Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Dòng chảy trí thức Dao mới (Bài 5)

Vàng Ni - Vân Long - 15:57, 15/05/2025

Cùng với sự phát triển của đất nước và truyền thống hiếu học bền bỉ, những "lớp sóng" trí thức Dao mới liên tiếp xuất hiện, lớp sau xô lớp trước, hợp lưu cùng suối nguồn tri thức truyền thống của bản làng. Từ những dòng suối nhỏ, tri thức Dao hòa vào sông lớn tri thức Việt Nam, rồi xuôi ra biển cả nhân loại - nơi cả cộng đồng cùng học cách chắt lọc từng giọt tinh hoa từ bão tố thời đại, nuôi dưỡng bản thân và làm rạng danh dân tộc.

Trường giang sóng sau xô sóng trước

Theo Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng (Viện Văn hoá và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), lấy dấu mốc năm 1941, Bác Hồ về Cao Bằng sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, để trực tiếp chỉ đạo cách mạng trong nước, làm điểm khớp nối với dòng lịch sử, đến nay người Dao đã có 6 thế hệ trí thức mới nối tiếp nhau.

Nếu chỉ xét theo các tiêu chí: Được đào tạo bài bản trong hệ thống giáo dục phổ thông; Có học hàm, học vị; Có đóng góp quan trọng không chỉ cho cộng đồng Dao mà còn cho đất nước, số lượng những trí thức tiêu biểu đã hết sức đông đảo. Đơn cử như: nhà thơ Bàn Tài Đoàn (1913–2007), Nguyên Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng chí Triệu Khánh Phương (1913–1968), Khu Ủy viên Đảng bộ Khu Tự trị Việt Bắc; Tiến sĩ Bàn Tiến Tân (1945–1994), người Dao duy nhất từng theo học tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva (MGU) – Lomonosov danh giá thời Liên Xô cũ…

Song hành cùng sự phát triển của đất nước, hệ thống giáo dục phổ thông cũng ngày càng được hoàn thiện và phủ sóng rộng khắp. Người Dao, từ chỗ chỉ có thể tiếp nhận những mạch suối tri thức mới ở chiến khu Việt Bắc, đã có thể vươn mình đón nhận dòng chảy quý báu ở khắp cả nước.

Sự xuất hiện của nhiều ngành nghề, lĩnh vực mới cũng tạo điều kiện để đồng bào đa dạng hóa con đường học tập. Cùng với đó, đội ngũ trí thức Dao mới ngày càng đông đảo, đến mức Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng hóm hỉnh nhận xét: “Nếu chỉ tính đơn giản là học xong phổ thông, đại học, tham gia vào các ngành yêu cầu bằng cấp như hành chính, giáo dục, y tế... thì nhiều lắm! Chỉ Nhà nước mới nắm được con số chính xác thôi!”.

Các thế hệ trí thức Dao mới đi trước chụp hình cùng sinh viên Dao Gen Z – thế hệ thứ bảy tương lai tại Hà Nội. (Ảnh: Nhóm Sinh viên dân tộc Dao tại Hà Nội)
Các thế hệ trí thức Dao mới đi trước chụp hình cùng sinh viên Dao Gen Z – thế hệ thứ bảy tương lai tại Hà Nội. (Ảnh: Nhóm Sinh viên dân tộc Dao tại Hà Nội)

Khi sông, biển học cách hợp lưu

Song song với quá trình xuôi dòng, hòa mình vào biển lớn tri thức nhân loại, người Dao cũng phải đối diện với những "dòng chảy ngược" - những nền văn hóa và con người từ khắp nơi trên thế giới tìm đến, mang theo góc nhìn riêng để khám phá văn hóa Dao. Trong hành trình ấy, không tránh khỏi những lần “chạm dòng”, những “xoáy nước” va đập, giữa một bên là khát vọng bảo tồn truyền thống, một bên là sức hút từ tinh hoa mới mẻ của thời đại.

