Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người tạo nên sức sống mới cho thổ cẩm dân tộc Dao

Băng Ngân - Trương Vui - 17:05, 12/11/2023

Bằng tình yêu với nghề truyền thống dân tộc, chị Tướng Thị Lý ở thôn Xuân Đức, xã Hùng Đức, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) vẫn đang ngày ngày cần mẫn dệt nên những sản phẩm thổ cẩm nhiều màu sắc, với mong muốn góp phần làm nên sức sống cho thổ cẩm truyền thống của dân tộc Dao trong đời sống hiện đại.

Chị Tướng Thị Lý (bên phải) luôn chau truốt, tâm huyết với từng đường kim, nét thêu, để mỗi sản phẩm thổ cẩm hoàn thiện đều đảm bảo chất lượng nhất khi đến tay người tiêu dùng
Chị Tướng Thị Lý (bên phải) luôn chau truốt, tâm huyết với từng đường kim, nét thêu, để mỗi sản phẩm thổ cẩm hoàn thiện đều đảm bảo chất lượng nhất khi đến tay người tiêu dùng

Còn đó nỗi lo mai một

Thổ cẩm là một phần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của dân tộc Dao. Đây không chỉ là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống, mà qua đó còn cho thấy sự khéo léo, tinh tế và đầy kiên trì của người phụ nữ Dao. Bởi để làm ra một sản phẩm thổ cẩm hoàn chỉnh, có thể mất 1 tuần, 1 tháng, thậm chí có những trang phục thổ cẩm phải mất cả năm trời.

Vốn sinh ra trong một gia đình đã ba đời gắn bó với nghề thổ cẩm, ngay từ khi còn nhỏ, chị Tướng Thị Lý đã được mẹ truyền dạy làm nghề. Nhờ thế, những chi tiết, ý nghĩa từng hoa văn, biểu tượng, từng công đoạn đã trở nên quen thuộc, gắn bó với cả tuổi thơ chị.

Tuy nhiên, cùng sự phát triển của xã hội, chị Lý dần nhận thấy nghề thổ cẩm của dân tộc đang dần bị mai một, vì hiện rất ít người theo nghề, đặc biệt là thế hệ trẻ. “Mình hiểu rằng đây không đơn thuần chỉ là một nghề, mà nó là văn hóa, là bản sắc dân tộc được trao truyền từ thế hệ trước, mà thế hệ trẻ mình cần phải có ý thức gìn giữ, bảo tồn. Do đó, mình quyết tâm bám trụ với nghề”, chị Lý chia sẻ.

Từng công đoạn hoàn thiện sản phẩm thổ cẩm truyền thống được chị Lý trau chuốt, tỉ mỉ
Từng công đoạn hoàn thiện sản phẩm thổ cẩm truyền thống được chị Lý trau chuốt, tỉ mỉ

Không chỉ cần mẫn làm nên sản phẩm, mà chị Lý còn vận động, tập hợp hàng chục phụ nữ dân tộc Dao cùng duy trì, phát triển nghề thổ cẩm truyền thống. Mỗi người một phần việc, người đảm nhận thêu hoa văn trên áo, trên yếm, người nhuộm vải… Chị Lý nhận phần thiết kế, may đo, hoàn thiện và bao tiêu sản phẩm, tạo nên một dây chuyền sản xuất trang phục thổ cẩm chuyên nghiệp cho cả nam và nữ ngay tại thôn. Các chị em cũng thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ giúp nhau, cùng đa dạng, nâng cao chất lượng và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Cứ thế, hơn 10 năm qua, từng đường kim, mũi chỉ, nét hoa văn, họa tiết trên thổ cẩm người Dao quần trắng đang được chị Lý, cùng hội chị em trong thôn hàng ngày gìn giữ, những sắc màu thổ cẩm dần được hồi sinh. Cũng nhờ đó, chị Lý có thêm thu nhập 4 - 7 triệu đồng/tháng. Các chị em trong nhóm cũng tận dụng những thời gian nông nhàn, thêm công việc, thêm khoản thu cho gia đình.

Sáng tạo để thích ứng

Cũng chính từ tình yêu với nghề, tự hào bản sắc văn hóa, chị Lý vẫn luôn trăn trở tìm hướng đi mới để giữ nghề, gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc trong sự phát triển chung của xã hội.

