Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lạng Sơn: Gìn giữ văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch

Khánh Sơn - 07:41, 01/12/2023

Lạng Sơn là mảnh đất có nhiều lợi thế để phát triển du lịch theo hướng khai thác tiềm năng văn hóa truyền thống, gắn với tôn giáo tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh, kinh tế cửa khẩu. Việc khai thác những thế mạnh này sẽ đem lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội.

Lễ hội Xuân của người dân Lạng Sơn luôn thu hút đông đảo khách du lịch quan tâm và đến thăm quan vào mỗi dịp Xuân mới.
Lễ hội Xuân của người dân Lạng Sơn luôn thu hút đông đảo khách du lịch quan tâm và đến thăm quan vào mỗi dịp Xuân mới.

Gắn bản sắc văn hóa với phát triển du lịch

Triển khai thực hiện Dự án 6 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lạng Sơn đang nỗ lực khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. 

Theo thống kê, tỉnh Lạng Sơn hiện có 280 lễ hội; 139 di tích được xếp hạng các cấp (gồm 2 khu di tích quốc gia đặc biệt, 29 di tích quốc gia, 108 di tích cấp tỉnh. Tiêu biểu là các di tích quốc gia đặc biệt: Khu di tích lịch sử Chi Lăng, Khu di tích Khởi nghĩa Bắc Sơn và các di tích quốc gia, như: Nhị -Tam Thanh, Núi Tô Thị, Thành Nhà Mạc...); hơn 100 câu lạc bộ dân ca và sinh hoạt văn hóa truyền thống, cùng hàng trăm tổ, đội văn nghệ cơ sở; 9 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 2 di sản văn hóa phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại… góp phần làm phong phú thêm sản phẩm du lịch.

Một hoạt động văn hóa và sản phẩm du lịch tiêu biểu, nổi bật, đặc sắc vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về của tỉnh Lạng Sơn là "Lễ hội Hoa đào" nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, kinh tế của cây hoa đào; đồng thời tôn vinh cây hoa đào, người trồng đào Xứ Lạng. Đơn cử như Lễ hội Hoa đào xứ Lạng Xuân Quý Mão 2023 với chủ đề “Kỳ hoa Xứ Lạng - Sắc màu biên cương” đã thu hút gần 10.000 du khách tới tham quan và trải nghiệm. Đồng thời, lễ hội còn diễn ra nhiều hoạt động giao lưu sôi động, mang đậm nét văn hóa bản địa đặc sắc như: Giao lưu hát Sli, hát lượn, hát then; múa sư tử dân tộc Tày, Nùng; giao lưu các câu lạc bộ khiêu vũ mở rộng; giao lưu nhảy đường phố cùng các hoạt động triển lãm sách, báo Xuân; trưng bày 1.500 gốc đào gồm đa dạng giống quý bản địa, trao đổi các sản phẩm OCOP, ẩm thực đặc sắc của tỉnh đã xác lập Kỷ lục món ăn Việt Nam; biểu diễn nhạc nước nghệ thuật…, tạo ra không gian văn hóa - du lịch với những điểm nhấn vừa mang đậm bản sắc truyền thống, vừa hiện đại, tạo sức hút mới lạ cho Lễ hội đã góp phần tuyên truyền, quảng bá rộng rãi hình ảnh vùng đất, con người, nét đẹp văn hóa, truyền thống của đồng bào DTTS và miền núi…

Lạng Sơn luôn trú trọng việc bảo tồn, lưu giữ những nét đẹp, bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn.
Lạng Sơn luôn trú trọng việc bảo tồn, lưu giữ những nét đẹp, bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn.

Lạng Sơn không chỉ thu hút du khách gần xa với những Lễ hội truyền thống, với những điểm du lịch tâm linh, mà Lạng Sơn còn tập trung phát triển du lịch cộng đồng. Tiêu biểu như làng văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn, thuộc huyện Bắc Sơn.

Sau hơn 10 năm triển khai, làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn đã có gần 10 hộ gia đình xây dựng homestay đạt tiêu chuẩn đón tiếp khách, từ đó tạo ra sinh kế để đảm bảo cuộc sống.

Niềm vui tuổi già của ông Dương Công Chài (làng văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn, Bắc Sơn, Lạng Sơn) giờ đây, là được chăm sóc điểm tô cho ngôi nhà cổ gần 100 năm tuổi của mình. Là một trong những hộ dân đầu tiên tham gia làm du lịch cộng đồng, ông rất phấn khởi vì có thêm thu nhập, có tháng lên tới 20 triệu đồng.