Là người tuy không mang dòng máu Dao, nhưng đã dành hơn bốn thập kỷ khám phá, chứng kiến sự chuyển mình của đồng bào trong khoảng 20 năm cuối thế kỷ XX và 25 năm đầu thế kỷ XXI, Tiến sĩ Nguyễn Anh Cường - Nguyên Trưởng khoa Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam (trường Đại học Văn hóa Hà Nội), đồng tác giả cuốn “Trang phục cổ truyền của người Dao ở Việt Nam”, tin rằng: Đối diện xu thế mới, thấu hiểu để học hỏi lẫn nhau chính là nền tảng để người Dao hòa nhập, phát triển trong xu thế hội nhập toàn cầu.

Tiến sĩ Nguyễn Anh Cường (cầm sách) - một trong những nhà nghiên cứu về văn hóa Dao hàng đầu Việt Nam hiện nay
Tiến sĩ Nguyễn Anh Cường (cầm sách) - một trong những nhà nghiên cứu về văn hóa Dao hàng đầu Việt Nam hiện nay

“Chúng ta đi nghiên cứu thì mới nhận ra có rất nhiều điều hay từ bà con mà mình nên học. Đừng nghĩ rằng “À! Bà con học từ chúng ta!”. Mà ngược lại, chúng ta cũng đi học từ bà con. Học trong ứng xử, học trong giao tiếp, học trong vấn đề thích nghi với môi trường sống. Tại sao bà con sống như thế được? Lý do gì để họ có cơ hội và điều kiện để phát triển được? Đấy chính là những điều mà chúng ta cần phải đi học!”, TS. Nguyễn Anh Cường nhấn mạnh. 

Đồng quan điểm ở trên, nhớ lại những kỷ niệm chung tay cùng các bản của đồng bào phát triển du lịch cộng đồng, tạo một cầu nối giao thoa, Tiến sĩ Bàn Tuấn Năng cũng thẳng thắn nhìn nhận: “Có một sự giằng xé không thể tránh khỏi giữa bài toán giữa cái cũ và học cái mới. Nếu xã hội cổ xưa, những tri thức và cơ chế vận hành truyền thống như cúng bái, thế giới tâm linh… đã giúp cộng đồng tự thỏa mãn nhu cầu tối thiểu; thì trong xã hội hiện đại, nhu cầu con người đa dạng hơn rất nhiều. Tất cả những gì của quá khứ không thể đáp ứng nổi thì sẽ buộc phải học cách thích ứng với cái mới, trên nền tảng văn hóa chính mình. Đấy chính là mấu chốt của vấn đề. Không thiếu những trường hợp các dân tộc bị mai một văn hóa, mất bản sắc với nguyên nhân mà chính người Dao đã nhìn vào và rút ra: Tiếp nhận văn hóa trên đôi chân của người khác!”.

Các đại biểu tham dự Hội thảo quốc tế: Sự phát triển văn hóa – xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai (1995) tại tỉnh Bắc Thái cũ - một trong những dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập của người Dao Việt Nam với thế giới. (Ảnh trích từ kỷ yếu hội thảo)
Các đại biểu tham dự Hội thảo quốc tế: Sự phát triển văn hóa - xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai (1995) tại tỉnh Bắc Thái cũ - một trong những dấu mốc quan trọng trong quá trình hội nhập của người Dao Việt Nam với thế giới. (Ảnh trích từ kỷ yếu hội thảo)

Chính nhờ tinh thần học hỏi lẫn nhau, những thế hệ trí thức Dao mới, cùng các nhà nghiên cứu tâm huyết từ khắp nơi trong và ngoài nước, không chỉ làm giàu tri thức cho bản thân, mà còn đóng vai trò như những người điều hướng, giúp cộng đồng tìm được điểm cân bằng giữa bảo tồn giá trị truyền thống và tiếp thu tinh hoa nhân loại.

Chính những nỗ lực bền bỉ ấy đã góp phần đưa văn hóa Dao liên tiếp được vinh danh là di sản quốc gia: chữ Nôm Dao (2012); Lễ Cấp sắc, hát Páo Dung (2013); lễ cầu năm mới, cầu mùa (2016)…, trở thành những mảnh ghép không thể thiếu trong bức tranh hội nhập đầy bản sắc của Việt Nam.