Các bà, các mẹ đảm nhiệm công đoạn thêu
Các bà, các mẹ đảm nhiệm công đoạn thêu

Chị Lý bảo, điểm nhấn trên bộ trang phục thổ cẩm người Dao chính là họa tiết hoa văn.  Trước đây, các bà, các mẹ thường không quá chú trọng thêu thùa, do đó các chi tiết thêu thường rất nhỏ và đơn giản. “Giờ thì khác trước rồi, ai cũng có nhu cầu làm đẹp, mình phải bắt theo xu hướng đó, sáng tạo đa dạng, làm mới các chi tiết hoa văn, sao cho vừa phù hợp, vừa đáp ứng thị hiếu. Có vậy thì sản phẩm mới được đón nhận”, chị Lý cho biết.

Do vậy, ngoài việc tự thiết kế, khi gặp một họa tiết đẹp, chị Lý cũng thường chụp lại, gửi cho các chị em trong nhóm tham khảo. Trong quá trình thêu, chị sẽ trực tiếp góp ý, chỉnh sửa, vừa để phù hợp, vừa để đẹp mắt. Nhờ thế, các sản phẩm mà chị Lý và hội chị em làm ra như có sức sống, từ các chi tiết cây cỏ, động vật, chim muông, đến mô phỏng các hoạt động của con người, làm nên sự sống động cho từng chi tiết trên trang phục.

Để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, chị Lý đặc biệt chú trọng đến các họa tiết thêu trên trang phục thổ cẩm
Để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, chị Lý đặc biệt chú trọng đến các họa tiết thêu trên trang phục thổ cẩm

“Nhìn vậy thôi, chứ công đoạn thêu hoa văn này cũng kỳ công và mất nhiều thời gian lắm. Nhất là những trang phục mặc đám cưới hay trang phục sử dụng khi biểu diễn ấy, họa tiết hoa văn đa dạng, cầu kỳ, mà chỉ những người có tình yêu thật sự với thổ cẩm, kiên trì mới có thể làm được thôi”, chị Lý bộc bạch.

Cũng chính nhờ sự chau chuốt trong công việc, cùng sự thay đổi, thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng, những bộ trang phục thổ cẩm dân tộc mà chị cùng các chị em trong thôn làm ra được đông đảo người dân đón nhận. Đó chính là động lực để chị tiếp tục sáng tạo và gắn bó với nghề.

“Mà hơn thế, nhiều năm trở lại đây, dân tộc mình đã khôi phục việc mặc trang phục truyền thống trong các dịp quan trọng như cưới hỏi, hiếu hỷ… Đặc biệt, các em học sinh cũng mặc trang phục dân tộc khi đến trường rồi. Mình vui lắm, bởi đây là tín hiệu tốt cho thấy nghề truyền thống đang dần hồi phục, nét đẹp bản sắc văn hóa của dân tộc mình đang được giữ gìn, phát huy”, chị Lý vui vẻ chia sẻ.

Ông Hoàng Văn Hưởng, Phó Chủ tịch UBND xã Hùng Đức đánh giá cao những sáng tạo, độc đáo trong các sản phẩm mà chị Lý và hội chị em làm ra
Ông Hoàng Văn Hưởng - Phó Chủ tịch UBND xã Hùng Đức đánh giá cao những sáng tạo, độc đáo trong các sản phẩm mà chị Lý và các chị phụ nữ làm ra

Đặc biệt, trước sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet, chị Lý cùng các chị em không chỉ duy trì kênh bán hàng trực tiếp tại một số chợ lân cận, mà còn quảng bá, giới thiệu các sản phẩm thổ cẩm trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là Facebook. Với chị, đây là cách làm hiệu quả, vừa giúp giảm thời gian tiêu thụ sản phẩm, vừa giúp sản phẩm được quảng bá rộng rãi. Từ đó góp vào hành trình đưa những sắc màu thổ cẩm rực rỡ sắc màu đi đến nhiều nơi, mang theo nét đẹp văn hóa bao đời của người dân tộc Dao nơi đây.

Giữ gìn, phát triển nghề truyền thống không chỉ là câu chuyện phát triển kinh tế, mà còn là cách bảo lưu nét văn hóa, bản sắc của mỗi địa phương. Đáng mừng là, trong sự giao thoa, hội nhập văn hóa mạnh mẽ hiện nay, vẫn có những người giống như chị Lý, luôn tâm huyết, cần mẫn và sáng tạo không ngừng trong giữ gìn, bảo tồn nghề truyền thống, để bản sắc văn hóa dân tộc được nối tiếp trao truyền và trường tồn với thời gian.   