Còn chị Dương Thị Ngọc Hà, Đội trưởng Đội Văn nghệ Du lịch cộng đồng xã Quỳnh Sơn phấn khởi chia sẻ: Bây giờ hết dịch COVID-19 rồi, đội văn nghệ lại tập hợp và chăm chỉ tập luyện để bảo tồn nét văn hóa riêng đặc sắc của dân tộc Tày chúng tôi với những làn điệu then cổ, then mới, rồi những làn điệu các cụ thời xưa truyền lại. Qua đó, giới thiệu với du khách những nét đẹp, nét đặc sắc của văn hóa truyền thống, thu hút ngày càng đông khách du lịch trong và ngoài nước đến trải nghiệm.

Cùng với việc phát huy giá trị của văn hóa truyền thống, chất lượng dịch vụ, phục vụ khách du lịch của các làng du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh đang từng bước được nâng cao. Qua đó các làng đã cung cấp những sản phẩm văn hóa/loại hàng hóa đặc biệt mang "giá trị kép" cho du khách, đồng thời, tạo ra sinh kế bền vững cho cộng đồng cư dân địa phương, nhất là đồng bào DTTS và miền núi, tạo nguồn thu ổn định, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. 

Toàn cảnh Thung lũng Bắc Sơn được chụp từ trên mây, một loại hình du lịch Danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Lạng Sơn.
Toàn cảnh Thung lũng Bắc Sơn được chụp từ trên cao, một địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Lạng Sơn.

Giải pháp mang tính bền vững

Theo dòng lịch sử, văn hóa Lạng Sơn được hình thành và phát triển đa dạng gắn với nền văn hóa Mai Pha và nền văn hóa Bắc Sơn rực rỡ, với hệ thống di tích, di chỉ khảo cổ như: Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Kéo Lèng, Phai Vệ, Mai Pha... phản ánh sinh động đời sống và sự tiến hóa không ngừng của loài người từ thời tiền sử đến ngày nay. Theo đó, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Lạng Sơn luôn xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, các mục tiêu phát triển du lịch luôn được xác định trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để tập trung chỉ đạo thực hiện.

Trên cơ sở đó, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn đã tham mưu, triển khai các giải pháp để phát triển các loại hình du lịch, trong đó phát huy lợi thế tài nguyên du lịch văn hóa (di sản văn hóa, giá trị lịch sử, tâm linh). Đầu tư cho bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa tín ngưỡng tôn giáo và những giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với tâm linh, để trở thành yếu tố hấp dẫn đặc sắc của Lạng Sơn.

Ông Nguyễn Phúc Hà, Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Lạng Sơn cho biết: Tỉnh Lạng Sơn luôn xác định tiềm năng để phát triển du lịch gồm có 5 loại hình như: du lịch sinh thái; du lịch văn hóa; du lịch tâm linh; du lịch mua sắm; du lịch cửa khẩu. Bởi vậy tỉnh sẽ tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện và đầu tư những điểm du lịch cộng đồng, sinh thái dựa trên khai thác giá trị văn hóa của từng địa phương. 

Tiếp tục tập trung vào các sản phẩm du lịch hiện có và khai thác các sản phẩm mới đa dạng, phong phú có chất lượng hơn. Đồng thời, thường xuyên giới thiệu, quảng bá đến các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Phát triển hệ thống các trung tâm mua sắm tại thành phố Lạng Sơn và khu vực kinh tế cửa khẩu. Đẩy mạnh sự chuyên nghiệp các điểm dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi có chất lượng cao nhằm thu hút và kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch.

Hiện tại, tỉnh Lạng Sơn đang tích cực triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Công viên địa chất toàn cầu, khi được công nhận đây sẽ là sản phẩm du lịch mới dựa trên giá trị văn hóa gắn với thiên nhiên, đa dạng sinh học... thu hút đông đảo khách du lịch và đặc biệt kỳ vọng vào lượng khách du lịch quốc tế.

Năm 2022, tổng lượng khách du lịch của Lạng Sơn ước đạt khoảng 3,5 triệu lượt, doanh thu ước đạt 2.100 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2023, Lạng Sơn đã thu hút hơn 1,3 triệu lượt khách, đạt 35,9% kế hoạch, tăng 78,6% so với cùng kỳ. Doanh thu 1.055 tỷ đồng, đạt 37% kế hoạch, tăng 281% so với cùng kỳ năm trước.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Liên Sơn ngày mới

Liên Sơn ngày mới

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai tại tỉnh Ninh Thuận đã tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào dân tộc Raglay ở thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước. Cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đặc biệt quan tâm đồng hành cùng người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ, tạo sinh kế, nâng cao đời sống cho đồng bào vùng khó khăn.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ mười ba, nhiệm kỳ 2020-2025

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ mười ba, nhiệm kỳ 2020-2025

