻ em trong dịp hè

Gia Lai: Nhiều hoạt động hướng đến trẻ em trong dịp hè

Xã hội - Hòa Bình - 1 giờ trước
Không chỉ là khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, kỳ nghỉ hè là lúc để các em học sinh khám phá thêm nhiều điều mới lạ, trau rồi thêm các kỹ năng sống. Vì vậy, các cấp, ngành tỉnh Gia Lai tích cực triển khai nhiều chương trình thiết thực, với quyết tâm mang đến cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em khó khăn, vùng DTTS có môi trường sống an toàn, lành mạnh và công bằng.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Từ cửa Phật lan tỏa nếp sống đẹp trong cộng đồng

Từ cửa Phật lan tỏa nếp sống đẹp trong cộng đồng

Dân tộc - Tôn giáo - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Phong trào “Chùa cảnh tinh tiến, gương mẫu” do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh triển khai đã góp phần làm đẹp cảnh quan chùa, lan tỏa lối sống từ bi, bác ái và xây dựng nếp sống văn minh. Từ chốn thiền môn, Phật giáo đang đồng hành cùng cộng đồng trong hành trình dựng xây quê hương giàu đẹp, nghĩa tình.
Gần 30 tỉnh, thành công bố điểm thi và điểm chuẩn lớp 10 năm 2025

Gần 30 tỉnh, thành công bố điểm thi và điểm chuẩn lớp 10 năm 2025

Giáo dục - Minh Nhật - 1 giờ trước
Hàng loạt địa phương trên cả nước đã công bố điểm thi, điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026. Đây là kỳ thi quan trọng, đánh dấu năm đầu tiên tuyển sinh theo Chương trình GDPT 2018.
Hầm Hô - Viên ngọc xanh giữa lòng đất võ!

Hầm Hô - Viên ngọc xanh giữa lòng đất võ!

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 1 giờ trước
Giữa lòng huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định - nơi sinh ra người Anh hùng áo vải cờ đào Nguyễn Huệ có một vùng đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp hiếm có: Hầm Hô. Đây không chỉ là một thắng cảnh nổi bật trên bản đồ du lịch Bình Định mà còn là nơi kết tụ của lịch sử, truyền thuyết và hào khí dân tộc. Từ vẻ đẹp của sông nước đá núi đến những câu chuyện tình yêu, nghĩa khí lẫm liệt của thời Tây Sơn hiển hách, Hầm Hô hiện lên như một sử thi vừa tráng lệ vừa nên thơ.
“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

Phóng sự - Thanh Hải - 2 giờ trước
Phải thú thực rằng, kể từ khi công tác ở Báo Dân tộc và Phát triển, thì tôi mới có nhiều cơ hội và điều kiện để trải nghiệm cảm giác “cắm bản”, “bám bản”. Đó cũng là điều kiện cần để bắt đầu cho một hành trình chuyển tải thông tin về những khó khăn, vất vả, mà còn cả những tiềm năng, thế mạnh, những gương người tốt việc hay của một vùng đất. Nhưng sau bao chuyến ngược ngàn, trong tôi vẫn còn đó những “khoảng lặng” không nói đủ bằng lời.
Gia Lai: Chương trình MTQG 1719 tiếp sức xóa nhà tạm trong vùng đồng bào DTTS

Gia Lai: Chương trình MTQG 1719 tiếp sức xóa nhà tạm trong vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã tiếp sức tỉnh Gia Lai giải quyết một số nhu cầu cấp thiết trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh, trong đó có nội dung hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Theo đó, gần 3.000 hộ nghèo được hiện thực hoá giấc mơ an cư, là nền tảng để người dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.