Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cơ hội mới cho nghề dệt truyền thống của đồng bào Ba Na

Ngọc Thu - 12:10, 01/04/2023

Nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Ba Na (tỉnh Kon Tum) vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là động lực để tỉnh Kon Tum tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn nữa công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nói chung, nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Ba Na nói riêng trên địa bàn.

Tiếng khung cửi dệt thổ cẩm truyền thống vẫn vang đều trong nếp nhà của đồng bào Ba Na ở Kon Tum
Tiếng khung cửi dệt thổ cẩm truyền thống vẫn vang đều trong nếp nhà của đồng bào Ba Na ở Kon Tum

Buôn làng vang tiếng khung cửi

Giữa cái nắng vàng như rót mật của tiết trời tháng 3, tiếng lạch cạch của khung cửi trong từng nếp nhà của người Ba Na ở Tp. Kon Tum vang lên từng hồi nhịp nhàng. Bên hiên nhà sàn, bà Y Trech miệt mài dệt từng sợi vải. Là một trong những người có thâm niên dệt lâu năm ở làng Kon Klor, Tp. Kon Tum, bà Y Trech chia sẻ: “Mỗi lúc rảnh rỗi, tôi rủ mấy chị em tập trung cùng dệt vải. Nghề này thu nhập không cao, đòi hỏi nhiều kỹ năng, nhưng hầu hết chúng tôi làm quen cái tay rồi, không làm thì nhớ nên hằng ngày dù bận hay mệt đến đâu vẫn phải dành chút thời gian để đệt vải”.

Theo bà Y Treng, trang phục của người Ba Na không chỉ thể hiện sự tinh tế, khéo léo của người làm ra sản phẩm, mà còn mang những ý nghĩa riêng. Trang phục để mặc khi tham gia những nghi lễ thường được dệt tỉ mỉ, màu đỏ được sử dụng nhiều hơn và hoa văn cũng sặc sỡ hơn trang phục mặc thường ngày. Màu sắc trên trang phục cũng thể hiện địa vị giữa các tầng lớp trong xã hội. Người giàu có, quyền thế thường mặc những trang phục có nhiều màu đỏ, tầng lớp bình dân thường mặc những trang phục có màu đỏ, đen, vàng pha trộn, còn người yếu thế hơn thường mặc trang phục màu đen nhiều hơn.

Trang phục thổ cẩm Ba Na để mặc khi tham gia những nghi lễ được dệt tỉ mỉ, hoa văn sặc sỡ hơn trang phục mặc hằng ngày
Trang phục thổ cẩm Ba Na để mặc khi tham gia những nghi lễ được dệt tỉ mỉ, hoa văn sặc sỡ hơn trang phục mặc hằng ngày

Ở làng Kon Trang Long Loi (thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà), ai cũng biết đến Nghệ nhân Y Hướt đã 75 tuổi nhưng đã có hơn 60 năm dệt vải thổ cẩm. Với bà Y Hướt, dệt thổ cẩm là niềm đam mê cháy bỏng từ khi bà hơn 10 tuổi. Ngay từ nhỏ, bà Y Hướt đã không ngại nắng mưa theo chân chị em phụ nữ trong làng vào rẫy, lên rừng để tìm cây bông về kéo sợi; tìm các loại củ, rễ cây để chế biến, nhuộm màu. Rồi tối đến, bà lại say mê bên những khung cửi, chăm chú học cách dệt vải của mọi người. 

Bà Y Hướt cho hay: “Để làm ra những sản phẩm đẹp, thì mình phải đi lấy bông phơi khô, xe thành sợi. Sau đó, nhuộm bông từ các loại củ, cây trong tự nhiên. Khi chuẩn bị dệt, cần giăng sợi trên khung giăng sợi theo số lượng chỉ nhất định, tương đương với khổ vải rồi đưa thảm sợi vào khung dệt đều tay. Các tấm vải thổ cẩm có những hoa văn trang trí với màu sắc và ý nghĩa văn hóa riêng. Với các gam màu chủ đạo như đỏ, vàng, đen phối cùng nhiều màu sắc khác nhau. Mỗi sản phẩm dệt truyền thống của người Ba Na thể hiện mong ước của con người được hòa quyện với thần linh, đất trời để được bao bọc, chở che”.

"Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nghề dệt thủ công truyền thống đồng thời cũng là góp phần gìn giữ biểu tượng văn hóa của người Ba Na. Vì vậy cấp ủy, chính quyền, các cơ quan chức năng và cộng đồng người Ba Na cần luôn trân trọng, lưu giữ để nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc không bị mai một theo thời gian".

Ông Phan Văn HoàngPhó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum

Niềm đam mê và cái tài ấy của bà đã truyền lại cho con cháu. Các thế hệ trẻ trong làng vẫn luôn ý thức được giữ nghề cũng chính là giữ nét đẹp truyền thống của dân tộc mình. Bởi theo quan niệm của người Ba Na, nghề dệt thủ công truyền thống còn là một chuẩn mực về vẻ đẹp để đánh giá giá trị của người phụ nữ, thể hiện sự tinh tế, tài hoa, khéo léo và tính thẩm mỹ của người dệt và là điểm cộng để các chàng trai lựa chọn làm bạn đời.

Phát huy giá trị di sản văn hóa

Bên cạnh những hoa văn mang tính truyền thống, các sản phẩm dệt của người Ba Na hiện nay đã có nhiều sự sáng tạo với những hoa văn, màu sắc mới được kết hợp khéo léo. Vì vậy nó không những không làm mất đi những giá trị truyền thống mà còn tạo ra sự phù hợp thị trường, thị hiếu khách hàng, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm.

Hiện nay, nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc Ba Na tỉnh Kon Tum còn duy trì và thực hành trong các thôn làng tại các huyện: Sa Thầy, Kon Rẫy, Đăk Hà và Tp. Kon Tum. Đặc biệt nghề dệt thủ công truyền thống phát triển mạnh, tạo thành những tổ hợp dệt để phát triển kinh tế gia đình, như Tổ hợp tác dệt thổ cẩm ở xã Ia Chim (Tp. Kon Tum) với 30 thành viên tham gia; Tổ liên kết nhà dệt thổ cẩm ở làng Plei Tơ Nghia, phường Quang Trung (Tp. Kon Tum) có 16 thành viên…

Những sản phẩm của nghề dệt truyền thống không chỉ phục vụ đời sống sinh hoạt của dân làng mà còn đem đến lợi ích kinh tế khi được du khách gần xa đón nhận
Những sản phẩm của nghề dệt truyền thống không chỉ phục vụ đời sống sinh hoạt của dân làng mà còn đem đến lợi ích kinh tế khi được du khách gần xa đón nhận

Những sản phẩm của nghề dệt truyền thống không chỉ phục vụ đời sống sinh hoạt của dân làng mà còn đem đến lợi ích kinh tế khi là sản phẩm hàng hóa được định hướng gắn với việc phát triển du lịch của địa phương. Qua đó, tạo động lực cho nghề dệt thủ công truyền thống, góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS tại địa phương.

Đặc biệt, cơ hội càng nhân lên khi nghề dệt thủ công truyền thống dân tộc Ba Na của tỉnh tại các huyện: Đăk Hà, Sa Thầy, Kon Rẫy và Tp. Kon Tum được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 238/QĐ-BVHTTDL ngày 14/02/2023.