Sáng 2/4, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức Hội nghị lần thứ mười ba, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị.
Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Đơn vị cung ứng giống cây dược liệu không thực hiện cam kết, nhiều hộ DTTS rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”

Pháp luật - Phạm Tiến - 8 phút trước
Từ năm 2024 đến nay, nhiều hộ đồng bào DTTS tham gia Dự án trồng cây dược liệu quý (trồng cây gấc) ở huyện A Lưới , TP.Huế rơi vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Đất trồng cây gấc đã san ủi, hố trồng cây gấc đã đào, thế nhưng đơn vị tham gia liên kết sản xuất là Công ty La San lại chưa giao cây giống, vật tư trồng gấc như cam kết.
Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Xín Mần (Hà Giang): Những tín hiệu tích cực từ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Khoa học - Công nghệ - Vũ Mừng - 11 phút trước
Những năm gần đây, việc liên kết, chuyển giao và tiếp nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã góp phần gia tăng năng suất và chất lượng cây trồng cho các hộ dân tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
Cà Mau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển là di tích Quốc gia đặc biệt

Cà Mau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển là di tích Quốc gia đặc biệt

Trang địa phương - Minh Nhật - 11 phút trước
Trong tháng 4/2025, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức nhiều sự kiện văn hóa nhằm tôn vinh các giá trị truyền thống. Trong đó có sự kiện đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Ðường Hồ Chí Minh trên biển.
PC Lào Cai: Đẩy mạnh chuyển đổi số, hạn chế lừa đảo đối với khách hàng dùng điện

PC Lào Cai: Đẩy mạnh chuyển đổi số, hạn chế lừa đảo đối với khách hàng dùng điện

Xã hội - Trọng Bảo - 13 phút trước
Hiện nay, tình trạng lừa đảo qua mạng, trong đó, có việc giả mạo nhân viên điện lực để lừa đảo khách hàng ngày càng tinh vi. Nhằm bảo đảm an toàn cho khách hàng dùng điện, hạn chế tối đa rủi ro, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số nhằm nâng cao tính minh bạch.
Lạng Sơn: Đồng bào có đạo thi đua sống

Lạng Sơn: Đồng bào có đạo thi đua sống "tốt đời đẹp đạo"

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Anh - 14 phút trước
Với phương châm "sống tốt đời, đẹp đạo" thời gian qua, đồng bào có đạo tại Lạng Sơn luôn hăng hái thi đua phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, qua đó có những đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, khẳng định rõ hơn vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Độc đáo tục rước dâu của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu

Độc đáo tục rước dâu của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 20 phút trước
Lễ cưới của người Dao Thanh Y ở Bình Liêu (Quảng Ninh) không chỉ là một nghi thức quan trọng trong đời sống hôn nhân, mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống với nhiều phong tục đặc sắc hiếm thấy ở các dân tộc khác. Trong đó, lễ rước dâu là phần đặc biệt nhất, thể hiện sự giao thoa giữa tín ngưỡng, phong tục và tinh thần cộng đồng.
Những người lính với hành trình làm sạch đất

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Phóng sự - Hoàng Chính-VM - 27 phút trước
Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.
Phát huy nguồn lực tôn giáo đóng góp vào sự phát triển đất nước

Phát huy nguồn lực tôn giáo đóng góp vào sự phát triển đất nước

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 37 phút trước
Trong tiến trình phát triển của đất nước, tôn giáo không chỉ là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần mà còn là nguồn lực quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, xây dựng phát triển đất nước. Với những giá trị đạo đức, văn hóa và tinh thần cộng đồng sâu sắc, tôn giáo đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng một xã hội nhân văn, tiến bộ và thịnh vượng.
Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông

Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông

Sắc màu 54 - Xuân Hòa - 40 phút trước
Tại những buôn làng Tây Nguyên, mỗi sản phẩm thủ công không chỉ là vật dụng mà còn là tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn văn hóa. Những chiếc bình gốm, ché hay con vật bằng đất sét là kết tinh từ đôi tay khéo léo của những người phụ nữ buôn làng - nơi sự sáng tạo hòa quyện với tình yêu đất đai, quê hương.
Đắk Mil - Vùng trọng điểm cây cà phê ở Đắk Nông gồng mình chống hạn

Đắk Mil - Vùng trọng điểm cây cà phê ở Đắk Nông gồng mình chống hạn

Trang địa phương - Lê Hường - 1 giờ trước
Nhiều công trình thủy lợi cạn trơ đáy, cây cà phê héo rũ, rụng lá, hoa cháy đen; người dân vùng trọng điểm cà phê Đắk Mil của tỉnh Đắk Nông đang tìm đủ cách chống chọi với hạn cứu cây trồng.