Từ ngày 28 - 31/8, tại Tp. Tam Kỳ (Quảng Nam) diễn ra Festival Nghề truyền thống - Quảng Nam 2024 với nhiều hoạt động đặc sắc.
Xã hội -
Ngọc Thu -
14:50, 22/05/2024 Trong 2 ngày 21 - 22/5, tại làng Jun, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ (Gia Lai), Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San phối hợp với UBND huyện Đak Pơ, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Đak Pơ tổ chức Lớp Bồi dưỡng, tập huấn, truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho đồng bào Ba Na tại địa phương.
Trong khuôn khổ Hội chợ Công Thương khu vực Tây Nguyên - Kon Tum 2024 (diễn ra từ ngày 6/9 - 12/9/2024), Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đã tham gia 02 gian hàng trưng bày, quảng bá một số sản phẩm nghề truyền thống của 7 dân tộc thiểu số (DTTS) tại chỗ trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định số 1222/QĐ-UBND ngày 23/5/2024 công nhận 3 nghề truyền thống trên địa bàn huyện Bảo Yên năm 2024.
Đồng bào Rơ Măm là một trong 14 dân tộc rất ít người của cả nước, với 178 hộ, 536 nhân khẩu, sinh sống tại làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống của các DTTS tại chỗ trên địa bàn tỉnh Kon Tum”, tại làng Le nhiều ngành nghề truyền thống có nguy cơ mai một đang được đầu tư, hỗ trợ lưu giữ và phát triển, như đan lát nông cụ, vật dụng sinh hoạt, đặc biệt là nghề dệt vải thổ cẩm, tạc tượng…
Khơi dậy niềm đam mê, triển khai nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo; cùng với nguồn lực đầu tư hỗ trợ từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc.., là những yếu tố quan trọng để "đánh thức" tiềm năng, tạo điều kiện thúc đẩy các nghề, làng nghề truyền thống trong vùng đồng bào DTTDS phát triển
Bằng tình yêu với nghề truyền thống dân tộc, chị Tướng Thị Lý ở thôn Xuân Đức, xã Hùng Đức, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) vẫn đang ngày ngày cần mẫn dệt nên những sản phẩm thổ cẩm nhiều màu sắc, với mong muốn góp phần làm nên sức sống cho thổ cẩm truyền thống của dân tộc Dao trong đời sống hiện đại.
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.
Xã hội -
Trang Diệp -
17:23, 08/05/2024 Bắt nguồn từ ý tưởng lấy chất liệu nghề truyền thống để khởi nghiệp, gia đình chị Giàng Thị Mỷ và anh Bàn Tòn Khoa, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã xây dựng cửa hàng trang phục dân tộc Mông Giàng Mỷ tạo ra những sản phẩm là trang phục Mông với những thiết kế độc đáo được nhiều khách hàng ưa chuộng.
Với nhiều giải pháp , nhằm khơi dậy niềm đam mê, tự hào bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc đã và đang mang lại những chuyển biến tích cực trong tư tưởng, nhận thức của đồng bào trong việc bảo tồn, phát huy nghề truyền thống. Tuy nhiên, đứng trước những khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm truyền thống, các cấp chính quyền và người dân tại các buôn làng ở Tây Nguyên đang tiếp tục có nhiều cách làm sáng tạo, linh hoạt để giữ nghề.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ra Quyết định số 3177/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Chương trình Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các DTTS có nguy cơ mai một. Cụ thể là hoạt động khôi phục, bảo tồn văn hóa truyền thống tốt đẹp như: Làn điệu dân ca, dân vũ, nghệ thuật trình diễn dân gian, nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một, mất bản sắc của các dân tộc Tày, Thái, Dao, Mường, Phù Lá, Thổ và Ơ Đu tại các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ, Điện Biên và Nghệ An.