Ông Phan Văn Hoàng - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cho biết: Thời gian tới, tỉnh Kon Tum khuyến khích người dân trồng bông, sử dụng nguồn nguyên liệu truyền thống; có chính sách hỗ trợ để cải tiến khung dệt, giúp người sản xuất tiếp cận kỹ thuật mới để nâng cao năng xuất và chất lượng của sản phẩm dệt, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Triển khai các chương trình, dự án nhằm bảo tồn nghề dệt như: Mở lớp dạy nghề dệt thủ công tại địa phương; dự án bảo tồn làng văn hóa truyền thống, trong đó có nhà trưng bày sản phẩm văn hóa dân tộc của địa phương, giới thiệu, quảng bá sản phẩm dệt gắn với phát triển du lịch tại địa phương...; khuyến khích các nghệ nhân trong việc truyền dạy lại kỹ thuật nghề cho thế hệ trẻ; xây dựng cơ chế, chính sách và tôn vinh, khen thưởng các nghệ nhân, nhất là các nghệ nhân cao tuổi có nhiều đóng góp trong việc giữ gìn, truyền dạy nghề dệt.

Khi tổ chức các nghi lễ truyền thống hay trong các lễ hội lớn của địa phương, các nghệ nhân đều tự hào khoác lên mình trang phục thổ cẩm truyền thống
Khi tổ chức các nghi lễ truyền thống hay trong các lễ hội lớn của địa phương, các nghệ nhân đều tự hào khoác lên mình trang phục thổ cẩm truyền thống

Cùng với đó, tổ chức các nghi lễ truyền thống, thành lập các đội văn nghệ trong đó sử dụng trang phục dân tộc khi biểu diễn các tiết mục văn hóa, văn nghệ; tổ chức các cuộc thi về nghề dệt, tôn vinh sản phẩm dệt sáng tạo tại địa phương. Phối hợp với ngành Giáo dục thực hiện tổ chức các hoạt động ngoại khóa giới thiệu về thổ cẩm cho các em học sinh các cấp và khuyến khích các em học sinh các trường dân tộc nội trú mặc trang phục truyền thống .

"Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nghề dệt thủ công truyền thống đồng thời cũng là góp phần gìn giữ biểu tượng văn hóa của người Ba Na. Vì vậy cấp ủy, chính quyền, các cơ quan chức năng và cộng đồng người Ba Na cần luôn trân trọng, lưu giữ để nghề dệt thủ công truyền thống của dân tộc không bị mai một theo thời gian", ông Phan Văn Hoàng nhấn mạnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Nỗ lực và thành công của Việt Nam đã truyền cảm hứng mạnh mẽ

Nỗ lực và thành công của Việt Nam đã truyền cảm hứng mạnh mẽ

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Brazil, chiều 24/9 (giờ địa phương), tại thủ đô Brasilia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Pedro de Olivera, Tổng thư ký và các thành viên của Hội Hữu nghị Brazil-Việt Nam.
Yên Bái phấn đấu nằm trong nhóm 5 tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Yên Bái phấn đấu nằm trong nhóm 5 tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Thời sự - Tào Đạt - Vàng Ni - 6 giờ trước
Đây là mục tiêu mà Yên Bái đề ra trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phấn đấu phát triển nhanh, bền vững theo hướng “xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”.
Mang Tết Trung thu đến với trẻ em vùng cao biên giới Mèo Vạc

Mang Tết Trung thu đến với trẻ em vùng cao biên giới Mèo Vạc

Xã hội - Văn Hoa - Minh Đức - 22:51, 24/09/2023
Nhằm để các em thiếu nhi nơi vùng cao biên giới Mèo Vạc được tận hưởng một mùa Trung thu rộn ràng, ấm áp và đong đầy yêu thương, vừa qua, Đoàn thiện nguyện Thanh Maika và những người bạn (Thành phố Hà Nội) phối hợp UBND xã Pải Lủng tổ chức chương trình “Trung thu cao nguyên đá” cho hơn 1.000 em học sinh liên trường của xã.
Bình Thuận: Phổ biến, cung cấp thông tin cho Người có uy tín và cán bộ làm công tác dân tộc ở cơ sở

Bình Thuận: Phổ biến, cung cấp thông tin cho Người có uy tín và cán bộ làm công tác dân tộc ở cơ sở

