Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể nghề vẽ sáp ong của người Mông ở Yên Bái

Trọng Bảo - 10:36, 22/12/2023

Với những độc đáo, sáng tạo trong nghệ thuật vẽ sáp ong tạo hoa văn trên vải, sự nỗ lực trong bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa trong đời sống của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn (tỉnh Yên Bái), nghệ thuật vẽ sáp ong đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Để nét văn hóa truyền thống đặc sắc này luôn hiện diện trong đời sống Nhân dân, cấp ủy, chính quyền các cấp cùng với đồng bào Mông- những chủ nhân sở hữu di sản đang có nhiều giải pháp thiết thực nhằm bảo tồn gắn với phát triển du lịch.

Phụ nữ Mông thường ngồi bên bếp lửa giữ sáp ong được đủ nhiệt độ để vẽ
Phụ nữ Mông thường ngồi bên bếp lửa giữ sáp ong được đủ nhiệt độ để vẽ

Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của đồng bào dân tộc Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, là di sản chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật đặc sắc. Chị em phụ nữ Mông sử dụng bút vẽ bằng đồng có nét đậm, nét thanh để vẽ các hoa văn hình chấm tròn và hoa văn hình xoắn ốc bằng sáp ong trên những vuông vải lanh nhỏ, sau đó, ghép lại thành các chi tiết, bộ phận như vai áo, thân váy hay tay áo, cổ áo… rồi khâu lại thành sản phẩm hoàn chỉnh.

Chị Lý Thị Ninh, nghệ nhân đang làm việc tại Tổ hợp tác thêu dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông ở bản Dề Thàng, xã Chế Cu Nha, huyện vùng cao Mù Cang Chải cho biết: Để có thể thực hiện nghệ thuật này, điều đầu tiên cần có, đó là sáp ong nấu chảy làm "mực vẽ". Muốn có được loại “mực vẽ” này, chị em phụ nữ cho sáp vào chảo gang nhỏ, đun nhỏ lửa sáp chảy ra tới khoảng 50 đến 60 độ C là có thể sử dụng được. Một vật liệu nữa không thể thiếu đó là vải; loại vải được sử dụng thường là loại vải lanh trắng. Khi vẽ, dùng bút chấm vào chảo sáp ong đang nóng đặt trên than hồng rồi vẽ lên nền vải mộc; cái khó ở đây đó là người vẽ phải cân đối để lượng sáp chảy đều, không bị loang nét vẽ…

Điều đặc biệt thể hiện sự tài hoa của người vẽ, đó là họ không cần có hình mẫu trước mà tự do sáng tác ra những hoa văn với nhiều mô típ khác nhau với đường ngang, viền đậm, dài hoặc gãy góc tạo ra các khối hình vuông, hình chữ nhật… cùng những mảng màu tối, sáng, nóng, lạnh... sao cho phù hợp. 

Sau khi vẽ xong, tấm vải được đem đi nhuộm, luộc trong nước sôi. Khi luộc, sáp ong sẽ tan chảy trong nước sôi và giữ lại trên vải những phần hoa văn mộc mạc nhưng không kém phần tinh xảo, nghệ thuật.

Người vẽ không cần có hình mẫu trước mà tự do sáng tác ra những hoa văn trên vải
Người vẽ không cần có hình mẫu trước mà tự do sáng tác ra những hoa văn trên vải

“Mình được mẹ truyền dạy cách vẽ sáp ong từ khi mới lên 5 tuổi. Người Mông quan niệm, hoa văn trên trang phục, đồ dùng sinh hoạt giúp kết nối với thần linh, thể hiện cá tính, ước vọng của con người về cuộc sống. Để có một bộ váy áo truyền thống đẹp thì người Mông mình phải làm nhiều công đoạn như se lanh, dệt vải, vẽ sáp ong tạo hoa văn, nhuộm chàm... Trong đó, khó nhất và mất nhiều công vẫn là lúc dùng sáp ong để tạo hoa văn trên vải”, chị Lý Thị Ninh chia sẻ.

Cũng theo chị Ninh, đã là phụ nữ Mông thì hầu như ai cũng biết vẽ sáp ong; công việc này được các chị các mẹ truyền dạy cho con em mình ngay từ nhỏ. Việc vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải trước tiên là phục vụ về váy áo cho chính bản thân mình, rồi dùng để biếu, tặng… Giờ đây còn có thể làm hàng hóa mang đi bán để cải thiện thu nhập cho gia đình.

Với chủ trương xây dựng huyện Mù Cang Chải thành huyện du lịch giai đoạn 2021-2025 theo phương châm “Xanh, hài hòa, bản sắc, an toàn, thân thiện”, thời gian qua, địa phương đã có nhiều giải pháp bảo tồn, phát huy nét đặc sắc trong văn hóa của đồng bào các dân tộc; trong đó, có nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải của dân tộc Mông.

