Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tin tức mới nhất về: nghề truyền thống

Mặn mà với nghề đan lát

Mặn mà với nghề đan lát

Nghề nghiệp - Việc làm - PV - 13:22, 18/09/2021
Mồ côi từ nhỏ, chính nghề đan lát là “phao cứu sinh” của già làng A Up, làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà (Kon Tum). Cũng bởi thế, dù nhịp sống thay đổi, không mấy ai mặn mà với cây tre, sợi lạt, già A Up vẫn một mực giữ nghề.
Amí Minh- Người hết lòng vì thổ cẩm

Amí Minh- Người hết lòng vì thổ cẩm

Nghề nghiệp - Việc làm - Xuân Hòa - 17:18, 17/08/2021
Tỉnh Đắk Lắk hiện có hơn 10 hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác dệt thổ cẩm truyền thống do phụ nữ dân tộc thiểu số làm chủ. Đó là kết quả của thời gian dài học nghề, truyền dạy nghề truyền thống, nhất là nghề dệt may thổ cẩm.
“Giữ lửa” nghề truyền thống trong thời dịch

“Giữ lửa” nghề truyền thống trong thời dịch

Nghề nghiệp - Việc làm - PV - 11:48, 17/08/2021
Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống đại dịch Covid-19, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tranh thủ vừa sản xuất nông nghiệp, vừa đan lát và dệt thổ cẩm tại nhà. Không chỉ tạo niềm vui trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội, đồng bào Mạ, Xtiêng còn “giữ lửa” nghề truyền thống và gìn giữ nhiều sản phẩm mang giá trị văn hóa, lịch sử của cộng đồng.
Khó khăn trong bảo tồn nghề truyền thống ở Đắk Lắk

Khó khăn trong bảo tồn nghề truyền thống ở Đắk Lắk

Nghề nghiệp - Việc làm - Lê Hường - 10:13, 08/08/2021
Dệt thổ cẩm và đan gùi là hai nghề thủ công truyền thống gắn bó với đời sống đồng bào dân tộc Ê Đê ở Đắk Lắk từ bao đời nay. Tuy nhiên, sản phẩm thủ công truyền thống làm ra khó tiêu thụ, giới trẻ không mặn mà giữ nghề nên việc truyền dạy cũng như bảo tồn gặp nhiều khó khăn.
Người duy nhất giữ bí quyết chế biến rượu cần của người Cơ Tu

Người duy nhất giữ bí quyết chế biến rượu cần của người Cơ Tu

Ẩm thực - Ngọc Anh - 17:16, 18/05/2021
Mặc dù tuổi đã ngoài 60, ông Lê Văn Nghĩa (trú tại thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) vẫn cần mẫn ngày đêm gắn bó với công việc nấu rượu cần truyền thống của người Cơ Tu.
Nguy cơ mai một nghề vẽ tranh thờ của người Dao

Nguy cơ mai một nghề vẽ tranh thờ của người Dao

Nghề nghiệp - Việc làm - Văn Tiệp - 15:53, 13/05/2021
Trong mỗi gia đình người Dao tại Cao Bằng thường có một bộ tranh thờ riêng được vẽ thủ công trên giấy dó hay giấy bản rất cầu kì và đặc sắc. Người thợ vẽ cũng phải là một bậc thầy am hiểu về văn hóa truyền thống và phải có năng khiếu nghệ thuật, vì vậy hiện nay có rất ít người theo đuổi nghề này. Nghề vẽ tranh thờ theo đó cũng đứng trước nguy cơ bị mai một.
Nghề truyền thống của đồng bào DTTS: Hoạt động đào tạo chưa được chú trọng

