Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Nghề truyền thống cũng cần được cải tiến

Diệp Chi - 01:28, 08/05/2023

Dưới tác động của kinh tế thị trường, nghề dệt thổ cẩm của đồng bào các DTTS ở Điện Biên đang có nguy cơ dần bị mai một, cần có những giải pháp phù hợp hơn để gìn giữ và lưu truyền nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời này…

Thiếu nữ dân tộc Hà Nhì trong trang phục truyền thống
Thiếu nữ dân tộc Hà Nhì trong trang phục truyền thống

Nguy cơ mai một

Những năm 90 của thế kỷ trước, cuộc sống người Hà Nhì ở bản Tả Kố Khừ, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé còn gặp nhiều khó khăn. Nằm ở sát biên giới nên cuộc sống của người dân nơi đây hầu như tự cấp, tự túc hoàn toàn. Bởi vậy, trong trí nhớ về quê hương, Pờ Xí Mé - cô cán bộ Phòng Văn hóa Thông tin huyện Mường Nhé vẫn khắc sâu hình ảnh những nương bông trắng xóa, những chum màu chàm được bà nội dùng cẩn thận làm ra những tấm thổ cẩm đẹp mắt

Thế rồi, những “màu rừng” đó đã dần dần biến mất, nhường chỗ cho vải dệt sẵn, quần áo công nghiệp. Pờ Xí Mé chia sẻ, trong xu thế phát triển chung của xã hội, giao thương hàng hóa ngày càng dễ dàng, thì việc mua sắm vải dệt sẵn không còn khó như ngày xưa. Giá thành rẻ, chất lượng cũng tốt mà không tốn nhiều công sức như vải dệt truyền thống. Thế nên người dân ở đây không còn trồng bông, dệt vải, nhuộm chàm như xưa nữa. Nghề dệt ở bản Tả Kố Khừ theo đó mai một dần dần…

“Đợt vừa rồi tôi vừa về quê, đi thăm nhà các cụ, hỏi ra thì vẫn còn nhiều bà rất nhớ nghề xưa. Có điều bây giờ không có khung cửi, không có nguyên liệu nên không làm được thôi. Nếu có những thứ đó các bà vẫn dệt được. Đây là tín hiệu vui để sắp tới có thể khôi phục lại nghề dệt truyền thống của người Hà Nhì…”, chị Pờ Xí Mé thông tin.

Phụ nữ dân tộc Thái, bản Phiêng Lơi, xã Thanh Minh dệt vải thổ cẩm truyền thống.
Việc dệt thổ cẩm ở bản Phiêng Lơi, xã Thanh Minh chủ yếu là phục vụ khách du lịch đến bản tham quan, trải nghiệm

Còn tại bản Phiêng Lơi (xã Thanh Minh, Tp. Điện Biên Phủ), nghề dệt thổ cẩm đã gắn bó từ xa xưa với đồng bào dân tộc Thái. Tuy nhiên, theo thời gian, nghề truyền thống này đã dần mai một...

Ông Lường Văn Muôn - Trưởng bản Phiêng Lơi chia sẻ: “Bản đang làm du lịch cộng đồng nên cũng đã thành lập đội dệt thổ cẩm với 12 thành viên. Tuy nhiên, việc sản xuất chỉ mang tính cầm chừng, chủ yếu là để phục vụ khách du lịch tham quan, trải nghiệm thôi, còn chưa bán được!”.

Cần cải tiến để bảo tồn, phát triển

Thời gian qua, các cấp, ngành từ tỉnh tới địa phương ở Điện Biên cũng đã và đang triển khai các giải pháp gìn giữ nghề dệt truyền thống. Như việc hỗ trợ bảo tồn, gìn giữ các trang phục truyền thống; hỗ trợ các bản có nghề dệt duy trì và phát triển; công nhận nghề, làng nghề truyền thống…

Phụ nữ dân tộc Lào tại bản Pa Xa Lào, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên dệt vải thổ cẩm truyền thống.
Hầu hết các hộ dân tộc Lào bản Pa Xa Lào, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên đều đang duy trì nghề dệt vải thổ cẩm truyền thống

Điển hình như ở bản Pa Xa Lào, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, có khoảng 60 hộ dân, thì hầu như nhà nào cũng có một khung cửi để dệt thổ cẩm. Ðể gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc, bản Pa Xa Lào đã thành lập HTX Dệt thổ cẩm bản Pa Xa Lào. Mới đây, UBND tỉnh đã công nhận nghề dệt thổ cẩm của bản Pa Xa Lào là nghề truyền thống.