Hiện nay, bên cạnh nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, chế tác nhạc cụ, làm rượu cần… thì nghề đan lát, làm gốm của đồng bào Gia Rai, Ba Na trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang ngày càng thu hút sự quan tâm của du khách. Điểm nổi bật là, từ nguồn lực hỗ trợ và động viên khuyến khích của chính quyền địa phương, các nghệ nhân đã tìm cách đổi mới kỹ thuật, nâng cấp các sản phẩm truyền thống có tính ứng dụng và thẩm mỹ cao, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Trải qua lịch sử hàng trăm năm, các làng nghề không chỉ hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc mà còn chứa đựng những giá trị về cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc hay di tích lịch sử. Khai thác tiềm năng của làng nghề để phát triển du lịch đang được coi là một trong những hướng đi triển vọng vừa nâng cao thu nhập, vừa giúp lưu giữ nét đẹp của các làng nghề.
Tại Đắk Lắk, những năm qua, các đơn vị, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang triển khai nhiều chính sách, dự án hỗ trợ, đầu tư nhằm phát huy các giá trị văn hóa, tài nguyên bản địa gắn với phong trào khởi nghiệp của đồng bào các DTTS, trong đó có việc tổ chức các cuộc thi như: Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo, Khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh...Qua đó, nhiều nghề truyền thống đã hồi sinh và có cơ hội phát triển, đặc biệt tạo động lực cho các nghệ nhân giữ nghề và khơi dậy tình yêu và sự đam mê của các bạn trẻ đối với nghề truyền thống.
Từ trước tới nay, phụ nữ DTTS vẫn là nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội, họ bị mắc kẹt trong những rào cản, định kiến đã tồn tại qua nhiều thế hệ khiến cho nhận thức, năng lực tham gia các hoạt động xã hội của phụ nữ DTTS bị hạn chế, cơ hội việc làm cũng khó khăn hơn, công việc chủ yếu là lao động chân tay nặng nhọc, thu nhập thấp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhờ các chính sách, dự án và hiệu quả tuyên truyền vận động, phụ nữ người DTTS đã dần vươn lên khẳng định vai trò trong gia đình và xã hội.
Phóng sự -
Phạm Tiến -
17:32, 18/09/2023 Có dịp ghé thăm gia đình chị Hồ Thị Phay ở bản Ka Túp, xã Lao Bảo, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) - người đã có hơn 50 năm gắn bó với nghề dệt thổ cầm truyền thống vào một ngày mùa Thu, dù đã cuối giờ trưa nhưng trong căn nhà xây khang trang nằm sát dòng sông Sê Pôn, nơi phân định hai nước Việt-Lào vẫn vang lên tiếng kẽo kẹt của khung cửi dệt vải. Hơn 50 năm gắn bó với nghề cha ông để lại, chị Phay chứng kiến những thăng trầm của nghề theo thời gian, nhưng với chị chưa bao giờ từ bỏ đam mê, vậy là "yêu nghề, nghề không phụ...".
LTS: Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, nhiều sản phẩm từ nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, thay bằng những vật dụng được thiết kế sản xuất theo phương thức công nghệ. Điều đáng mừng là, những năm gần đây, trong các buôn làng vùng đồng bào DTTS và miền núi nói chung, ở Đắk Lắk nói riêng đang có nhiều nghệ nhân vẫn miệt mài gìn giữ, tìm kiếm cơ hội để vực dậy nghề truyền thống của cha ông.
Tỉnh An Giang có nhiều làng nghề truyền thống, trong đó có những làng nghề tồn tại và phát triển hàng trăm năm, sản phẩm của các làng nghề làm ra được đông đảo khách hàng gần xa ưa chuộng. Nhờ hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị… các cơ sở ngành nghề nông thôn, làng nghề và làng nghề truyền thống có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng chung của tỉnh.
Ngày 31/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND huyện Lắk tổ chức Bế giảng lớp truyền dạy và thực hành nghề làm gốm thủ công của người Mnông tại buôn Dơng Bắk, xã Yang Tao.
Sáng 29/9, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị vinh danh, khen thưởng các nghệ nhân, cá nhân, hộ gia đình, cơ sở nghề truyền thống có nhiều thành tích trong việc bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống năm 2023.