Nghề truyền thống của đồng bào DTTS: Hoạt động đào tạo chưa được chú trọng

Chính sách Dân tộc - Hồng Minh - 09:35, 19/04/2021
Đào tạo nghề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với lực lượng lao động. Đào tạo nghề sẽ tăng cơ hội việc làm, ổn định sinh kế để xóa đói, giảm nghèo. Trong đó, đào tạo nghề truyền thống đang được xem là bài toán tạo sinh kế bền vững, ổn định. Tuy nhiên, hiện nay, loại hình đào tạo nghề truyền thống, nhất là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi chưa thực sự được quan tâm, đầu tư...
Nghề làm giấy bản trên quê hương Kim Đồng

Nghề làm giấy bản trên quê hương Kim Đồng

Nghề nghiệp - Việc làm - Văn Tiệp - 10:45, 23/03/2021
Giấy bản là một loại giấy được làm thủ công từ các nguyên liệu tự nhiên sẵn có tại địa phương. Hiện nay, nghề làm giấy bản vẫn được lưu truyền ở tỉnh Cao Bằng, trong đó có thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng- quê hương của người Anh hùng nhỏ tuổi Kim Đồng.
Nghề làm ngói âm dương ở Lũng Rì

Nghề làm ngói âm dương ở Lũng Rì

Nghề nghiệp - Việc làm - Văn Tiệp - 18:28, 16/03/2021
Từ xa xưa, tại Cao Bằng người Nùng ở xã Tự Do, huyện Quảng Hòa rất giỏi nghề làm ngói âm dương (ngói máng). Chất lượng ngói tốt, bền, dùng lập mái nhà tạo sự thoáng mát, thẩm mĩ cho ngôi nhà. Trải qua những thăng trầm của thời gian, hiện chỉ còn vài hộ gia đình ở Lũng Rì còn giữ nghề làm ngói máng.
Làng giấy dó vào mùa

Làng giấy dó vào mùa

Nghề nghiệp - Việc làm - Vân Khánh - 16:01, 22/01/2021
Hai tay nắm chắc hai sợi dây thừng cột vào nóc nhà để làm điểm tựa, anh Dương Tiến Son ở thôn Thanh Sơn, thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang dùng đôi chân chai lì, ra sức nhồi đống tre non thành bột để làm giấy dó. Mặc dù chỉ là nghề phụ, nhưng công việc này đang đem lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/vụ cho người dân vùng cao, nhất là thời điểm Tết nguyên đán đang cận kề.
Đầu ra cho các sản phẩm nghề truyền thống

Đầu ra cho các sản phẩm nghề truyền thống

Nghề nghiệp - Việc làm - Đào Thọ - 10:23, 01/12/2020
Kỳ Sơn là địa bàn biên giới còn nhiều khó khăn của tỉnh Nghệ An với nhiều dân tộc khác nhau như Thái, Mông, Khơ mú. Mỗi dân tộc đều có nghề truyền thống riêng và được giữ gìn cho đến ngày nay. Tuy nhiên, để những nghề truyền thống ấy là thế mạnh của huyện nhà thì còn rất nhiều khó khăn.
Gùi - nét văn hóa đặc sắc của đồng bào ở Tây Nguyên

Gùi - nét văn hóa đặc sắc của đồng bào ở Tây Nguyên

Sắc màu 54 - Thùy Dung - 11:23, 09/10/2020
Từ xa xưa, đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên đã gắn bó với chiếc gùi. Gùi gắn liền với đời sống sinh hoạt, lao động của đồng bào nơi đây, tạo thành nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Tây Nguyên và được duy trì bền bỉ cho đến nay.
Làng Breng, xã Ia Pết, huyện Đăk Đoa (Gia Lai): Gìn giữ nghề làm cối gỗ truyền thống

Làng Breng, xã Ia Pết, huyện Đăk Đoa (Gia Lai): Gìn giữ nghề làm cối gỗ truyền thống

Nghề nghiệp - Việc làm - Thùy Dung - 09:51, 20/07/2020
Nhiều năm qua, thanh niên DTTS ở làng Breng, xã Ia Pết, huyện Đăk Đoa (Gia Lai) vẫn miệt mài giữ gìn nghề làm cối gỗ truyền thống. Điều này không chỉ giúp họ tăng thêm thu nhập, mà còn góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, nét văn hóa độc đáo của đồng bào Tây Nguyên.
Đa dạng các nghề truyền thống ở Mù Cang Chải