Chị Lò Thị Thơm, thành viên HTX Dệt thổ cẩm Pa Xa Lào chia sẻ: “Chúng tôi tập trung sản xuất các trang phục truyền thống của dân tộc Lào như: Váy, áo, khăn… Với giá bán trên thị trường hiện nay dao động từ 500 - 900 nghìn đồng/bộ váy, áo; 700 - 800 nghìn đồng/khăn, thì chị em vẫn có thể tạo ra thu nhập trong thời gian nông nhàn”.

Phụ nữ dân tộc Lào trong trang phục truyền thống biểu diễn dân vũ
Phụ nữ dân tộc Lào trong trang phục truyền thống biểu diễn dân vũ

Như vậy, để bảo tồn, gìn giữ và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống, việc cần làm trước tiên là phải tìm được đầu ra cho sản phẩm. Bởi quy luật thị trường phải có cầu thì mới có cung. Tiếp nữa, để bảo tồn và duy trì được nghề thì các làng nghề vẫn cần cải tiến, áp dụng một phần máy móc hiện đại vào sản xuất để giảm công lao động, giảm giá thành để sản phẩm đến được nhiều hơn với người tiêu dùng. Ngoài ra, việc “tiếp lửa” cho thế hệ trẻ cũng cần được thúc đẩy mạnh mẽ, qua đó lớp trẻ mới tự hào và ý thức hơn việc gìn giữ tinh hoa văn hóa của dân tộc mình…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Liêu: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm của đồng bào DTTS

Bình Liêu: Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm của đồng bào DTTS

Bình Liêu là huyện miền núi, biên giới tỉnh Quảng Ninh, với trên 96% dân số là đồng bào DTTS. Trong vài năm trở lại đây để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo, huyện Bình Liêu đã chú trọng tổ chức các lớp học nghề phù hợp với xu hướng giải quyết việc làm, tăng thu nhập của đồng bào DTTS trên địa bàn.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Canada về thúc đẩy kết nối và tự cường

Thủ tướng dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Canada về thúc đẩy kết nối và tự cường

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Chiều 10/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Canada về thúc đẩy kết nối và tự cường.
Thủ tướng: Quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện ASEAN-Ấn Độ cần chia sẻ tầm nhìn chung dài hạn

Thủ tướng: Quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện ASEAN-Ấn Độ cần chia sẻ tầm nhìn chung dài hạn

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Chiều 10/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần thứ 21.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu: Việt Nam là đối tác quan trọng trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Chủ tịch Hội đồng châu Âu: Việt Nam là đối tác quan trọng trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Thời sự - PV - 23:45, 10/10/2024
Chiều 10/10, nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan tại Thủ đô Vientiane (Lào), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel.
Lâm Bình (Tuyên Quang): Tín dụng chính sách tạo lực cho đồng bào DTTS phát triển kinh tế - xã hội

Lâm Bình (Tuyên Quang): Tín dụng chính sách tạo lực cho đồng bào DTTS phát triển kinh tế - xã hội

Kinh tế - Tiến Mạnh - 23:25, 10/10/2024
Huyện Lâm Bình (tỉnh Tuyên Quang) có tổng diện tích tự nhiên hơn 90 nghìn ha. Đây là nơi sinh sống của 12 dân tộc với trên 51.000 nhân khẩu, trong đó, đồng bào DTTS chiếm tỷ lệ 94,29%. Trong những năm qua, huyện Lâm Bình đã tập trung mọi nguồn lực, thực hiện tốt các chương trình, chính sách đầu tư vào vùng đồng bào DTTS, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ đó, đời sống kinh tế - văn hóa, xã hội trong vùng đồng bào dân tộc không ngừng được cải thiện và nâng cao về mọi mặt, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn vùng đồng bào DTTS.
Đức Cơ (Gia Lai): Đối thoại chính sách về phòng chống tảo hôn, sinh đẻ an toàn và chăm sóc trẻ em