“Chúng tôi phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu, liên kết và phát triển thủ công mỹ nghệ Craft Link (Hà Nội); thông qua hợp tác này, chúng tôi thường xuyên giới thiệu kỹ thuật độc đáo của nghệ thuật tạo hình hoa văn bằng sáp ong trên vải của người Mông, huyện Mù Cang Chải đến đông đảo công chúng Thủ đô và du khách quốc tế. Qua đó, góp phần quảng bá cũng như thu hút du khách đến khám phá và trải nghiệm tại địa phương. Từ đó, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con Nhân dân trong việc kinh doanh các dịch vụ du lịch”, ông Trịnh Thế Bình, Trưởng Phòng Văn hóa huyện Mù Cang Chải cho biết thêm.

Vẽ sáp ong trên vải là công đoạn khó nhất để có được một bộ váy áo truyền thống đẹp
Vẽ sáp ong trên vải là công đoạn khó nhất để có được một bộ váy áo truyền thống đẹp

Được biết, trong định hướng phát triển của các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn đến năm 2030 đều đưa hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc gắn với phát triển du lịch, là một trong những nhiệm vụ, hướng phát triển trọng tâm. 

Với định hướng này, đã thể hiện rõ quan điểm, chủ trương “biến di sản thành tài sản”; góp phần bồi đắp thêm niềm tự hào của đồng bào các dân tộc với bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân trong việc giữ gìn, quảng bá và khai thác giá trị văn hóa; thúc đẩy phát triển du lịch, nâng cao thu nhập từng bước xóa đói giảm nghèo.

Ý kiến độc giả
Tin cùng chuyên mục
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Những năm qua, tỉnh Khánh Hoà dành nhiều sự quan tâm cho giáo dục miền núi, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ học sinh có điều kiện ăn ở ổn định. Ngoài các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa thực hiện hỗ trợ chi phí từ khi học mẫu giáo đến tốt nghiệp đại học; hỗ trợ gạo, miễn, giảm học phí…; tặng quà, học bổng từ các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh dành cho học sinh, sinh viên DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Ngày 3/4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu Đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng đồng chí Khamtay Siphandone.
Ông Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines

Ông Đỗ Vinh Quang làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines

Kinh tế - Hồng Phúc - 2 giờ trước
Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group Đỗ Vinh Quang được bầu làm Chủ tịch HĐQT Vietravel Airlines, chính thức đánh dấu sự tham gia trực tiếp của T&T Group vào bộ máy quản trị điều hành của Hãng hàng không du lịch này.
Bắc Hà (Lào Cai) quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm đúng hẹn

Bắc Hà (Lào Cai) quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm đúng hẹn

Xã hội - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Là huyện 30a của tỉnh, Bắc Hà là 1 trong 5 huyện của Lào Cai chưa hoàn thành xóa nhà tạm. Với mục tiêu phải hoàn thành trước ngày 31/5, huyện đang quyết tâm, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.
Tuyên Quang chú trọng tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS

Tuyên Quang chú trọng tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn trong vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 3 giờ trước
Những năm gần đây, công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, giảm thiểu nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS. Đặc biệt, nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã tạo điều kiện đáng kể để Tuyên Quang thực hiện có hiệu quả nội dung này.
Tạo chuyển biến về bình đẳng giới từ Chương trình MTQG 1719

Tạo chuyển biến về bình đẳng giới từ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Việc thực hiện có hiệu quả nguồn lực từ Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn 1 từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã giúp phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS vươn lên, khẳng định vai trò của mình trong xây dựng và phát triển cộng đồng.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Du lịch Lào Cai hứa hẹn tiếp tục bứt phá, tăng tốc

Du lịch Lào Cai hứa hẹn tiếp tục bứt phá, tăng tốc

Du lịch - Minh Nhật - 3 giờ trước
Tổng lượng khách đến Lào Cai trong 3 tháng đầu năm nay đạt hơn 3 triệu lượt, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, khách quốc tế đạt 257.717 lượt; tổng thu đạt khoảng 10.235 tỷ đồng, tăng 60%.
Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Tin tức - Minh Nhật - 3 giờ trước
Sáng 3/4 (tức ngày 6/3 âm lịch), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 50 đại biểu trở về từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì. Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Trung Kiên dẫn đầu.
Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 3 giờ trước
Từ nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I; từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương trên cả nước đã xây dựng, nhân rộng mô hình sinh kế bền vững với hiệu quả kinh tế cao.
Giữ vững và phát huy thành quả phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS

Giữ vững và phát huy thành quả phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Tùng Nguyên - 4 giờ trước
Nghị định số 66/2025/NĐ-CP đã bổ sung chính sách hỗ trợ trẻ em nhà trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Sự bổ sung này không chỉ góp phần giữ vững và phát huy thành quả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS và miền núi mà còn bảo đảm công bằng trong thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Lý Sơn - Sôi động mùa du lịch

Lý Sơn - Sôi động mùa du lịch

Du lịch - Đình Quang - 4 giờ trước
Tháng Ba, mùa trời êm biển lặng, mùa cá chuồn bay giỡn nước, mùa ngư dân huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, cũng là mùa du lịch đẹp nhất trong năm.