Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ông Trần Hữu Ninh, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình: " Quảng Bình luôn quan tâm thực hiện đầy đủ chính sách đối với Người có uy tín"

Văn Hoa - 04:12, 02/12/2023

"Xác đinh đội ngũ Người có uy tín có vai trò quan trọng trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, Quảng Bình luôn quan tâm thực hiện đầy đủ chính sách đối với Người có uy tín...", trao đổi với Báo Dân tộc và Phát triển về việc thực hiện chính sách đối với Người uy tín trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, ông Trần Hữu Ninh, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình đã nhấn mạnh nội dung này.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà tặng quà của UBDT cho các đại biểu Người có uy tín tỉnh Quảng Bình nhân dịp đoàn ra thăm quan, học tập và gặp mặt Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc tại Thủ đô Hà Nội
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà tặng quà của UBDT cho các đại biểu Người có uy tín tỉnh Quảng Bình nhân dịp đoàn ra thăm quan, học tập và gặp mặt Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc tại Thủ đô Hà Nội

 Với đặc điểm về khí hậu, thổ nhưỡng không mấy thuận lợi, ảnh hưởng không nhỏ đến các kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nói chung và vùng đồng bào DTTS nói riêng, ông có thể thông tin bức tranh chung về vùng đồng bào DTTS hiện nay của tỉnh Quảng Bình, thưa ông?

Ông Trần Hữu Ninh: Vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Quảng Bình có diện tích tự nhiên khoảng 3.845 km2, có 9 xã biên giới với hơn 222 km đường biên giới tiếp giáp với nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Dân số tính đến 31/12/2022 là 11.038 hộ, 46.075 người. Trong đó, đồng bào DTTS là 6.066 hộ, 27.957 khẩu, sinh sống ở các huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy. 

Tình hình đời sống Nhân dân vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh cơ bản ổn định, bà con các DTTS hăng hái thi đua sản xuất. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên tuyến biên giới ổn định. Đồng bào các dân tộc chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có tinh thần đoàn kết, tương trợ và khắc phục khó khăn để vươn lên.

Trong những năm qua, vùng DTTS và miền núi tỉnh gặp nhiều khó khăn do địa hình chia cắt, nằm ở vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh; trên địa bàn thường xuất hiện các đợt thiên tai như lũ lụt, mưa bão gây thiệt hại lớn tài sản, tính mạng của nhân dân và đồng bào DTTS, cũng như ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của đồng bào. 

Tuy nhiên, được sự chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp nên tình hình an ninh, chính trị vùng đồng bào DTTS và miền nói chung và dọc tuyến biên giới nói riêng cơ bản ổn định; không xảy ra tình trạng hộ đồng bào DTTS bị thiếu đói trong đợt thiên tai lũ lụt, mưa bão.

Tính đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS và miền núi chiếm 40,45, cận nghèo là 16,14%. Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo DTTS những năm qua có giảm, tuy nhiên vẫn còn khá cao. Cụ thể số hộ nghèo DTTS chiếm 61% hộ DTTS; cận nghèo chiếm 18,05% hộ DTTS.

Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa xã hội vùng dân tộc và miền núi có những chuyển biến tích cực. Hệ thống trạm Y tế, nhà văn hóa, trường học ngày càng xây dựng hoàn thiện, đội ngũ y, bác sĩ, giáo viên từng bước được tăng cường, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; số trạm y tế, trường, lớp đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi, học sinh tốt nghiệp, hộ dùng nước sạch và có nhà vệ sinh tăng. 

Phong trào xây dựng nông thôn mới đang được đẩy mạnh, bộ mặt nông thôn vùng DTTS và miền ngày càng khởi sắc.Tình trạng thiếu đất sản xuất, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản trái phép về cơ bản đã được hạn chế...

Ông Trần Hữu Ninh, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình
Ông Trần Hữu Ninh, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình

Được biết, sự chuyển biến trong vùng đồng bào DTTS có vai trò "dẫn dắt" của đội ngũ những Người có uy tín trên địa bàn. Ông cho biết, tỉnh Quảng Bình đã tổ chức thực hiện chính sách đối với Người có uy tín như thế nào, thưa ông?

