Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cách giữ gìn trang phục truyền thống của người Dao Lô Gang ở Ba Chẽ

Mỹ Dung - Vi Tuyến - 06:54, 03/12/2023

Những bộ trang phục truyền thống là bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thì trang phục truyền thống càng trở nên quan trọng hơn trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Tại huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh), nơi có đông đồng bào dân tộc Dao Lô Gang sinh sống, đồng bào đang nỗ lực lưu giữ được những nét văn hóa riêng bằng việc duy trì việc mặc trang phục truyền thống trong cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất thường ngày.

Phụ nữ Dao Lô Găng, huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) sửa sang lại trang phục cho nhau
Phụ nữ Dao Lô Gang, huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) sửa sang lại trang phục cho nhau

Độc đáo trang phục dân tộc Dao Lô Gang

Trang phục dân tộc truyền thống là tri thức dân gian của các DTTS Việt Nam, là một trong những yếu tố tạo nên đặc thù của mỗi dân tộc, góp phần giải mã nền văn hóa của tộc người đó. Những bộ trang phục của đồng bào dân tộc còn được xem như là ‘’căn cước’’, là văn hóa của một tộc người.

Trang phục truyênthống được mặc, đặc biệt trong các dịp quan trọng
Trang phục truyền thống được đồng bào Dao ở huyện Ba Chẽ mặc trong các dịp quan trọng

Tại huyện Ba Chẽ có 14 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Dao chiếm đông nhất chiếm 45,2% gồm 3 nhóm Dao Thanh Y, Dao Thanh Phán, Dao Lô Gang. Tuy cùng dân tộc Dao, nhưng mỗi nhóm đều khác nhau về trang phục và phong tục tập quán. Người Dao Lô Gang di cư từ xã Thái Bình, xã Kiên Mộc, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn sang Ba Chẽ từ năm 1982, sinh sống ở các thôn Khe Nà – xã Lương Mông; Đồng Khoang – xã Đạp Thanh; Khe Ốn - xã Thanh Lâm, với dân số hơn 500 người.

Điều ấn tượng là khi đến với bản Dao Lô Gang, chúng ta sẽ hút mắt bởi bộ trang phục truyền thống được thêu tay rất độc đáo. Trang phục của người Dao Lô Gang có màu chủ đạo là đỏ cam và màu vàng xuyên suốt kể cả của nam và nữ từ mũ đội đầu, yếm, áo, quần, dây lưng. Còn lại là màu xanh lá cây, màu trắng, màu đen trên nền vải đen. 

Người Dao Lô Gang quan niệm, màu đỏ là màu của mặt trời mang lại cho sự sinh sôi, phát triển, may mắn và hạnh phúc; màu vàng là màu của lúa ruộng, lúa nương gắn bó đời đời với người Dao. Các hoạt tiết gắn chặt với cuộc sống thường ngày như cỏ cây, hoa lá, hoa hồi tám cánh, hoa dưa nương, hoa sâm, cây thông, hình trái tim, hình con chó (chính là Bàn Hồ - thủy tổ của người Dao)…

So với nhóm Dao khác, trang phục Dao Lô Gang được thêu hoa văn rất tỉ mỉ, độc đáo với mật độ dày. Bên trong có yếm, bà con gọi là áo con có thêu hoa văn và gắn các ngôi sao bằng bạc. Quần ống rộng, cạp chun, quần dài trên mắt cá chân, gấu quần có thêu hoa văn. Mũ đội đầu được quấn bằng các lớp vải bên trong, trước mũ toàn bộ màu đỏ giống như hình mái nhà, trên mũ có phủ mảnh vải thêu hoa văn hình ngôi sao tám cánh, cỏ cây, hoa lá…quấn quanh mũ bằng dây hạt cườm đủ màu sắc. Dây lưng màu trắng dài 2m có thêu hoa văn ở hai đầu.

Cô gái Dao rạng rỡ trong bộ trang phục truyền thống của dân tộc
Cô gái Dao rạng rỡ trong bộ trang phục truyền thống của dân tộc

Đối với bộ trang phục cô dâu, quần áo giống như bộ thường ngày, nhưng sẽ nổi bật ở khăn che mặt và khăn đội đầu được tạo bởi các sợi len màu đỏ, thêu hoa văn cầu kỳ ở 4 dây đính ở 4 góc của mũ đội đầu; đối với khăn đội đầu của phù dâu là mảnh vải vuông có thêu hoa văn được phủ lên mũ đội đầu.

Chị Triệu Thị Mản, sinh năm 1976 ở thôn Khe Nà, xã Lương Mông cho biết: “Tôi được mẹ truyền dạy thêu từ lúc 12 tuổi cho đến bây giờ. Trước khi về nhà chồng, người phụ nữ Dao chúng tôi phải tự thêu cho mình một bộ. Việc thêu không được học trong sách hay theo khuôn mẫu nhất định, mà được tồn tại trong trí nhớ qua bài học mẹ dạy trực tiếp trên khuôn vải”.

Bộ trang phục nam: gồm có mũ đội đầu, áo, quần: Mũ đội đầu hình tròn có thêu hoa văn với họa tiết hình núi, hoa 4 cánh, hình con người, hạt dưa nương. Áo có 04 túi phía trước, mỗi bên vạt áo gồm 2 túi trên dưới được thêu hết toàn bộ thân áo, họa tiết cũng như áo nữ gắn với thiên nhiên, cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Bộ chú rể khoác thêm áo dài màu xanh da trời, mũ đội đầu, kèm theo đó là một mảnh vải vuông được che trước mặt.