Triển khai Dự án 6 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tôc thiểu số gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 trong đó có nội dung: Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một (các hình thức sinh hoạt văn hóa, tập quán xã hội, nhạc cụ, kiến trúc truyền thông, trang phục truyền thống, các môn thể thao truyền thống, tiếng nói, chữ viết và các giá trị khác văn hóa khác); Xây dựng chính sách và hỗ trợ nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú người dân tộc thiểu số trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng, truyền dạy những người kế cận...; đã mang đến những cơ hội mới để các địa phương bảo tồn, phục dựng văn hóa truyền thống; tiếp thêm động lực để động viên, khích lệ những người như chị Lý tiếp tục cống hiến, có những đóng góp cho cộng đồng trong việc bảo tồn,phục dựng văn hóa truyền thống.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Trưa 23/11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên đường về nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11/2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim và Phu nhân.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Thời sự - PV - 23:10, 23/11/2024
Chiều 23/11, tại Hoàng cung Campuchia ở Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond

Kinh tế - Vũ Mừng - 17:22, 23/11/2024
Nhằm hỗ trợ các khách hàng dễ dàng hiện thực hóa ước mơ sở hữu tổ ấm sung túc, hạnh phúc trọn vẹn tại dự án căn hộ cao cấp NewTown Diamond (Đà Nẵng), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai chương trình Cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Thạch An (Cao Bằng): Hỗ trợ xây dựng 63 ngôi nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo trị giá hơn 1,8 tỷ đồng

Thạch An (Cao Bằng): Hỗ trợ xây dựng 63 ngôi nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo trị giá hơn 1,8 tỷ đồng

Chính sách dân tộc - Sơn Lâm - 17:00, 23/11/2024
Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, cận nghèo là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Bằng nguồn vốn vận động, huy động, đóng góp của các cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm, từ đầu năm đến nay, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng đã hỗ trợ xây dựng 63 ngôi nhà "Đại đoàn kết" cho hộ nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia-Việt Nam

Thời sự - PV - 16:06, 23/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Campuchia, sáng 23/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Cố vấn tối cao của Quốc vương Campuchia, Phó Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Campuchia-Việt Nam, Chủ tịch Hội hữu nghị Campuchia-Việt Nam Samdech Men Sam An.
Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy sức mạnh tổng hợp tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 15:45, 23/11/2024
Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS và miền núi, những năm qua, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm xóa bỏ tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhằm hiểu rõ sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền cũng như kết quả trong phòng chống TH-HNCHT trên địa bàn huyện, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi về vấn đề này.
Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc từ gia đình. Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê. Puih Đup trao truyền vốn văn hóa dân tộc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”

“Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030”

Tin tức - An Yên - 15:20, 23/11/2024
Đó là nội dung chính của Hội thảo tọa đàm triển khai Quyết định 1220/QĐ-TTg ngày 18/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc giai đoạn 2025-2030” do cơ quan Thanh tra Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức sáng ngày 23/11 tại Nghệ An. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo, có đại diện Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ, các vụ thuộc UBDT. Ở các địa phương, có lãnh đạo Ban Dân tộc cùng thanh tra các tỉnh, thành Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Nghệ An. Về phía tỉnh Nghệ An có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long.
Luật Công nghiệp công nghệ số tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Luật Công nghiệp công nghệ số tạo môi trường thuận lợi để phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Thời sự - Hoàng Quý - 14:16, 23/11/2024
Sáng 23/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra báo cáo về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia

Thời sự - PV - 13:46, 23/11/2024
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, trưa 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia.
Bình Phước có tân Bí thư Tỉnh ủy

Bình Phước có tân Bí thư Tỉnh ủy

Tin tức - Tào Đạt - 09:40, 23/11/2024
Bà Tôn Ngọc Hạnh - Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Bình Định và Thái Lan tăng cường hợp tác đầu tư

Bình Định và Thái Lan tăng cường hợp tác đầu tư

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 09:38, 23/11/2024
Ngày 22/11, tại Tp. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định và Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại tỉnh Bình Định.