Ông Trần Hữu Ninh: Thực hiện các quy định của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban Dân tộc, hàng năm UBND tỉnh giao Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, hướng dẫn và phối hợp với các địa phương thực hiện rà soát, tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định công nhận Người có uy tín (hàng năm và giai đoạn) để làm cơ sở thực hiện đảm bảo, có hiệu quả các chính sách có liên quan đối với Người có uy tín trên địa bàn.

Giai đoạn 2011 - 2023, số lượng Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Quảng Bình dao động từ 107 người (năm 2011) nhưng đến nay (năm 2023) còn lại 104 người. Nguyên nhân, do thực hiện việc hợp nhất giữa các bản lại với nhau.

Để thực hiện có hiệu quả chính sách cho Người có uy tín, hàng năm căn cứ vào số lượng Người có uy tín được phê duyệt, Ban Dân tộc tỉnh lập dự toán kinh phí và xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai, thực hiện chính sách cho Người có uy tín đảm bảo đúng quy định. Cụ thể như, tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức, học tập kinh nghiệm; hợp đồng cấp phát Báo Dân tộc và phát triển, Báo Quảng Bình; hợp đồng cấp radio và thiết bị (năm 2020 và bổ sung năm 2021), tổ chức Hội nghị giao lưu, biểu dương khen thưởng Người có uy tín tiêu biểu xuất sắc (tổ chức vào các năm 2013, 2014 và 2019).

Năm 2022, nhân dịp Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Bình. UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức hội nghị biểu dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến là Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Quảng Bình.

Phối hợp với các địa phương và các ngành có liên quan, kịp thời động viên tinh thần, thăm hỏi vào dịp tết Nguyên đán, khi Người có uy tín ốm đau, người thân gặp khó khăn, hoạn nạn và Người có uy tín, thân nhân Người có uy tín qua đời cho các đối tượng trên địa bàn… Tổng kinh phí thực hiện chính sách cho Người có uy tín giai đoạn 2011-2023 là 5 tỷ 144 triệu đồng.

 Ông đánh giá thế nào về vai trò của Người có uy tín trên địa bàn, ông có thể giới thiệu về những tấm gương Người uy tín đang tạo ra sự lan tỏa trong cộng đồng hiện nay, thưa ông?

Ông Trần Hữu Ninh: Trong những năm qua, nhờ thực hiện tốt các chính sách dành cho Người có uy tín, Người có uy tín trên địa bàn đã phát huy được vị trí, vai trò làm cầu nối giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể với Nhân dân vùng DTTS để truyền tải và triển khai thực tế chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho người dân, nhất là những nội dung liên quan đến vùng DTTS và miền núi.

Người có uy tín đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Người có uy tín có vai trò quan trọng trong việc củng cố lòng tin của đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới đối với chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước.

Nhiều Người có uy tín trong đồng bào DTTS là những tấm gương sáng trong việc nghiên cứu, học tập những chủ trương và chính sách mới của Đảng và Nhà nước; xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc; vận động bà con giữ gìn an ninh biên giới, tăng gia phát triển sản xuất để vươn lên thoát nghèo.

Ở các bản làng, xuất hiện rất nhiều tấm gương Người có uy tín tiêu biểu. Điển hình như ông Hồ Văn Pan, trú tại xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, với mô hình sản xuất vườn ao chuồng, rừng kết hợp; ông Hoàng Binh, xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy với mô hình trồng rừng kinh tế kết hợp chăn nuôi gia súc; bà Cao Thị Lâm, xã Lâm Hóa, bà Hồ Thị Thanh, xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa là những Người có uy tín tích cực trong phát triển sản xuất kinh tế hộ gia đình, vận động bà con Nhân dân tích cực bảo vệ, cải thiện môi trường thôn, bản.