Công tác Dân tộc - L.Phương - 22:46, 24/09/2023
Ngày 24/9, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Hội nghị tập huấn phổ biến, cung cấp thông tin cho 87 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS và cán bộ, công chức thuộc các Phòng Dân tộc trên địa bàn tỉnh.
An Giang: Khai Giảng lớp đào tạo kỹ năng tiếng Khmer cho cán bộ Bộ đội Biên phòng

An Giang: Khai Giảng lớp đào tạo kỹ năng tiếng Khmer cho cán bộ Bộ đội Biên phòng

Công tác Dân tộc - Như Tâm - Lê Vũ - 22:42, 24/09/2023
Ngày 24/9, tại Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang phối hợp với Sở Nội vụ và Trường Dân tộc nội trú - Trung học phổ thông tỉnh An Giang tổ chức Lễ khai giảng lớp 4 kỹ năng tiếng Khmer cho cán bộ trong đơn vị.
Tin trong ngày - 22/9/2023

Tin trong ngày - 22/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 22/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc. Lễ hội trà Shan tuyết lớn nhất miền Bắc. Hủy hoại cây rừng bằng thuốc độc ở huyện Bác Ái (Ninh Thuận). Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đồng bào Dao cải thiện thu nhập từ các bài thuốc cổ truyền

Đồng bào Dao cải thiện thu nhập từ các bài thuốc cổ truyền

Media - Trọng Bảo - 22:33, 24/09/2023
Đồng bào Dao đỏ ở Lào Cai sở hữu một kho tàng tri thức về cây thuốc rất có giá trị trong tự nhiên. Trải qua bao thế hệ, kinh nghiệm về những cây thuốc dân gian vẫn được lưu truyền, gìn giữ. Các bài thuốc cổ truyền không chỉ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng trong thôn bản, mà hiện nay đã và đang được bà con khai thác, chế biến thành các sản phẩm đa dạng cũng ứng cho thị trường mang lại thu nhập, cải thiện đời sống.
Khám phá bảo tàng duy nhất về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định

Khám phá bảo tàng duy nhất về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định

Media - Lê Vũ – Trần Linh - 22:32, 24/09/2023
Vừa được chính thức đi vào hoạt động từ cuối tháng 8/2023, tuy nhiên, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định đã thành địa chỉ tham quan thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là các bạn trẻ trong thời gian gần đây. Cùng Báo Dân tộc và Phát triển khám phá bảo tàng duy nhất ở Việt Nam về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định.
Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Media - Ngọc Chí - 22:32, 24/09/2023
Với phương châm “ba bám, bốn cùng”, lực lượng Bội đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kon Tum đã và đang triển khai nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, từng bước giúp cho đồng bào DTTS ở khu vực biên giới vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống ấm no và hạnh phúc.
Ngày hội văn hóa, thể thao thanh niên Việt Nam - Lào tại Bình Định

Ngày hội văn hóa, thể thao thanh niên Việt Nam - Lào tại Bình Định

Tin tức - T.Nhân - 22:30, 24/09/2023
Ngày 24/9, tại huyện miền núi Vân Canh (Bình Định), Tỉnh đoàn Bình Định tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao thanh niên Việt Nam - Lào với sự tham gia hưởng ứng của hơn 250 đoàn viên, thanh niên, sinh viên Việt Nam và Lào.
Thanh Hóa: Ấm áp chương trình “Tết Trung thu - Tết của tình yêu thương”

Thanh Hóa: Ấm áp chương trình “Tết Trung thu - Tết của tình yêu thương”

Nhịp cầu nhân ái - Quỳnh Trâm - 22:30, 24/09/2023
Trung ương Hội Bảo trợ Người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam và Hội Bảo trợ Người khuyết tật, trẻ mồ côi và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với huyện miền núi Ngọc Lặc tổ chức Chương trình tặng quà “Tết Trung thu - Tết của tình yêu thương” dành cho học sinh khuyết tật, học sinh mồ côi, học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhân dịp Tết Trung thu và bước vào năm học mới.