Anh Triệu Anh Tuấn, một người dân thôn Khe Ốn, xã Lâm hào hứng cho biết: “Bộ trang phục của chúng tôi khi mặc trong cuộc sống hàng ngày, hay tham gia chương trình, hoạt động, lễ hội đều rất nổi bật. Chúng tôi rất tự hào về trang phục của dân tộc mình”.

Cách giữ gìn trang phục Dao Lô Gang

Ông Triệu Sinh Kim, Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Khe Ốn, xã Thanh Lâm cho biết, phụ nữ Dao Lô Gang trên địa bàn khá đảm đang, hay lam hay làm lại khéo tay thêu thùa trang phục cho chính mình, cho chồng con, được kế truyền từ thuở ấu thơ. Tuy nhiên, lớp trẻ hiện nay không quan tâm đến việc mặc trang phục truyền thống, nguyên nhân chính do các cháu đi học xa nhà nên việc truyền dạy thêu không được thường xuyên.

Trang phục truyền thống được người Dao Lô Găng mặc trong sinh hoạt đời thường cũng như các dịp lễ
Trang phục truyền thống được người Dao Lô Gang thường xuyên mặc trong sinh hoạt đời thường; trong các dịp lễ

Trong những năm qua, huyện Ba Chẽ luôn luôn chú trọng đến công tác bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc nói chung và bảo tồn trang phục truyền thống nói riêng, trong đó có trang phục Dao Lô Gang bằng các giải pháp: mở các lớp truyền dạy thêu thổ cẩm, trình diễn trang phục dân tộc, vận động đồng bào Dao mặc trang phục dân tộc trong các dịp lễ tết, hội hè, trong buổi chào cờ đầu tuần tại Trường phổ thông dân tôc nội trú huyện, tại lễ cấp sắc. Bộ trang phục dân tộc Dao Lô Gang là nét đẹp văn hóa trong cộng đồng 14 dân tộc của huyện, mang đậm dấu ấn văn hóa của một tộc người.

“Để tiếp tục tuyên truyền cho thế hệ trẻ, hàng năm thôn chúng tôi quy định vào ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 18/11 ở khu dân cư, tham gia các hoạt động lễ hội do xã và huyện tổ chức, tất cả Nhân dân trong thôn đều phải mặc trang phục dân tộc”, ông Triệu Sinh Kim, Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Khe Ốn chia sẻ thêm.

Được biết, huyện Ba Chẽ đã và đang tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động đồng bào Dao Lô Gang nâng cao nhận thức, tích cực bảo tồn trang phục dân tộc truyền thống của mình, để tránh mai một thất truyền, góp phần vào việc thực hiện tốt Nghị quyết 33-NQ/TW (khóa XI) “về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Thanh Hóa: Biểu dương, tôn vinh 150 điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Ngày 27/12, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh năm 2023. Dự hội nghị có: Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) Lưu Xuân Thủy; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Tuấn Sinh; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh, UBND 11 huyện miền núi và 6 huyện, thị xã giáp ranh có xã, thôn, bản miền núi cùng 150 đại biểu điển hình tiên tiến đại diện cho trên 701.000 người DTTS toàn tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.
Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 3 giờ trước
78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, cùng nhìn lại chặng đường để thấy được sự đồng hành của Quốc hội - với vai trò là cơ quan lập pháp và trách nhiệm với đồng bào DTTS bằng những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc.
Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Gia Ân - 3 giờ trước
Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào Khmer ở An Giang đã chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới.
Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Du lịch - Minh Nhật - 3 giờ trước
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang thông tin, ước tính có 142.800 lượt du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Tin tức - T.Hợp - 3 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 42/CĐ-TTg ngày 1/5/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Công an, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về vụ nổ lò hơi tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh thuộc ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước

Thời sự - BDT - 3 giờ trước
Những ngày tới, nắng nóng sẽ tiếp tục xảy ra tại nhiều địa phương, nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài giúp tăng doanh thu cho các điểm đến cả nước

Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài giúp tăng doanh thu cho các điểm đến cả nước

Du lịch - Minh Nhật - 20:08, 01/05/2024
Kỳ nghỉ lễ được điều chỉnh kéo dài 5 ngày đã mang đến cơ hội vàng cho các điểm đến, dịch vụ du lịch ở nhiều địa phương, tạo doanh thu và góp phần phục hồi hậu đại dịch cho ngành công nghiệp không khói.
Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Những ông lang, bà mế xứ Tuyên đưa dược liệu ra khỏi núi rừng

Kinh tế - Giang Lam - 16:34, 01/05/2024
Với sự năng động, sáng tạo của mình, những năm gần đây, nhiều ông lang, bà mế ở Tuyên Quang đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá nhiều bài thuốc dân gian, gia truyền quý. Hành trình đưa dược liệu xuống phố của họ cũng nhiều điều thú vị.
Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Lũng Cà - Bảng lảng miền mây trắng

Công tác Dân tộc - Thiên An - 16:32, 01/05/2024
Đã hơn 10 năm rồi, nay chúng tôi mới có dịp trở lại Lũng Cà, một bản thuộc xã Thượng Nung, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Lũng Cà ngày ấy, không điện lưới, thiếu nước sạch, lương thực và thiếu cả con chữ... Hôm nay, Lũng Cà đã khác xưa…
Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Đồng Nai: Nổ lò hơi làm nhiều người thương vong

Tin tức - L.Minh - 15:02, 01/05/2024
Sáng 1/5, tại Công ty Gỗ Bình Minh trên địa bàn xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Theo thông tin ban đầu, đây là vụ tai nạn do nổ lò hơi.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Thanh Hóa đón lượt khách kỷ lục

Sắc màu 54 - Quỳnh Trâm - 12:31, 01/05/2024
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Thanh Hóa đạt doanh thu khoảng 3,8 nghìn tỷ đồng.