Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Thách thức mới trên tinh thần ham học của người Dao (Bài cuối)

Vàng Ni - Vân Long - 5 giờ trước

Dù đã trải qua bao thế hệ, dòng suối hiếu học của người Dao vẫn không ngừng tuôn chảy, từ mái nhà tranh vang tiếng ê a kinh Nôm, đến giảng đường đại học rộn ràng bước chân người trẻ. Nhưng ở thế kỷ XXI, tinh thần ham học ấy đang đối diện với những thử thách chưa từng có. Trước những giá trị cũ dần mai một, môi trường sống thay đổi, thế hệ trẻ người Dao - đặc biệt là Gen Z - đứng giữa ngã ba thời đại: tiếp nối hay đứt đoạn? hội nhập hay tan loãng? Và để truyền thống ham học tập của dân tộc không sụp đổ, điều gì là then chốt?

Những thử thách của thời đại

“Tinh thần hiếu học của người Dao đang bị thử thách mạnh mẽ!”, đó là nhận định chung của hầu hết những cá nhân được phỏng vấn trong quá trình viết nên loạt bài này.
“Tinh thần hiếu học của người Dao đang bị thử thách mạnh mẽ!”, đó là nhận định chung của hầu hết những cá nhân được phỏng vấn trong quá trình viết nên loạt bài này.

Bước sang thế kỷ XXI, làn sóng đô thị hóa, kinh tế thị trường, công nghệ số và các biến động xã hội toàn cầu đã len lỏi tới tận những thôn bản xa xôi. Tác động của chúng lên người Dao là điều không thể phủ nhận, cả tích cực lẫn tiêu cực. Không khó để thấy nhiều bạn trẻ Dao, đặc biệt là thế hệ Gen Z, nhờ thừa hưởng tinh thần hiếu học của tổ tiên, cộng với khả năng thích ứng nhanh, đã tự tin khẳng định mình trên nhiều lĩnh vực, bắt đầu có những đóng góp đầu tiên cho cộng đồng và xã hội. Tuy nhiên, trong hành trình hội nhập, những “hạt sạn” cũng dần lộ diện.

Là người đã gắn bó trọn đời với sự nghiệp công tác dân tộc, nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh không khỏi trăn trở: "Thực tế hiện nay, không chỉ các em nhỏ mà ngay cả nhiều người trung niên, cao tuổi dân tộc Dao cũng không am hiểu, biết viết, đọc chữ Nôm của dân tộc mình. Các câu thành ngữ, tục ngữ, dân ca, múa dân gian và các tập tục trong việc hành lễ tâm linh…cũng thưa vắng dần, nhất là ở các thị trấn, thị tứ hay các vùng nông thôn đang được đô thị hóa. Mặc dù các tri thức người Dao đã có nhiều cố gắng để mở lớp, dạy chữ, khơi dậy các tập tục tiến bộ, nhân văn, loại bỏ hủ tục, hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên chúng ta không đánh đồng tinh thần hiếu học tổng thể của người Dao với việc chỉ học chữ Nôm – Dao mà phải nhìn từ góc độ tổng thể của việc truyền dạy văn hóa và tiếp thu văn hóa của đồng bào." 

Nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh trao Kỷ niệm chương Vì sự phát triển các dân tộc cho giáo viên dân tộc thiểu số tiêu biểu vào năm 2020, trong đó có đại biểu nhóm Dao Lô gang
Nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh trao Kỷ niệm chương Vì sự phát triển các dân tộc cho giáo viên dân tộc thiểu số tiêu biểu vào năm 2020, trong đó có đại biểu người Dao

Tiến sĩ Triệu Thị Nhất, người con của vùng lòng hồ Na Hang (Tuyên Quang), thẳng thắn chỉ ra một chuyển biến tâm lý đáng lo ngại trong một bộ phận phụ huynh Dao hiện nay: “Một bộ phận không nhỏ phụ huynh Dao do trưởng thành trong giai đoạn tình hình kinh tế - xã hội đang khởi sắc toàn diện như hiện nay, vô tình hay hữu ý, đã hình thành một tư duy an phận rằng: Cứ như này (hoặc cứ có tiền) là đã đủ sống! Tư duy này âm thầm len lỏi vào các con, khiến các em dần mất đi khát khao học tập.”