Mỗi thời mỗi khác, sự phát triển như vũ bão trong thế kỷ XXI, với những khó khăn đặc thù, đang đặt ra những thách thức chưa từng có cho thế hệ trí thức Dao Gen Z – thế hệ thứ bảy đang dần thành hình. Làm thế nào để các bạn cùng những thế hệ Dao hiện nay giữ gìn được truyền thống hiếu học giữa những làn sóng mới? Đồng bào đang làm gì để đối diện và vượt qua? Và, những thông điệp nào sẽ được gửi gắm cho hiện tại và mai sau trên hành trình gìn giữ tinh thần hiếu học của tổ tiên?

Bài cuối : Thách thức mới trên tinh thần ham học của người Dao

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

Phải thú thực rằng, kể từ khi công tác ở Báo Dân tộc và Phát triển, thì tôi mới có nhiều cơ hội và điều kiện để trải nghiệm cảm giác “cắm bản”, “bám bản”. Đó cũng là điều kiện cần để bắt đầu cho một hành trình chuyển tải thông tin về những khó khăn, vất vả, mà còn cả những tiềm năng, thế mạnh, những gương người tốt việc hay của một vùng đất. Nhưng sau bao chuyến ngược ngàn, trong tôi vẫn còn đó những “khoảng lặng” không nói đủ bằng lời.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: 63 tỉnh thành hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương

Thủ tướng: 63 tỉnh thành hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương

Phát biểu bế mạc Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị ở cấp xã, ngày 15/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, 63 tỉnh thành, hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương, phải thay đổi tư duy, xóa bỏ định kiến để tất cả vì sự phát triển chung, đồng thời điều quan trọng nhất của cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy là chuyển đổi trạng thái sang kiến tạo, chủ động phục vụ, giải quyết các công việc, vấn đề của người dân và doanh nghiệp, gần dân, sát dân, bám dân, bám cơ sở.
Chính phủ ban hành quy định mới về đối tượng tinh giản biên chế, có hiệu lực từ 16/6

Chính phủ ban hành quy định mới về đối tượng tinh giản biên chế, có hiệu lực từ 16/6

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 154/2025/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế, có hiệu lực thi hành từ ngày 16/6/2025.
Báo chí đồng hành trong hành trình thực hiện chính sách cho vùng đồng bào DTTS

Báo chí đồng hành trong hành trình thực hiện chính sách cho vùng đồng bào DTTS

Thời sự - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Những năm qua, báo chí luôn đồng hành cùng quá trình triển khai thực hiện các chính sách dành cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, kịp thời tuyên truyền những mô hình hay, cách làm hiệu quả và phát hiện những vấn đề bất cập, phản ánh kịp thời để các cấp chính quyền vào cuộc, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đồng bào DTTS. Minh chứng tại tỉnh Kon Tum đã cho thấy điều đó.
Viết báo đồng hành cùng đồng bào DTTS bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch

Viết báo đồng hành cùng đồng bào DTTS bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch

Sắc màu 54 - Trần Đình Quang - 1 giờ trước
Hơn 30 năm làm báo, tôi từng đảm nhận nhiều vai trò: phóng viên phát thanh, truyền hình, biên tập viên, quay phim, đạo diễn và phụ trách Phòng Biên tập Phát thanh – Truyền hình tiếng dân tộc thiểu số, Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Quảng Ngãi. Dù ở vị trí nào, tôi luôn tâm niệm viết báo không chỉ để thông tin mà còn để đồng hành cùng đồng bào gìn giữ văn hóa truyền thống, phát triển du lịch. Sau khi nghỉ hưu, tôi tiếp tục gắn bó với nghề trong vai trò cộng tác viên Báo Dân tộc và Phát triển, bền bỉ theo đuổi hành trình viết báo vì cộng đồng.
Chương trình MTQG 1719 góp phần đưa nước hợp vệ sinh đến đồng bào vùng cao