Hay như bà Hồ Thị Con, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh là Người có uy tín tích cực trong việc chống lại hủ tục lạc hậu “nối dây” của người Bru-Vân Kiều, góp phần xóa bỏ hủ tục ra khỏi đời sống Nhân dân. Ông Hồ Ai, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh là Người có uy tín tích cực bảo tồn, giữ gìn và phát huy tốt bản sắc văn hóa của người Bru – Vân Kiều. Ông Hồ Thoong, xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa là Người có uy tín tích cực trong vận động Nhân dân phát triển sản xuất, tham gia bảo vệ an ninh chính trị trên địa bàn và chấp hành chủ trương sáp nhập địa giới giữa các thôn, bản…

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Liên Sơn ngày mới

Liên Sơn ngày mới

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai tại tỉnh Ninh Thuận đã tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào dân tộc Raglay ở thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước. Cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đặc biệt quan tâm đồng hành cùng người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ, tạo sinh kế, nâng cao đời sống cho đồng bào vùng khó khăn.
Tin nổi bật trang chủ
Những người lính với hành trình làm sạch đất

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Phóng sự - Hoàng Chính-VM - 4 phút trước
Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.
Phát huy nguồn lực tôn giáo đóng góp vào sự phát triển đất nước

Phát huy nguồn lực tôn giáo đóng góp vào sự phát triển đất nước

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 14 phút trước
Trong tiến trình phát triển của đất nước, tôn giáo không chỉ là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần mà còn là nguồn lực quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, xây dựng phát triển đất nước. Với những giá trị đạo đức, văn hóa và tinh thần cộng đồng sâu sắc, tôn giáo đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng một xã hội nhân văn, tiến bộ và thịnh vượng.
Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông

Gốm Yang Tao - Nghệ thuật từ đôi tay người phụ nữ M'nông

Sắc màu 54 - Xuân Hòa - 17 phút trước
Tại những buôn làng Tây Nguyên, mỗi sản phẩm thủ công không chỉ là vật dụng mà còn là tác phẩm nghệ thuật mang dấu ấn văn hóa. Những chiếc bình gốm, ché hay con vật bằng đất sét là kết tinh từ đôi tay khéo léo của những người phụ nữ buôn làng - nơi sự sáng tạo hòa quyện với tình yêu đất đai, quê hương.
Đắk Mil - Vùng trọng điểm cây cà phê ở Đắk Nông gồng mình chống hạn

Đắk Mil - Vùng trọng điểm cây cà phê ở Đắk Nông gồng mình chống hạn

Trang địa phương - Lê Hường - 1 giờ trước
Nhiều công trình thủy lợi cạn trơ đáy, cây cà phê héo rũ, rụng lá, hoa cháy đen; người dân vùng trọng điểm cà phê Đắk Mil của tỉnh Đắk Nông đang tìm đủ cách chống chọi với hạn cứu cây trồng.
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính thăm, tặng quà người có công tại miền núi Khánh Hòa

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính thăm, tặng quà người có công tại miền núi Khánh Hòa

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Nhân chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, ngày 1/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính đã đến thăm, tặng quà người có công và kiểm tra thực tế 2 công trình được đầu tư từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại huyện miền núi Khánh Sơn.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phú Yên: Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Phú Yên: Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 1 giờ trước
Tối 1/4, tại Tp. Tuy Hòa, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Phú Yên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh (01/4/1975 - 01/4/2025) với chủ đề “Phú Yên Anh hùng - Ngời sáng tương lai”.
Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Quảng Nam sắp tổ chức Lễ hội hoa sưa năm 2025

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Lễ hội “Tam Kỳ - Mùa hoa sưa năm 2025” với chủ đề “Rực rỡ sắc hoa vàng” sẽ được tổ chức từ ngày 10 - 13/4/2025.
Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Tiềm năng kinh tế từ phát triển cây dược liệu theo chuỗi giá trị

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Khai thác tiềm năng, lợi thế để liên kết trồng cây dược liệu theo chuỗi giá trị đang mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp vùng cao, vùng đồng bào DTTS. Từ đó, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế cho đồng bào DTTS.
Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Dân tộc - Tôn giáo - Duy Chí - 1 giờ trước
Lần đầu tiên tỉnh Bình Dương tổ chức thí điểm Đại Giới Đàn Trí Tấn, thu hút 400 giới tử đến từ 5 tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ. Trải qua kỳ thi quan trọng về Kinh, Luật, Luận để được công nhận Tì Kheo, Sa Di, tiếp tục gìn giữ, vun đắp giáo pháp, giáo luật Phật Giáo.
Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Sự kiện - Bình luận - Minh Nhật - 1 giờ trước
Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch cao cấp toàn cầu nhờ sự kết hợp hài hòa giữa dịch vụ đẳng cấp và bản sắc văn hóa độc đáo.