Cùng nỗi trăn trở, chị Chảo Thị Yến, cây viết và người truyền cảm hứng cộng đồng, nêu thực trạng tại chính quê hương Bát Xát (Lào Cai) của mình: “Bằng lòng quá sớm với những gì mình đang có đang trở thành rào cản lớn khiến một số bạn trẻ tại quê mình không còn tinh thần phải học để thoát nghèo. Việc các bạn kiếm tiền sớm cũng không có gì xấu, nếu các bạn vẫn có tinh thần học hỏi để phát triển bản thân. Nhưng đại đa số những bạn mình tiếp xúc lại hài lòng với việc đi làm các công việc như nhân viên quán ăn, công nhân nhà máy, không cần suy nghĩ nhưng vẫn đủ ăn, đủ mặc… và tỏ ra thụ động để tiếp nhận những cái mới. Thậm chí, tại quê mình đã có những trường hợp tìm cách sang Campuchia lao động, dù báo chí đã phản ánh và cảnh báo. Nhưng vì ma lực đồng tiền, nhiều bạn trẻ chấp nhận bỏ học, chấp nhận rủi ro…”

Ngoài ra, không ít bạn trẻ Dao, khi lần đầu rời bản xuống phố, phải đối mặt với vô số bỡ ngỡ: thiếu kỹ năng sống, thiếu tự tin, thiếu kiến thức pháp luật, kỹ năng thích nghi và phản biện trước những đổi thay chóng mặt của thời đại. Không ít trường hợp vì thế mà thu mình, nản chí, thậm chí vướng vào tệ nạn…

Đồng hành cùng sự trường tồn của đất nước

Giữa guồng quay gấp gáp tới mức tưởng như có thể thay bỏ tất cả những gì của truyền thống, chính những người Dao có tâm huyết lại đang âm thầm trở thành “người giữ lửa” cho truyền thống hiếu học của dân tộc mình. Không chờ đợi hoàn toàn vào chính sách, nhiều trí thức và bạn trẻ Dao đã chủ động thành lập những không gian gắn kết cộng đồng. Nổi bật trong đó là hai hội nhóm: “Sinh viên dân tộc Dao tại Hà Nội” và “Người Dao Việt Nam – Gắn kết từ bản sắc.”

“Chào tân sinh viên & Chúc mừng phụ nữ Dao nhân ngày phụ nữ Việt Nam 20/10” một trong những hoạt động thường niên của hai hội nhóm nhằm giao lưu, lan tỏa văn hóa Dao tới muôn nơi (Ảnh: Sinh viên dân tộc Dao tại Hà Nội)
“Chào tân sinh viên & Chúc mừng phụ nữ Dao nhân ngày phụ nữ Việt Nam 20/10” một trong những hoạt động thường niên của hai hội nhóm nhằm giao lưu, lan tỏa văn hóa Dao tới muôn nơi (Ảnh: Sinh viên dân tộc Dao tại Hà Nội)

Từ nhu cầu thiết thực ban đầu là hỗ trợ nơi ở, đồ dùng sinh hoạt cho tân sinh viên, đến nay, hai nhóm đã mở rộng thành mạng lưới hỗ trợ học tập, hướng nghiệp, kết nối thế hệ, tổ chức nhiều hoạt động cộng đồng ý nghĩa như: chương trình “Đông ấm về bản Dao”, quyên góp giúp bà con vùng thiên tai, sinh hoạt văn hóa - văn nghệ tôn vinh bản sắc và tinh thần đoàn kết dân tộc…

Chính từ những sáng kiến tự thân ấy, tinh thần “học để nâng mình - học để giúp đời” không chỉ được gìn giữ, mà còn được tiếp sức mạnh mẽ bởi tình đồng bào và niềm tin vào tương lai.