Đức Cơ (Gia Lai): Đối thoại chính sách về phòng chống tảo hôn, sinh đẻ an toàn và chăm sóc trẻ em

Pháp luật - Ngọc Thu - 22:55, 10/10/2024
Ngày 10/10, tại xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ (Gia Lai), Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Pnôn đã tổ chức Hội nghị đối thoại chính sách với hội viên phụ nữ, với chủ đề phòng chống tảo hôn và thực hiện 4 gói chính sách hỗ trợ phụ nữ DTTS sinh đẻ an toàn và chăm sóc trẻ em. Tham dự có 90 cán bộ, hội viên, phụ nữ trên địa bàn xã.
Chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chuyển đổi số hiện nay là xu thế không thể đảo ngược trên toàn thế giới và Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Những năm gần đây, Việt Nam đã thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia với nhiều chương trình, hoạt động cụ thể, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương. Trong điều kiện còn gặp khó khăn về điều kiện địa hình, hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém, trình độ dân trí còn thấp, công cuộc chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi được xem là cuộc cách mạng để giúp rút ngắn khoảng cách phát triển giữa miền xuôi và miền ngược nhanh nhất. Ngành công tác dân tộc xác định, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số là nền tảng mang tính quyết định, giúp đẩy nhanh quá trình thực thi chính sách dân tộc, giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bắc Giang: Người có uy tín - Những tuyên truyền viên pháp luật tận tụy

Bắc Giang: Người có uy tín - Những tuyên truyền viên pháp luật tận tụy

Trang địa phương - Mỹ Dung - CTV - 22:17, 10/10/2024
Trong vài năm trở lại đây, nhận thức về chính sách và pháp luật của cộng đồng dân cư, đặc biệt tại vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS của tỉnh Bắc Giang được nâng lên rõ rệt. Góp phần vào thành công ấy không thể không kể đến đội ngũ Người có uy tín – Đây không chỉ là "cầu nối" quan trọng trong việc truyền đạt, phổ biến pháp luật, mà còn góp phần triển khai, thực hiện các chính sách và pháp luật hiệu quả.
Công trình trụ sở UBND xã Hướng Phùng: Nhiều hạng mục hư hỏng nặng sau 3 tháng đưa vào sử dụng

Công trình trụ sở UBND xã Hướng Phùng: Nhiều hạng mục hư hỏng nặng sau 3 tháng đưa vào sử dụng

Pháp luật - Phạm Tiến - 22:11, 10/10/2024
Với tổng mức đầu tư hơn 10 tỷ đồng, công trình trụ sở UBND xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) được khởi công vào tháng 5/2023 và hoàn thành vào tháng 6/2024. Tuy nhiên mới sau 3 tháng hoàn thành, nhiều hạng mục như tường rào, bờ kè… đã nứt toác tiểm ẩn nguy hiểm cho những hộ dân sống gần khu vực.
Trưng bày “The La – Ngàn năm canh cửi” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Trưng bày “The La – Ngàn năm canh cửi” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Tin tức - Nguyệt Anh - 21:51, 10/10/2024
Chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10) và Kỷ niệm 94 năm Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp với nghệ nhân Lê Đăng Toản tổ chức trưng bày “The La – Ngàn năm canh cửi”.
Thủ tướng: 3 định hướng phát triển hợp tác ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc

Thủ tướng: 3 định hướng phát triển hợp tác ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc

Thời sự - PV - 21:50, 10/10/2024
Tiếp tục chương trình làm việc của các Hội nghị Cấp cao, ngày 10/10/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN+3.
Chư Păh (Gia Lai): Những hạt nhân tích cực trong vùng đồng bào DTTS

Chư Păh (Gia Lai): Những hạt nhân tích cực trong vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 21:39, 10/10/2024
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Chư Păh (Gia Lai) đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Qua đó, góp phần xây dựng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh trật tự xã hội trong cộng đồng, xây dựng thôn làng ngày càng phát triển.