Đa dạng các nghề truyền thống ở Mù Cang Chải

Nghề nghiệp - Việc làm - Hoài Dương - 09:56, 14/07/2020
Từ năm 2019 đến nay, nhiều nghề của đồng bào Mông huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã được công nhận là nghề truyền thống. Việc được công nhận các nghề truyền thống là cơ sở để các cấp chính quyền, đồng bào Mông phát triển được giá trị bản sắc văn hóa, đồng thời tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững cho người dân.
Người “giữ lửa” nghề truyền thống

Người “giữ lửa” nghề truyền thống

Nghề nghiệp - Việc làm - Long Vũ - 10:57, 24/12/2019
“Nghề truyền thống thì nhất định phải giữ và truyền dạy cho lớp trẻ trong làng, để sau này, dân tộc mình không mất đi bản sắc”. Đó là tâm sự của Nghệ nhân ưu tú Trạc Thị Ngọn, người Cao Lan (thuộc dân tộc Sán Chay), thôn Khe Nghè, xã Lục Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang) - người hằng ngày vẫn thêu, dệt thổ cẩm và truyền dạy cho lớp trẻ biết nghề truyền thống của tổ tiên mình.
Văn Quan (Lạng Sơn): Giúp người dân yên tâm với nghề truyền thống

Văn Quan (Lạng Sơn): Giúp người dân yên tâm với nghề truyền thống

Xã hội - Hiền Hồng - 10:48, 14/10/2019
Hỗ trợ nông dân áp dụng khoa học - kỹ thuật; lập hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể, hỗ trợ xây dựng nhãn mác, logo sản phẩm… đó là cách làm của huyện Văn Quan (Lạng Sơn) trong chiến lược nâng cao giá trị sản phẩm “Cao khô Chợ Bãi”, giúp người dân yên tâm sản xuất nghề thủ công truyền thống.
Người Ê-đê ở Khánh Hòa: Nguy cơ mai một nghề truyền thống

Người Ê-đê ở Khánh Hòa: Nguy cơ mai một nghề truyền thống

Xã hội - THÀNH NHÂN - 10:45, 07/10/2019
Xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) có đông đồng bào dân tộc Ê-đê sinh sống. Hơn 10 năm trước, gần một nửa số hộ người Ê-đê sinh sống bằng nghề dệt thổ cẩm truyền thống và đan gùi. Tuy nhiên, hiện nay, nghề này dần mai một.
Chiếu Nghĩa Hòa một thời để nhớ

Chiếu Nghĩa Hòa một thời để nhớ

Kinh tế - PV - 16:21, 17/07/2018
Xưa kia, hai bên triền sông Vực Hồng, thuộc xã Nghĩa Hòa, tỉnh Quảng Ngãi là “thủ phủ” của cây lác, cói. Những năm thịnh vượng, cả xã có hơn 200 khung dệt, 2/3 số hộ dân làm nghề dệt chiếu. Tuy nhiên, do đầu ra không ổn định, số hộ làm nghề cứ thế ít dần. May mắn là vẫn còn một số ít người tâm huyết muốn giữ lại nghề truyền thống của cha ông đã “cứu” làng nghề khỏi nguy cơ bị mai một.
Trăn trở thổ cẩm Chăm

Trăn trở thổ cẩm Chăm

Dòng ký sự - PV - 08:52, 25/01/2018
Mỹ Nghiệp là làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống nổi tiếng của người Chăm ở huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Nét độc đáo của làng nghề cổ này chính là việc người dân dệt thổ cẩm theo phương pháp hoàn toàn thủ công, lưu giữ dấu ấn văn hóa Chăm còn mãi với thời gian.