Chương trình MTQG 1719 góp phần đưa nước hợp vệ sinh đến đồng bào vùng cao

Dân tộc - Tôn giáo - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Thời gian qua, tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn; trong đó có việc đầu tư nước sạch, nước hợp vệ sinh phục vụ sinh hoạt cho đồng bào vùng cao. Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), sau hơn 4 năm triển khai đã có hàng nghìn hộ dân khu vực nông thôn, vùng DTTS đã được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.
Gia Lai: Nhiều hoạt động hướng đến trẻ em trong dịp hè

Gia Lai: Nhiều hoạt động hướng đến trẻ em trong dịp hè

Xã hội - Hòa Bình - 1 giờ trước
Không chỉ là khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, kỳ nghỉ hè là lúc để các em học sinh khám phá thêm nhiều điều mới lạ, trau rồi thêm các kỹ năng sống. Vì vậy, các cấp, ngành tỉnh Gia Lai tích cực triển khai nhiều chương trình thiết thực, với quyết tâm mang đến cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em khó khăn, vùng DTTS có môi trường sống an toàn, lành mạnh và công bằng.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Từ cửa Phật lan tỏa nếp sống đẹp trong cộng đồng

Từ cửa Phật lan tỏa nếp sống đẹp trong cộng đồng

Dân tộc - Tôn giáo - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Phong trào “Chùa cảnh tinh tiến, gương mẫu” do Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh triển khai đã góp phần làm đẹp cảnh quan chùa, lan tỏa lối sống từ bi, bác ái và xây dựng nếp sống văn minh. Từ chốn thiền môn, Phật giáo đang đồng hành cùng cộng đồng trong hành trình dựng xây quê hương giàu đẹp, nghĩa tình.
Gần 30 tỉnh, thành công bố điểm thi và điểm chuẩn lớp 10 năm 2025

Gần 30 tỉnh, thành công bố điểm thi và điểm chuẩn lớp 10 năm 2025

Giáo dục - Minh Nhật - 1 giờ trước
Hàng loạt địa phương trên cả nước đã công bố điểm thi, điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026. Đây là kỳ thi quan trọng, đánh dấu năm đầu tiên tuyển sinh theo Chương trình GDPT 2018.
Hầm Hô - Viên ngọc xanh giữa lòng đất võ!

Hầm Hô - Viên ngọc xanh giữa lòng đất võ!

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 1 giờ trước
Giữa lòng huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định - nơi sinh ra người Anh hùng áo vải cờ đào Nguyễn Huệ có một vùng đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng vẻ đẹp hiếm có: Hầm Hô. Đây không chỉ là một thắng cảnh nổi bật trên bản đồ du lịch Bình Định mà còn là nơi kết tụ của lịch sử, truyền thuyết và hào khí dân tộc. Từ vẻ đẹp của sông nước đá núi đến những câu chuyện tình yêu, nghĩa khí lẫm liệt của thời Tây Sơn hiển hách, Hầm Hô hiện lên như một sử thi vừa tráng lệ vừa nên thơ.
“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

“Khoảng lặng” không nói đủ bằng lời

Phóng sự - Thanh Hải - 2 giờ trước
Phải thú thực rằng, kể từ khi công tác ở Báo Dân tộc và Phát triển, thì tôi mới có nhiều cơ hội và điều kiện để trải nghiệm cảm giác “cắm bản”, “bám bản”. Đó cũng là điều kiện cần để bắt đầu cho một hành trình chuyển tải thông tin về những khó khăn, vất vả, mà còn cả những tiềm năng, thế mạnh, những gương người tốt việc hay của một vùng đất. Nhưng sau bao chuyến ngược ngàn, trong tôi vẫn còn đó những “khoảng lặng” không nói đủ bằng lời.
Gia Lai: Chương trình MTQG 1719 tiếp sức xóa nhà tạm trong vùng đồng bào DTTS

Gia Lai: Chương trình MTQG 1719 tiếp sức xóa nhà tạm trong vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã tiếp sức tỉnh Gia Lai giải quyết một số nhu cầu cấp thiết trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh, trong đó có nội dung hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Theo đó, gần 3.000 hộ nghèo được hiện thực hoá giấc mơ an cư, là nền tảng để người dân ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.