Hình ảnh đẹp của các bạn Gen Z dân tộc Dao đang sinh sống và học tập tại Hà Nội
Hình ảnh đẹp của các bạn Gen Z dân tộc Dao đang sinh sống và học tập tại Hà Nội

Trên hành trình gìn giữ và phát huy văn hóa hiếu học của người Dao, luôn có sự đồng hành bền bỉ và trách nhiệm của Nhà nước, từ trung ương đến địa phương. Hệ thống chính sách ngày càng được hoàn thiện. Cơ chế hành chính đang xúc tiến những điều chỉnh tích cực với việc thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo. Thông qua đó, Đảng và Nhà nước không chỉ thể hiện cam kết sâu sắc trong việc chăm lo cho sự phát triển bền vững của đồng bào, mà còn tạo nên hành lang pháp lý và nguồn lực cần thiết để tinh thần ham học của người Dao tiếp tục được nuôi dưỡng.

Dù vẫn còn đó những lo âu trước tốc độ chuyển mình nhanh chóng của xã hội, nhưng Nguyên Thứ trưởng Hoàng Thị Hạnh vẫn luôn tin tưởng rằng với nền tảng chính sách ngày càng sát thực, cộng đồng Dao sẽ tiếp tục giữ được truyền thống hiếu học, thích nghi linh hoạt và vươn lên trong thời đại mới.

“Đó chính là những kết tinh văn hóa được lớp lớp các thế hệ người Dao truyền dạy cho con cháu muôn đời. Tại sao người Dao có một kho tàng văn hóa đồ sộ, phong phú, đa dạng như thế? Đó là ý thức tự thân trong nhu cầu bảo tồn nòi giống của con người, của dòng họ, của gia đình. Và điều quan trọng không kém chính là truyền thống hiếu học của người Dao được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thống hiếu học của người Dao đã trở thành yêu cầu, nhu cầu để tồn tại và trưởng thành, phát triển của cuộc sống. Nó là sợi chỉ xuyên suốt, khâu nối và làm nên nền văn hóa đặc sắc của người Dao".

Bà Hoàng Thị HạnhNguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc

Dẫu phía trước còn nhiều chông gai, sức ép và những chuyển động khôn lường của thời đại, tinh thần hiếu học của người Dao bền bỉ chảy trong mạch nguồn văn hóa dân tộc, từ những con chữ Nôm lưu giữ tri thức bản Dao đến những bước đi tự tin trên bục giảng ở bất cứ nơi nào. Với tinh thần chủ động, tâm huyết của bản thân, sự chung tay của cộng đồng, sự hỗ trợ của Nhà nước; khát vọng học tập ấy đã và đang chuyển hóa thành nội lực, tiếp sức cho cộng đồng người Dao nói riêng và đồng bảo các DTTS nói chung, vươn lên phát triển mạnh mẽ và bền vững; như mong mỏi của Nghệ nhân dân gian Tẩn Kim Phu gửi gắm trong tác phẩm để đời của ông “Truyện thơ người Dao Khâu ở Sìn Hồ, Lai Châu” (NXB Văn Hóa – Thông Tin, 2012):

“Biết chữ lại thêm hiểu khoa học

Chẳng lo thiếu gạo chẳng lo tiền

Hòa chung dân tộc đại đoàn kết

Dựng xây cuộc sống mãi đẹp tươi.”

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quê Bác hôm nay!

Quê Bác hôm nay!

Để thấy sự thay đổi của một vùng đất, đôi khi phải làm khách lãng du. Qua nhiều miền quê ở xứ Nghệ, rồi dừng chân nơi Kim Liên, Hoàng Trù, mới hay, sự đổi thay ấy thật nhẹ nhàng. Nhẹ nhàng như cái cách mà người dân nơi đây nỗ lực vượt khó mỗi ngày để xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao, như cái tư duy của lớp lớp hậu thế mang khát vọng phát triển du lịch từ nguồn lực văn hóa...
Tin nổi bật trang chủ
Việt Nam - Thái Lan chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện"

Việt Nam - Thái Lan chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện"

Ngày 16/5, sau Lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã tiến hành hội đàm và họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ 4.
Thứ trưởng Nông Thị Hà thăm, làm việc với Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sơn La

Thứ trưởng Nông Thị Hà thăm, làm việc với Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sơn La

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - 15 phút trước
Ngày 16/5, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Thứ trưởng Nông Thị Hà làm Trưởng đoàn đã tới thăm, làm việc với Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sơn La.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Tỉnh Bình Định đã có cách làm sáng tạo, thần tốc trong triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Tỉnh Bình Định đã có cách làm sáng tạo, thần tốc trong triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thời sự - T.Nhân-N.Triều - 1 giờ trước
Chiều 16/5, Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Bình Định tổ chức Lễ công bố hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ cải thiện nhà ở hộ nghèo có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ.
Đắk Lắk: Cảnh báo “bẫy” lừa đảo trong mùa thi

Đắk Lắk: Cảnh báo “bẫy” lừa đảo trong mùa thi

Pháp luật - Lê Hường - 2 giờ trước
Ngày 16/5, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa phát thông tin cảnh báo thủ đoạn lừa đảo trong mùa thi.
Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Nông Thị Hà thăm, tặng quà hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát tại Sơn La

Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Nông Thị Hà thăm, tặng quà hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát tại Sơn La

Tin tức - Tào Đạt - 2 giờ trước
Ngày 16/5, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Thứ trưởng Nông Thị Hà làm Trưởng đoàn đã đến thăm, động viên các hộ nghèo được hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Cùng đi có lãnh đạo Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sơn La và UBND huyện Mai Sơn.
Công tác quản lý ngân sách nhà nước được đẩy mạnh hiện đại hóa, chuyển đổi số

Công tác quản lý ngân sách nhà nước được đẩy mạnh hiện đại hóa, chuyển đổi số

Thời sự - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Chiều 16/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe các báo cáo liên quan đến quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023.
Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhà thờ Trà Cổ - Điểm đến hấp dẫn nơi địa đầu Tổ quốc. Vẻ đẹp bình yên ở Hợp tác xã Sinh Dược. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sạt lở khi thi công thủy điện tại Lai Châu, ít nhất 5 người tử vong

Sạt lở khi thi công thủy điện tại Lai Châu, ít nhất 5 người tử vong

Tin tức - Minh Nhật - 3 giờ trước
Theo nguồn tin tại Lai Châu, khoảng 10 giờ 30 phút sáng 16/5, tại công trường thi công công trình Thủy điện Tả Páo Hồ 1A ở huyện Phong Thổ (Lai Châu) xảy ra vụ sạt lở khiến nhiều người thương vong.
Đề nghị truy tố cựu Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên về tội nhận hối lộ

Đề nghị truy tố cựu Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên về tội nhận hối lộ

Pháp luật - Minh Nhật - 4 giờ trước
Cựu giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên - bà Trương Thị Thu Hương vừa bị đề nghị truy tố với cáo buộc nhận hối lộ 10 tỷ đồng.
Con đường thắm tình quân dân

Con đường thắm tình quân dân

Media - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Làng Kon Tuông, xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum nằm ở lưng chừng núi, cả làng có 81 hộ, 277 nhân khẩu, 100% là đồng bào Xơ Đăng. Con đường vào làng chỉ dài gần 2 km, nhưng do địa hình đồi núi dốc nguy hiểm, đặc biệt khi mùa mưa, con đường trơn trượt, nên chẳng có một phương tiện nào có thể lưu thông được. Từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025, tháng 2/2025, huyện Đăk Glei tiến hành đầu tư xây dựng đường giao thông lên làng Kon Tuông.
Điện Biên chiếu phim miễn phí nhân Tháng hành động Vì trẻ em năm 2025

Điện Biên chiếu phim miễn phí nhân Tháng hành động Vì trẻ em năm 2025

Tin tức - Anh Trúc - 5 giờ trước
Hưởng ứng Tháng hành động Vì trẻ em năm 2025, Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh tỉnh tổ chức chương trình chiếu phim lưu động tuyên truyền hè dành cho học sinh, thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh.
Việt Nam - Thái Lan trao nhiều văn kiện hợp tác quan trọng

Việt Nam - Thái Lan trao nhiều văn kiện hợp tác quan trọng

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Sáng 16/5, sau khi đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 nội các chung Việt Nam – Thái Lan, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác giữa hai nước.